Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 7: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam

- Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, bàn bạc và giải quyết việc làng, và tổ chức lễ hội hằng năm.

- Đặc điểm : Mộc mạc, uyển chuyển và duyên dáng. Hình dáng : To cao , chắc khoẻ, có thể xây dựng 2 tầng, tầng hai nhìn xuống được sân khấu( nơi sinh hoạt và công diễn văn hoá văn nghệ )

-Làng Đình Bảng ( B Ninh), Thổ Hà ( B. Giang), Tây Đằng, Chu Quyến ( Hà Tây)

đó là những ngôi đình tiêu biểu cho đình làng Việt nam.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 7: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2014
Ngày dạy: 2/10/2014 
Tiết 7: Thường thức mĩ thuật
Chạm khắc gỗ đình làng Việt nam
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng việt nam
2. Kỹ năng : Biết cách trình bày được những nét khái quát về chạm khắc của mỗi vùng miền 
3. Thái độ: Yêu quý và trân trọng NT chạm khắc của cha ông 
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm 
C.Chuẩn bị:
1.GV:- Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học Việt Nam
 - đồ dùng giấy rôki, tranh ảnh máy hắt, bút nét to 
 -Bài sưu tầm của Hoạ sĩ, các hình ảnh về chạm khắc gỗ đình làng.
2. HS :- Sưu tầm tranh ảnh về điêu khắc chạm khắc gỗ đình làng 
 - Giấy, chì, màu, tẩy 
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số 
II.Kiểm tra bài cũ : Thu và nhận xét bài "vẽ tranh phong cảnh quê hương "
III.Bài mới :
1.Đặt vấn đề : Nghệ thuật dân tộc Việt nam mang đậm nét dân gian và phong cách truyền thống, gắn liền với lịch sử lâu đời và nổi bật những nét cổ kính của những mái đình, cây đa long trọng, trang nghiêm, đó là nghệ thuật chạm khắc gỗ. 
2. Triển khai bài 
Hoạt động 1 :Vài nét khái quát 
? Đình làng ở đâu? Đình làng có vai trò gì ? Nêu đặc điểm của đình làng ? 
? Kể tên những ngôi đình tiêu biểu của đất nước và của địa phương mà em biết ?
- Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, bàn bạc và giải quyết việc làng, và tổ chức lễ hội hằng năm.
- Đặc điểm : Mộc mạc, uyển chuyển và duyên dáng. Hình dáng : To cao , chắc khoẻ, có thể xây dựng 2 tầng, tầng hai nhìn xuống được sân khấu( nơi sinh hoạt và công diễn văn hoá văn nghệ )
-Làng Đình Bảng ( B Ninh), Thổ Hà ( B. Giang), Tây Đằng, Chu Quyến ( Hà Tây)
gđó là những ngôi đình tiêu biểu cho đình làng Việt nam.
Hoạt động 2 : Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng 
? Chạm khắc thường gắn bó với nghệ thuật nào ?
? Những hình tượng nào được đưa vào chạm khắc? 
( Gv cho HS xem tranh trong SgK)
HĐ Nhóm 
( 3-4 HS hình thành 1 nhóm thảo luận về câu hỏi trên thời gian là 5 phút )
? Nêu đặc điểm của những bức chạm khắc đó ?
?Trình bày đặc điểm nghệ thuật cảu các bức chạm khắc ? 
(Kết luận qua máy hắt)
1. Hình tượng 
- Đầu đao, rồng, và những hoạt động sinh hoạt xã hội : gánh con, vui đùa , uống rượu, đánh cờ, tấu nhạc và các trò chơi dân gian 
2. Đặc điểm : Nét chạm khắc phóng khoáng, dứt khoát, có độ nông sâu rõ ràng, độ sáng tối linh hoạt và tinh tế .
* NT: Vẻ đẹp tự nhiên mộc mạc và giản dị thoát khỏi những quan niệm của giai cấp phong kiến .
Hoạt động 3 : Một vài dặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng 
? Nêu đặc điểm của chạm khác gỗ đình làng Việt Nam?
- Phản ánh những sinh hoạt trong đời sống xã hội 
- NT mộc mạc khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của ngưòi sáng tạo ra nó .
IV.Củng cố - Đánh giá 
-Hãy chọn ra những bức chạm khắc gỗ đình làng 
1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ
2. Rồng chầu 
3. Tượng ADiĐà 
4. Trai gái vui đùa uống rượu
5. Hai tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa 
GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em học bài tốt, động viên khuyến khích những em còn yếu kém. 
V.Dặn dò : - Học thuộc bài, chú ý phần Nghệ thuật chạm khắc

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 9 tiet 7 nam 2014.doc
Giáo án liên quan