Giáo án Mĩ thuật khối 9 kì 1

 TIẾT 10: VẼ TRANH

 Đề tài Lễ hội

 (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

- HS hiểu ý nghĩa và nội dung một số lễ hội ở nước ta. Kể được tên một số lễ hội và nắm được cách vẽ tranh về đề tài lễ hội.

- HS vẽ được tranh về đề tài lễ hội.

- HS tự hào về truyền thống của dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước.

* Năng lực cần đạt: Tư duy, thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật.

II. Chuẩn bị

1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về một số lễ hội.

 - Hình minh hoạ các bước vẽ.

 - Bài vẽ của HS năm trước về đề tài lễ hội.

2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.

 - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.

 

doc42 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 9 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần 7 : Tiết 7- bài 7 : thường thức mĩ thuật
Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
I- Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: HS nắm được kiến thức cơ bản về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
2.Kỹ năng: HS nhận thức được cái đẹp thông qua các tác phẩm chậm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
3.Thái độ: HS biết chân trọng và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá của quê hương đất nước. 
* Kiến thức trọng tâm: Phần I, II.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
 - Sưu tầm ảnh chụp về đình làng.
- Sưu tầm các bức ảnh chụp về chạm khắc đình làng.
2-Học sinh: 
- SGK, sưu tầm các bài viết liên quan đến bài học.
3-Gợi ý ứng dụng CNTT: không
III.Tổ chức các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: 2’
- GV kiểm tra bài vẽ của HS
*GV gtb: 1’
3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khái quát về đình làng Việt Nam:
PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích.
- GV treo ảnh ngôi đình 
? Đây là h/ả gì ?
Người ta dùng hình ảnh gì để nói lên cái tinh xảo của trang trí, của kiến trúc?
( Nghệ thuật chạm khắc)
? Vậy đình làng là gì ? Em hãy nêu vài nét về đặc điểm khái quát Đình làng?
? hãy kể tên đia điểm của những ngôI đình làng mà em biết?
HĐ2 Vài nét về chạm khắc gỗ đình làng:
PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, chia nhóm.
KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích, tìm hiểu, thảo luận nhóm.
GV phát phiếu câu hỏi thảo luận
? ND trạm khắc gỗ Đình làng là gì ? hãy kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu?
? Em hãy nêu nghệ thuật trạm khắc gỗ đình làng?
? So sánh sự khác nhau giưa đình làng và cung đình?
HS thảo luận 5 phút: đại diện nhóm lên trả lời.
GV chốt: 
- GV giới thiệu và cho học sinh xem ảnh minh hoạ trong SGK về nghệ thuật chạm khắc gỗ Đình làng. HS kể tên các tác phẩm tiêu biểu?
? ở địa phương em có những đình làng nào?
(Đền hả, Khánh Vân, Am vãi.
HĐ3: Tìm hiểu khái quát một vài đặc điểm của tram khắc gỗ đình làng?
PP: vấn đáp, gợi mở.
KN: cảm nhận, tư duy, phân tích.
? Chạm khắc gỗ đình làng có những đặc điểm cơ bản nào?
Vài nét khái quát. 10’
-Đình làng là nơi thờ cúng thành Hoàng của địa phương, là ngôi nhà chung, nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã, tổ chức lễ hội.. Kiến trúc đình làng mộc mạc. Đình làng là niềm tự hào của nhân dân.
 Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. 12’
-ND: Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân.
- Các bức chạm khắc : người đánh đàn, tắm ở đầm sen, đấu vật, đốn củi, đánh cờ.
- Cách thể hiện: khoẻ khoắn mộc mạc, phóng khoáng, ý nhị..- là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc trong kho tàng nghệ thuật cổ dân gian Việt Nam
