Giáo án lớp 4 - Tuần 23

I. Mục tiêu

- Học xong bài này, Hs biết:

- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của tác phẩm, các công trình đó.

- Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.

- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập. chân dung Nguyễn Trãi

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 23
Thø hai ngµy 2 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 KHOA HỌC
 Tiết 45: ÁNH SÁNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những KT mới cần được hình thành cho HS:
- Nhìn thấy mọi vật khi có ánh sáng.
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. 
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa, 
+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn, ghế, 
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. 
- Nhận biết, phân biệt các vật.
- Ham thích tìm hiểu. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị theo N5: Hộp kín; tấm kính; nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván. 
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Tiếng ồn phát ra từ đâu? Tác hại của tiếng ồn?
+ Nêu các cách chống tiếng ồn?
- NX , ghi điểm.
- Một vài HS trả lời trước lớp
- Lớp NX bổ sung
2. Hoạt động 1: Các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng. 
- Tổ chức cho hs trao đổi theo N2:
- N2 thảo luận dựa vào H1,2 và kinh nghiệm...
+ Nêu các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng?
- Kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời còn tất cả các vật khác được mặt trời chiếu sáng. Anhs sáng từ mặt trười chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. Còn mặt trăng cũng được chiếu sáng là do mặt trời chiếu sáng. Mọi vật ta nhìn thấy ban dêm là do được đèn chiếu sáng hoắc do ánh sáng từ mặt trăng chiếu sáng.
- Hình 1: Bàn ngày:
+Vật tự phát sáng: Mặt trời.
+Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế,...
- Hình 2: ban đêm:
+Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện.
+Vật được chiếu sáng:mặt trăng; gương, bàn ghế.
- Lắng nghe.
3.Hoạt động 2: Đường truyền của ánh sáng. 
+ Nhờ đâu mà ta có thể nhìn thấy vật?
+ Theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
+ Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hay được ánh sáng chiếu vào.
+ Ánh sáng truyền theo đường thẳng
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi dự đoán đường truyền của ánh sáng
- Một vài em đứng các vị trí khác nhau. HS khác hướng đèn tới 1 HS (chưa bật) Dự đoán ánh sáng đi tới đâu. Bật đèn, so sánh dự đoán với kết quả.
- Giải thích
- Nêu giải thích: ánh sáng truyền theo đường thẳng...
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm như Hình 3.
- Kết luận: ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Các nhóm làm và nêu nhận xét.
4. HĐ 3: Sự truyền ánh sáng qua các vật. 
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm .
- HD: Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thủy tinh, một quyển vở, một hộp bìasau đó bật đèn pin. Hãy cho biết những đồ vật nào có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?
- Đi HD các nhóm
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- Làm thí nghiệm theo N4 và ghi kết quả vào phiếu
Vật cho ánh sáng truyền qua
Vật không cho ánh sáng truyền qua
Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thủy tinh.
Quyển vở, tấm bìa, hộp bìa
- Đại diện nhóm trình bày
- So sánh kết quả quan sát được khi chặn vật và khi chưa chặn vật?
+ Dựa vào những vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua ta có thể làm gì để vận dụng vào trong thực tế? 
- Kết luận : Có vật cho ánh sáng truyền qua, có vật không cho ánh sáng truyền qua.
+ Làm các loại cửa, mái nhà, nhà kính tròng rau.
- Lắng nghe.
5. Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào. 
+ Mắt ta nhì thấy vật khi nào ?
+ Vật đó tự phát sáng
+ Có ánh sáng chiếu vào vật
+ Không có vật gì che mắt ta.
+ Vật đó ở gần mắt
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm sgk/91.
- Nêu kết quả
- Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
- Làm thí nghiệm theo N5.
+ Khi đèn trong hộp chưa sáng thì không nhìn thấy vật.
+ Khi đèn sáng thì nhìn thấy vật.
+ Chắn mắt bằng 1 cuốn vở thì không nhìn thấy vật nữa.
- Lắng nghe.
6. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
- Nx tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài
- Chuẩn bị bài sau: N6: đèn pin, giấy hoặc vải; kéo ; bìa; hộp; ôtô đồ chơi.
- Lắng nghe và thực hiện 
Tiết 4 LỊCH SỬ
Tiết 23: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những KT mới cần được hình thành cho HS:
- Biết được sự phát triển của giáo
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu
 dục thời Hậu Lê .
- Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,....
 biểu thời Hậu Lê)
- Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
I. Mục tiêu
- Học xong bài này, Hs biết:
- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của tác phẩm, các công trình đó.
- Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.
- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập. chân dung Nguyễn Trãi
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Mô tả giáo dục dưới thời Hậu Lê?
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Một vài HS trả lời trước lớp
- Lớp nhận xét bổ sung.
- NX 
2. Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk 
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, theo nội dung phiếu:
- N4 HS trao đổi điền vào phiếu.
- Trình bày:
- NX chốt ý đúng trên phiếu to:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu 
- Nhóm khác NX bổ sung.
 Tác giả
 Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông; Hội Tao Đàn 
Các tác phẩm thơ
Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.
Nguyễn Trãi
Lý Tử Tấn
Nguyễn Húc
Ưc Trai Thi tập
Các bài thơ.
Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
- Kết luận: Văn học thời kì này được
- Lắng nghe.
 viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, với các nội dung trên...
- Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học thời kì này đã cho thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.
3. Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê. 
- Tổ chức cho HS trao đổi theo N2:
- N2 HS đọc sgk và hoàn thành phiếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Cùng HS NX chung kết quả làm việc của các phiếu:
- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê?
- Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lí, toán học, y học.
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và nội dung thời Hậu Lê?
- Phiếu thảo luận
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Cho HS trình bày
- HS dựa vào phiếu để nêu:
- Các nhóm nhận phiếu và điền thông tin
- Nêu miệng kết quả
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử kí toàn thư
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê.
Nguyễn Trãi
Lam Sơn thực lục
Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi
Dư địa chí
Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của ND
ta.
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
Kiến thức toán học.
- Qua nội dung tìm hiểu em thấy tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Đọc ghi nhớ của bài.
- Nx tiết học. 
- Nhắc HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kì này.
- Một vài HS đọc trước lớp.
- Nghe và thực hiện
Thø t­ ngµy 4 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 46: BÓNG TỐI
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những KT mới cần được hình thành cho HS:
- Nhìn thấy mọi vật khi có ánh sáng.
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi bóng của vật thay đổi.
I. Mục tiêu
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi bóng của vật thay đổi.
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm.
- Ham thích tìm hiểu. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Đèn pin, tấm bìa
 - HS: CB theo nhóm: đèn pin, tấm bìa (quyển vở)
III. Hoạt động dạy, học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
+ Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Một vài HS nêu trước lớp
+ Nêu thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng?
- NX chung
- Lớp NX, trao đổi.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. 
-Mục tiêu: - Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản ánh sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
- Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS qs hình 1/92 theo cặp:
- Từng cặp HS qs :
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía nào của hình vẽ?
+Phía bên phải của hình vẽ.
- Tổ chức cho HS đọc mục thực hành và qs hình 2/92,93.
- Đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
- Yêu cầu HS dự đoán xem: 
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
- HS làm việc cá nhân: 
- Nêu dự đoán
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách
+ Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách
- Ghi một số dự đoán của học sinh lên bảng
- Tổ chức HS làm việc theo N4:
- Đi hướng dẫn các nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Ghi nhanh kết quả lên bảng.
- N4 thực hành: và ghi lại kết quả so với dự đoán ban đầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
+ Xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Làm thí nghiệm với vỏ hộp:
- Gọi các nhóm trình bày.
+ Ánh sáng có truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được không ?
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
+ Khi nào bóng tối xuất hiện ?
- Tiến hành làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
+ Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
+ Ánh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách đượch.
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản ánh sáng.
