Giáo án Lớp 3 Tuần 28 – GV: Ngô Quang Huấn

Tiết 6: HDTH Toán

LUYỆN THÊM: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000.

A. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS về so sánh các số trong phạm vi 100000.

- Luyện tập tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm số.

- Rèn KN so sánh số có 5 chữ số.

- GD HS chăm học toán.

B. Đồ dùng:

GV : Bảng phụ

 Vở LTT

HS : SGK

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 – GV: Ngô Quang Huấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thêm 1 đơn vị; 1 trăm; 1 nghìn.
 99600; 99601; 99602; 99603; 99604.
 18200; 18300; 18400; 18500; 18600.
 89000; 90000; 91000; 92000; 93000.
- Điền dấu > ; < ; =
- HS nêu
- Lớp làm phiếu HT
 8357 > 8257 3000 + 2 < 3200
36478 6621
89429 > 89420 8700 - 700 = 8000
- Tính nhẩm
- HS nêu KQ
a) 5000 b) 6000
 9000 4600
 7500 4200
 9990 8300
- Đặt tính rồi tính
- Đặt các hàng thẳng cột với nhau
- Từ phải sang trái.
- Làm vở
KQ như sau:
a) 5727 b) 1410
 3410 3978
Tiết 3: Chính tả ( nghe- viết)
Cuộc chạy đua trong rừng
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
 - Nghe - viết đúng đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng.
 - Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai ; l/n.....
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng: - GV : Bảng lớp viết các từ ngữ trong đoạn văn BT2
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc : rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết.
- Đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
b. GV đọc bài.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS
2.3. HD HS làm BT
* Bài tập 2a / 83.
- Nêu yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
- HS nghe, theo dõi SGK.
- 3 câu
- Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật.
- HS tập viết các từ dễ sai vào bảng con.
+ HS viết bài vào vở.
+ Điền vào chỗ trống l hay n
- 1 HS lên bảng làm BT.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- Lời giải : thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, rủ sau lưng, sắc nâu sẫm, trời lạnh buốt,, mình nó, chủ nó, từ xa lại.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 3: Đạo đức
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1)
A. Mục tiêu: 
 1. HS hiểu: 
 - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
 - S ự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
 3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
B. Tài liệu và phương tiện: 
 - Vở bài tập đạo đức 3.
 - Phiếu học tập cho HĐ 2,3.
 - Tranh, tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở địa phương.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động:
2. Hoạt động 1: Vẽ tranh
a. Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khỏe và phát triển tốt.
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu: Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày.
- Tổ chức cho HS vẽ theo nhóm đôi.
- Trưng bày tranh vẽ, yêu cầu HS lựa chọn 4 thứ cần thiết nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn.
c. Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
- Theo dõi yêu cầu, chuẩn bị đồ dùng.
- Thực hành vẽ tranh.
- Trưng bày tranh và nêu lí do lựa chọn.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận( BT 2 vở BT) , giao nhiệm vụ: 
- Trình bày kết quả trước lớp
c. Kết luận: TH. a: K. nên TH b: Việc làm sai. TH c: Việc làm đúng. TH d: Việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. TH đ: Việc làm tốt bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận nhận xét theo nhóm về việc làm trong mỗi trường hợp.
- Trình bày kết quả TL : Việc làm ở mỗi tình huống là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
* Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
4. Hoạt động 3: Thảoluận nhóm
a. Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
b. Cách tiến hành: 
- Nêu yêu cầu của BT 3:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Trình bày kết quả thảo luận:
- Tổng kết ý kiến, khen những HS dã biết qua tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang sống.
- Đọc yêu cầu BT
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện trình bày- bổ sung ý kiến.
5. HDTH: Về nhà học bài.
 Tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Bài 55: Thú ( tiếp)
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được QS.
- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú.
- Vẽ và tô mầu một loài thú rừng mà em biết.
B. Đồ dùng: Thầy: - Hình vẽ SGK trang 106, 107 Sưu tầm các ảnh về các loài thú .
	 Trò: - Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà. Giấy khổ A4, bút mầu.
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu ích lợi của các loài thú nuôi trong nhà?
3. Dạy- học bài mới:
3.1. Hoạt động 1: QS và thảo luận nhóm
a. Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được QS.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 104,105, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
- Kể tên các loài thú rừng mà em biết?
- Nêu đặc điểm cấu tao ngoài của từng loại thú rừng được QS?
- So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loaị thú rừng và thú nhà?
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
* KL: Thú rừng và thú nhà có đặc điểm:
- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Khác nhau:
+ Thú nhà: Được con người nuôi dưỡng và thuần hoá .Chúng có sự thích nghi với sự nuôi dưỡng.
+ Thú rừng: Loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiến sống trong tự nhiên và tự tồn tại.
3.2. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp.
a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ thú rừng.
b. Cách tiến hành: 
* Bước 1: làm việc theo nhóm.
Phân loại những tranh ảnh các loài thú theo tiêu chí do nhóm đặt ra. VD: thú ăn thịt, thú ăn cỏ...
Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
* Bước 2: làm việc cả lớp.
3.3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu một con thú rừng mà em ưu thích.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1
Vẽ 1 con thú rừng mà em yêu thích.
* Bước 2:Trưng bày.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Ví sao cần bảo vệ các loại thú?