Chạm khắc Đình làng là chạm khắc dân gian, do nhân dân ta sáng tạo lên cho chính họ vì thế đối lập với chạm khắc cung đình : chính thống với những quy tắc nghiêm ngặt mang tính tương trưng và được thể hiện trau chuốt phụcvụ tầng lớp quan lại pk..
Một vài đặc điểm của khắc gỗ Đình làng. 8’
Phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân.
Nghệ thuật: mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của người sáng tạo.
4.Củng cố .5’
- GV hd học sinh tìm hiểu về đình làng ở đia phương và viết những nhận xét ngắn gọn về đình làng đó.
 5. Hướng dẫn VN: 6’
-BTVN: Sưu tầm các tác phẩm chạm khắc dân gian về đình làng.
 - Chuẩn bị bài sau: xem trước bài 8 vẽ trang trí: Tập phóng tranh ảnh (tiết 1)
- Kiến thức cần nắm: Phần I, II.
- Nhận xét tiết học:
Lớp
Nhận xét
9a
9b
9c
9d
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Tuần 8 	Tiết 8- Bài 8 : Vẽ trang trí
Tập phóng tranh, ảnh (Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: HS hiểu được tác dụng của việc phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kỹ năng: Nắm được các bước phóng tranh, ảnh đơn giản.
3. Thái độ: HS có thói quen kiên chì quan sát và làm việc kiên trì chính xác.
* Kiến thức trọng tâm: Phần II.
II Chuẩn bị
1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh, ảnh mẫu đơn giản.
 - Một số tranh mẫu đã phóng.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ và một số bài vẽ của HS năm 
 trước.
2- Học sinh: - Chuẩn bị ảnh mẫu, giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Không.
III .Tổ chức các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức. 1’
Kiểm tra bài cũ ( không)
ĐVĐ: Giáo viên giới thiệu bài.1’
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ1 : Quan sát- nhận xét:5’
PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích.
- Phóng tranh nhằm mục đích gì?
- GV: Phục vụ cho học tập, sinh hoạt: 
+ Phóng tranh ảnh, bản đồ phục vụ cho các môn học.
+ Phóng tranh, ảnh để làm báo tường.
+ Phóng tranh, ảnh để trang trí góc học tập.
- Giới thiệu một số tranh đã phóng.
- Cho HS nhận xét tranh.
- GV nhận xét- bổ sung.
 HĐ2 : Cách phóng tranh:6’
PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, 
KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích, vận dụng thực tế.
- GV đưa tranh và giới thiệu các bước của hai cách phóng tranh: Phóng tranh theo cách kẻ ô vuông và kẻ đường chéo.
- GV chọn một tranh đơn giản kẻ ô (hướng dẫn HS) qua hình minh hoạ trên bảng.
- Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.
HĐ3 Thực hành:25’
PP: vấn đáp, gợi mở.
KN: cảm nhận, tư duy, phân tích, vận dụng thực hành.
-GV hướng dẫn HS tập phong tranh, ảnh theo 1 trong 2 cách.
-Hướng dẫn HS chọn tranh, ảnh đơn giản trong SGK, hình chuẩn bị để kẻ ô phóng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:4’
-GV trưng bày bài vẽ hoàn thành của HS, gợi ý HS nhận xét về cách chọn tranh, ảnh để phóng, cách phóng, cách kẻ ô, hình phóngHS tự nhận ra cái sai của bản thân.
I.Quan sát- nhận xét
II.Cách phóng tranh, ảnh
1.Cách1: Kẻ ô vuông
- Chọn tranh, ảnh: kẻ ô theo chiều dọc ngang.
- Phóng to ô vuông (5-6 lần)
- Dựa vào ô vuông ở tranh và ô vuông phóng to để vẽ, phóng to hình bằng cách:
+ Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông.
+ kẻ hình cho giống với mẫu.
2.Cách 2: Kẻ ô theo đường chéo
- Đặt hình phóng lên giấy kẻ góc vuông bằng cách: kéo dài cạnh OA, OB kéo dài đường chéo OD.
- Từ 1 điểm bất kỳ trên OD kẻ các đường vuông góc với OA, OB- được hình đồng dạng với hình phóng to.
- Lâý tranh mẫu kẻ đường chéo, đường trục như mẫu
- Nhìn mẫu, dựa vào các đường phác hình theo tranh, ảnh mẫu.
III.Thực hành
-BT: Phóng tranh, ảnh theo ý thích.