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản ánh sáng.
+ Bóng tối xuất hiện khi vật cản ánh sáng được chiếu sáng.
+ Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới - đó là vùng bóng tối.
- Kết luận: 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết.
- Lắng nghe.
- 2, 3 em đọc.
3.Hoạt động 2: Trò chơi xem bóng- đoán vật. 
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
Cách tiến hành:
- Cách chơi: 1 HS chiếu bóng của vật
- Từng tổ cử đại diện thay nhau lên chiếu cho tổ khác đoán, tổ nào đoán được nhiều thì thắng.
 lên tường, lớp đoán xem là vật gì?
- NX tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- Lớp NX thi đua nhóm thắng cuộc.
4. HĐ 3: Củng cố, dặn dò 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết. 
- Nhận xét chung giờ học
- Về học thuộc bài. 
+ Xem trước bài 47.
Vài em đọc
Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 ( ChiÒu ) ĐỊA LÍ
Tiết 23: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiếp theo)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những KT mới cần được hình thành cho HS:
- HS biết: ĐBNB là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm địa lí và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. 
I. Mục tiêu
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. 
- Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi- nét đọc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
- Rèn kĩ năng quan sát và liên hệ.
- GD lòng yêu quê hương đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
+ Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi của ĐBNB.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Nêu những HĐSX của người dân ở ĐBNB mà em đã học.
- NX 
- Vài em nêu
- Lớp NX bổ sung.
2. Hoạt động 1: Vùng CN phát triển mạnh nhất 
- Quan sát tranh và vốn hiểu biết hãy kể tên các sản phẩm công nghiệp của ĐBNB.
- Tổ chức cho HS trình bày
- QS tranh và thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- KL: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nêm ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
Ngành CN
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
KT dầu khí
Dầu thô, khí đốt
Vùng biển có dầu khí
Sản xuất điện
Điện
Sông ngòi có thác ghềnh
Chế biến LTTP
Gạo, tráI cây
Có đất phù sa màu mỡ, nhiều nhà máy
- Nhóm khác NX bổ sung.
- Lắng nghe
3. Hoạt động 2: Chợ nổi trên sông 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và tìm ý cho biết: 
+ Phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì?
- QS tranh và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi.
+ Chủ yếu đi lại bằng thuyền, ghe, xuồng.
+ Các hoạt động mua bán, trao đổi thường diễn ra ở đâu?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát ảnh và mô tả về hoạt động của người dân ở chợ nổi vùng ĐBNB.
- NX kết luận: Chợ nổi trên sông là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của vùng ĐBNB.
+ Trên các con sông, kênh rạch.
- Một vài HS trình bày trước lớp. 
- Lắng nghe.
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
+ Trình bày nhẽng hiểu biết của em về HĐSX của người dân ở ĐBNB.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Tổng kết kiến thức bài, NX tiết học
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau: TP Hồ CHí Minh.
- Một số HS trình bày:
+ Phát triển nghề nuôi và đánh bắt thủy sản.
+ Xuất khẩu nhiều thủy sản: cá, tôm
+ Các loại cây ăn quatr
+ SXCN, chế biến LT, TP
- Một vài em đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3 ( ChiÒu ) KĨ THUẬT
Tiết 23: TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Luyện tập củng cố cho học sinh biết cách chuẩn bị và làm đất để trồng cây.
- HS thực hành đợc trồng cây rau, hoa 
- Ham thích trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : mẫu chậu trồng cây rau hoặc hoa. Cây rau hoặc cây hoa trồng được trong chậu. Đất, phân vi sinh, dầm xới, dụng cụ tới cây.
- HS : Chuẩn bị theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
3- Bài mới.
- Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học.
Hoạt động 1: HS thực hành trồng rau, hoa 
- Nêu quy trình thực hiện?
- Hát
- Một vài HS nêu.
- Thực hành và giải thích các bước ?
- 1HS làm, Lớp qs, nx trao đổi bổ sung.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo kquả.
- Thực hành:
- Theo nhóm chuẩn bị tại lớp.
- GV quan sát, uốn nắn HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chí đánh giá: Sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ; Thực hiện thao tác kĩ thuật và quy trình trồng cây, cây đứng vững thẳng; thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Đánh giá, khen nhóm có sản phẩm hoàn thành tốt.
4- Nhận xét, dặn dò.
- Nx tiết học.
- Nhắc HS Chuẩn bị vật liệu cho bài : Chăm sóc rau, hoa.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Bầu tổ trọng tài, NX bình chọn
- Lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • doctuan 23 day thay.doc