4.Củng cố:2’
-B- GV nhận xét bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở học sinh, chốt lại nội dung kiến thức toàn bài.
5.Hướng dẫn:2’
- BTVN: Tự chọn tranh, ảnh theo ý thích và tập phóng.
- CBBS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho tiêt phóng tranh ảnh tiết sau.
- Kiến thức cần nắm: Phần II.
- Nhận xét tiết học:
Lớp
Nhận xét
9a
9b
9c
9d
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Tuần 9 : TIếT 9 - bài 9 : Vẽ trang trí
Tập phóng tranh ảnh (Tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: HS hiểu được tác dụng của việc phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2.Kỹ năng: Nắm được các bước phóng tranh, ảnh đơn giản.
3.Thái độ: HS có thói quen kiên chì quan sát và làm việc kiên trì chính xác.
* Kiến thức trọng tâm: Phần II.
II Chuẩn bị
1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh, ảnh mẫu đơn giản.
 - Một số tranh mẫu đã phóng.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ và một số bài vẽ của HS năm 
 trước.
2- Học sinh: - Chuẩn bị ảnh mẫu, giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3- Gợi ý ứng dụng CNTT: không
III .Tổ chức các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức. 1’
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày cách phóng tranh, ảnh?
- ĐVĐ: Giáo viên giới thiệu bài.
3.Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát - nhận xét:
PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích
GV cho học sinh xem 1số bài về phóng tranh ảnh.
GV nêu tác dụng của việc phóng tranh ảnh phục vụ cho học tập, sinh hoạt.
Phóng tranh ảnh phục vụ cho các môn học.
Phóng tranh ảnh để làm báo tường.
Phóng tranh ảnh phục vụ cho lễ hội
Phóng tranh ảnh để trang trí góc học tập.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh ảnh. 5’
- PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
- KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích
- GV yêu cầu HS trình bày lại các cách phóng tranh ảnh.
- Chú ý:+ kẻ ô bằng bút chì, không kẻ bằng bút bi hoặc bút mực.
+ Ước lượng độ lớn của hình định phóng và dư kiến bố cục định phóng
HĐ3: HS làm bài. 22’
- Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ phóng tranh ảnh theo 1 trong 2 cách.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.5’
- Trưng bày một số bài vẽ hoàn thành của học sinh, hướng dẫn học sinh nhận xét tìm ra bài đẹp, chính xác theo yêu cầu của bài học.
- GVnhận xét, đánh giá bài theo năng lực và theo sự tiến bộ thông qua qua trình học tập của học sinh.
Quan sát- nhận xét:
Cách phóng tranh ảnh.
- Cách 1: Kẻ ô vuông.
- Cách 2: Kẻ ô đường chéo. 
III.Thực hành
Bài tập: Hoàn thành tiếp bài phóng tranh ảnh giờ trước
IV.Nhận xét, đánh giá kết quả học tập
4.Củng cố .3’
- Gv nhận xét nhắc lại ND chính của bài học. Bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở HS
5.Hướng dẫn:(1’)
- BTVN: Tự chọn và phóng một tranh ảnh theo ý thích.
- CBBS: Xem trước bài vẽ tranh đề tài . Sưu tầm các lễ hội mà em biêt. Tiêt sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Kiến thức cần nắm: Phần II
- Nhận xét tiết học:
Lớp
Nhận xét
9a
9b
9c
9d
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
	 Tiết 10: Vẽ tranh 
 Đề tài Lễ hội
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
- HS hiểu ý nghĩa và nội dung một số lễ hội ở nước ta. Kể được tên một số lễ hội và nắm được cách vẽ tranh về đề tài lễ hội.
- HS vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
- HS tự hào về truyền thống của dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước.
* Năng lực cần đạt: Tư duy, thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật.
II. Chuẩn bị
1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về một số lễ hội.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ.
 - Bài vẽ của HS năm trước về đề tài lễ hội.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.
 - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3. ứng dụng CNTT: Không.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức,1’
Kiểm tra. 2’
Trình bày các bước vẽ tranh đề tài.
*GV gtb:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
HĐ 1.Hướng dẫn HS tìm chon nội dung đề tài.6’
- Cho HS kể tên một số lễ hội của nước ta.
- Quê em có những lễ hội gì?
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về các lễ hội.
- Lễ hội có những hoạt động gì?
- Em thích hoạt động nào nhất trong lễ hội?
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội.
- Không khí lễ hội diễn ra ntn?
- Em có nhận xét gì về mầu của lễ hội các bức tranh này? 
GV: 
- Mỗi vùng miên có một lễ hội khác nhau; VD : Lễ hội đầu xuân, Lễ hội rước thành Hoàng làng, lễ hội cầu mưatuỳ theo hiểu biết sở thích cảm hứng lựa chon lễ hội mình yêu thích.
HĐ2 Cách vẽ: 5’
- Gọi HS trình bày các bước vẽ tranh đề tài.
- Đưa hình minh hoạ và hướng dẫn các bước vẽ.
- Giới thiệu một số bài tham khảo của HS năm trước.
- GV nhận xét, bổ sung và định hướng cách vẽ cho HS.
 HĐ3 Thực hành: 20’
- GV gợi ý HS tìm chọn lễ hội mình yêu thích.
- GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: 5’
- GV trưng bày bài vẽ hoàn thành của HS hướng dẫn HS nhận xét bài của mình và của bạn về: nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Tìm ra bài đẹp mình thích.
HĐ 5: GV nhận xét(3’)
- GV nhận xét bài thông qua sự tiến bộ và năng lực của từng học sinh.
I. Tìm chon nội dung đề tài.
- Hội chọi trâu( Hải Phòng).
- Hội Đền Hùng (Phú Thọ).
- Hội chùa hương Hà Tây
- Hội Suối Mỡ, hội đình làng.
II.Cách vẽ.
+B1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
+B2: Xác định mảng chính, mảng phụ.
+B3: Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
+B4:Sửa hình và vẽ mầu.
III.Thực hành.
Bài tập: Chọn một lễ hội mình yêu thích.
IV. Nhận xét đánh giá.
Năng lực quan sát tư duy.
-Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực thực hành sáng tạo.
-Năng lực đánh giá.
Năng lực cảm thụ mỹ thuật.
4.Củng cố:(2’)
- GV cho HS nhắc lại nội dung cần vẽ, các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài.
- GV nhận xét bổ sung những kiến thức thiếu hụt ở HS.
5.Hướng dẫn(1’)
- BTVN: Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội, khác với nội dung trình bày ở lớp.
- CBBS: Kiểm tra 1 tiết: vẽ tranh đề tài lễ hội.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
 TIếT 11: vẽ tranh 
Đề tài Lễ hội (T2)
 (kiểm tra 1 tiết)
I.Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số Lễ hội ở nước ta
- HS biết cách vẽ tranh đề tài Lễ hội
- HS thêm yêu quê hương và tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.Nội dung kiểm tra:
1.Đề bài: Bằng kiến thức đã học, em hãy vẽ một bức tranh đề tài Lễ hội (thể hiện trên khổ giấy A4, chất liệu màu tuỳ chọn).
2. Đánh giá xếp loại.
+ Đáp án: HS có thể thể hiện và lựa chọn đề tài lễ hội ở các nội dung khác nhau, vùng miền khác nhau. VD: lễ hội đầu xuân, lễ hội rước thành hoành làng, lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưatuỳ theo hiểu biết, cảm hứng và sở thích, HS tự chọn một lễ hội nào đó để vẽ.
*Yêu cầu.
- Bố cục: chặt chẽ, sắp xếp hình mảng hợp lý.
- Hình ảnh: Bài vẽ có nội dung, hình ảnh tiêu biểu rõ ràng, có hình ảnh chính phụ.
- Màu sắc thể hiện được lễ hội sống động. Bài vẽ có sự sáng tạo độc đáo.
- Đường nét: rõ ràng
+ Xếp loại: Đạt (Đ); Chưa đạt ( CĐ).
3. Kết quả:
- Số HS chưa kiểm tra: em
- Tổng số bài kiểm tra:..;Trong đó:
9A
9B
9C
9D
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
4.Nhận xét, rút kinh nghiệm:
- Giờ kiểm tra:
- Gv nhận xét giờ làm bài của học sinh.
- Bài làm của học sinh: 
+ Ưu điểm:
+ Tồn tại: .
+ Bài làm có tính sáng tạo độc đáo: 
+ Lỗi phổ biến: ...
+ Những học sinh có bài làm xuất sắc:.
..
 5.Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Xem trước bài 12: Trang trí hội trường.
- Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Tiết 12: Vẽ trang trí
Trang trí hội trường
I- Mục tiêu bài dạy
- HS hiểu được sơ lược kiến thức về trang trí hội trường. Nắm được các 
bước vẽ trang trí hội trường .
- Tự vẽ được bài trang trí hội trường theo ý thích.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí và thấy được sự cần thiết của việc trang trí hội trường.
* Năng lực cần đạt: Tư duy, thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Chuẩn bị tranh, ảnh về các kiểu hội trường.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ .
 - Bài vẽ trang trí hội trường của HS lớp trước.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về trang trí hội trường.
 - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3. ứng dụng CNTT: Không.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức:1’
2.Kiểm tra : Không
* GV gtb:1’
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
 HĐ1 Quan sát- nhận xét:6’
- Trong năm có những ngày lễ lớn nào?
- Những ngày lễ đó thường được tổ chức ở đâu?
- GV cho HS xem hình ảnh về trang trí hội trường .
- Các nhóm thảo luận- tìm hiểu về hội trường.
- Hội trường là gì?
- Trường ta có hội trường không?
- Hội trường có ở những đâu nữa?
- Hội trường được trang trí như thế nào?
- Trang trí hội trường gồm những gì?
- Hình ảnh nào chiếm diện tích lớn nhất trong trang trí hội trường?
- Em hãy kể lại cách trang trí ở một hội trường mà em được biết.
* KL: Trang trí hội trường là rất cần thiết, nó làm cho không khí của buổi lể trở lên trang trọng hơn, ý nghĩa hơn.
 HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ: 6’
-Gọi HS nêu các bước vẽ.
- Đưa ra hình minh hoạ và hướng dẫn HS các bước vẽ.
- Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.
- GV nhận xét, định hướng cách vẽ cho HS.
 HĐ3: Thực hành:26’
- GV quan sát, động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ4: Đánh giá kết quả :5’
-Gọi HS nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS.
Hoạt động 5: GV nhận xét. 2’
Giáo viên đánh giá nhận xét chung
I.Quan sát, nhận xét:
- Là nơi diễn ra các hoạt động lễ, hội, họp hay kỉ niệm...
- Có 
- Nhà văn hoá, hội trường uỷ ban...
- Phông, cờ, hoa, Khẩu hiệu, cây cảnh, bục, bàn ghế...
II. Cách trang trí hội trường
B1.Tìm tiêu đề(ngắn gọn, đúng nội dung)
B2.Tìm các hình ảnh cần cho nội dung: chữ, cờ, ảnh, bàn, bục, chậu hoa...
B3.Phác thảo mảng các hình ảnh
B4. Tìm hình cụ thể các chi tiết trang trí
B5. Chỉnh sửa hình và vẽ màu.
III.Thực hành
BT: Trang trí hội trường- nội dung tự chọn.
- HS trình bày bài vẽ.
- HS nhận xét, XL bài
Năng lực quan sát tư duy.
-Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực thực hành sáng tạo.
-Năng lực đánh giá.
-Năng lực cảm thụ mỹ thuật.
4.Củng cố:1’
- GV cho HS nhắc lại cách trang trí.
- GV bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở HS.
5. Hướng dẫn:1’
- BTVN: Hoàn thành tiếp bài.
- CBBS: Xem trước bài 13- Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở VN.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Tiết13 : Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
I- Mục tiêu bài dạy:
- HS nắm được sơ lược kiến thức mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
- Thấy được sự đa dạng và phong phú của nền nhệ thuật dân tộc Việt Nam.
- HS biết trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản NT dân tộc.
* Năng lực cần đạt: Tư duy, thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật.
II- Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: - Sưu tầm một số hình ảnh về mẫu thêu, thổ cẩm của các dân tộc ít người Việt Nam.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về các dân tộc ít người Việt Nam.
3. ứng dụng CNTT: Không.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:1’
2.Kiểm tra bài cũ: 2
- Trình bày các bước trang trí hội trường?
* GV gtb bằn một số câu hỏi qua kiến thức HS đã học về lịch sử, địa lý.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
HĐ1 Vài nét về các dân tộc ít người ở Việt Nam: 7’
- Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
- Kể tên một vài dân tộc ít người mà em biết.
- Giới thiệu bản đồ đất nước, chia từng vùng và gọi HS kể tên các dân tộc ở từng vùng trên bản đồ.
- Giới thiệu hình ảnh một số dân tộc ít người Việt Nam. 
- Đây là dân tộc gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Lịch sử đã cho thấy mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước như thế nào?
- Em có cảm nhận gì về văn hoá đất nước ta?
- GV : Ngoài những đặc điểm chung về sự phát triển KT, XH và VH, mỗi cộng đồng trên đất nước VN lại có nhứng nét đặc sắc riêng tạo lên một bức tranh nhiều màu sắc, phong phú về hình thức và sinh động về nội dung của nền VH dân tộc VN.
 HĐ2 Một số đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người Việt Nam: 20
Gv chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ phát phiếu câu hỏi. 
*Nhóm 1 : Tìm hiểu tranh thờ và thổ cẩm.
Tranh thờ là laọi tranh ntn?
ND Thể hiện vấn đề gi?
Thổ cẩm là gì?
HS nhận xét – giáo viên bổ sung.
*Nhóm 2: Tìm hiểu nhà Rông, tượng gỗ.
Nhà rông là nhà như thế nào?
HS quan sát H/A SGK.
Nhà Rông được làm bằng chất liệu gì? 
Em biết gì về tượng nhà mồ?
HS khác nhận xét – GV bổ sung KL.
*Nhóm 3: tìm hiểu tháp, điêu khắc chăm. 
- Em hiểu gì về tháp Chăm?
- Điêu khắc Chăm được thể hiện như thế nào?
- HS trình bày – GV bổ sung.
HĐ3: Đánh giá kết quả :5’
-Gọi HS nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS.
Hoạt động 4: GV nhận xét. 2’
Giáo viên đánh giá nhận xét chung
I.Vài nét khái quát.
- Có 54 dân tộc.
- Dao, Sán Dìu, Mông, Thái, Tày, Nùng...
-HS kể tên các dân tộc theo vùng. 
- Các dân tộc ít người VN luôn kề vai sát cánh bên nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Văn hoá VN là nền văn hoá đa dân tộc, đa mầu sắc và giàu tính nhân văn.
II. Một số loại hình và đặc điểm của mĩ thuật dân tộc ít người ở VN.
1. Tranh thờ và thổ cẩm
a. Tranh thờ
- Phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồng bào dân tộc nhằm hướng thiện, răn đe cái ác, cầu may, phúc lành.
b. Thổ cẩm
- Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc, được thể hiện bằng bàn tay khéo léo tinh xảo của người phụ nữ dân tộc- cách tạo hình mang tính nghệ thuật...
2. Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên.
- Nhà Rông là ngôi nhà chung của buôn làng, có vị trí tương tự như đình làng của người kinh miền xuôi.
 Được làm bằng gỗ, mái lợp cỏ tranh.
-Tượng gỗ- tượng nhà mồ Tây Nguyên như một bản hợp ca về cuộc sống của con người và thiên nhiên, vừa hoang sơ vừa hiện đại,ngôn ngữ tạo hình, tạo khối, giàu tính tượng trưng khái quá.
3. Tháp và điêu khắc Chăm( Chàm).
a. Tháp Chăm.
là công trình kiến trúc độc đáo.
b. Điêu khắc Chăm ( Tượng phù điêu trang trí..) nghệ thuật tạc tượng giàu chất nghệ thuật.
Năng lực quan sát tư duy.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Mi_Thuat_9_20150726_083618.doc
Giáo án liên quan