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
- Vài HS.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Hổ,báo, sư tủ...
- HS chỉ và mô tả tên, nói rõ bộ phận của từng con thú.
- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Khác nhau:
* Thú nhà: Được con người nuôi dưỡng và thuần hoá .Chúng có sự thích nghi với sự nuôi dưỡng.
* Thú rừng: Loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiến sống trong tự nhiên và tự tồn tại.
- Đại diện báo cáo KQ.
- Các nhóm phân loại tranh theo tiêu chí của nhóm đưa ra.
- Chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng:để duy trì nòi giống...
- Các nhóm trưng bày tranh.
- Đại diện “ Diễn thuyết” về đề tài của nhóm mình.
- HS vẽ 1 con thú rừng mà em ưu thích.
- Trưng bày tranh vẽ của mình.
- HS nêu.
Ngày sọan: 20/3/2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Luyện ghép hình.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán.
B. Đồ dùng 
GV : Bảng phụ- Phiếu HT- 8 hình tam giác
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài:
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HD làm BT:
* Bài 1: - Đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài vào nháp
- Gọi 3 HS chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: BT yêu cầu gì?
- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm X?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3: - Đọc đề bài
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- BT thuộc dạng toán nào?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
3 ngày : 315 m
8 ngày : ... m?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: Treo bảng phụ
- Y/c HS quan sát và tự xếp hình.
3.Củng cố:
-Tổng kết giờ học
-Dặn dò: Ôn lại bài.
- Viết số thích hợp
a) 3897; 3898; 3899; 3900; 3901; 3902.
b) 24686; 24687; 24688; 24689; 24690.
c) 99995; 99996; 99997; 99998; 99999; 100 000.
- Tìm X
- HS nêu
- HS nêu
- Lớp làm phiếu HT
a) x + 1536 = 6924
 x = 6924 - 1536
 x = 5388
b) x x 2 = 2826
 x = 2826 : 2
 x = 1413
- HS đọc
- 3 ngày đào 315 m mương
- 8 ngày đào bao nhiêu m mương
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Lớp làm vở
Bài giải
Số mét mương đào trong một ngày là:
315 : 3 = 105(m)
Tám ngày đào số mét mương là:
105 x 8 = 840(m )
 Đáp số: 840 mét
- HS tự xếp hình
Tiết 2: Tập đọc
Cùng vui chơi
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên,...
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu ND bài : Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người ....
	- Học thuộc lòng bài thơ.
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng - GV : Tranh minh hoạ ND bài đọc.
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện : Cuộc chạy đua trong rừng.
3. Dạy- học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
3.2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV HD HS ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh bài thơ.
3.3. HD HS tìm hiểu bài
- Bài thơ tả hoạt động gì của HS ?
- HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn ?
- Em hiểu " chơi vui học vui " là thế nào ?
3.4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV HD HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện
- Nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Trò chơi rất vui mắt : quả cầu giấy màu xanh, bay lên bay xuống..., các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh, đá rất dẻo....
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
+ 1 HS đọc lại bài thơ
- Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò :
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Bài 56: Mặt Trời
A. Mục tiêu:
+ Sau bài học, học sinh biết:
- Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- Biết vai trò của mặt trời với sự sống của trái đất.
- Kể 1 số ví dụ việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
B. Đồ dùng dạy học: 
GV : Hình vẽ SGK trang 110,111.
HS : SGK
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu những đặc điểm chung của động vật và thực vật?
3. Bài mới: Hoạt động 1
a. Mục tiêu: Biết mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
Giao việc: thảo luận theo câu hỏi sau:
- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật?
- Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy thế nào? tại sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt.
* KL: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt.
Hoạt động 2
a. Mục tiêu: Biết vai trò của mặt trời với sự sống trên trái đất.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: QS phong cảnh xung quanh trường học và thảo luận theo nhóm theo câu hỏi:
- Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật?
- Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
Bước 2: làm việc cả lớp.
*KL: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
Hoạt động 3
a. Mục tiêu: Kể được 1 số VD con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
b. Cách tiến hành:
Bước 1 QS hình trang 111 kể với bạn những VD về con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời?
Bước 2:Liên hệ thực tế.
Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Thi kể về mặt trời.
- Nhận xét giờ học.
* Dặn dò:
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
- Vài HS.
*Thảo luận nhóm.
- Ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật vì có ánh sáng mặt trời.
- Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy chói mắt...
- HS kể.
* QS ngoài trời.
- Giúp con người nhìn thấy được mọi vật... Giúp con người tồn tại và phát triển...Cây cỏ tươi xanh...
- Con người, cây cối, động vật không tồn tại và phát triển được.
- Đại diện báo cáo KQ.
* Làm việc với SGK 
HS kể.
Phơi quần áo.
Phơi 1 số đồ dùng
Làm nóng nước.
- Thi kể những gì em biết về mặt trời
- VN ôn bài.
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 5: HDTH Tiếng Việt
Luyện viết thêm: Cùng vui chơi
A. Mục tiêu:
+ Rèn Luyện kĩ năng viết chính tả :
	- Viết lại chính xác các khổ thơ1, 2, 3 của bài Cùng vui chơi.
 - Rèn kĩ năng trình bày bài thơ.
	- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có chứa âm đầu l/n ...
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng: GV : Vở TVTH
 Tranh vẽ 1 số môn thể thao
	 HS : SGK.
 * Hình thức: Nhóm, cá nhận, cả lớp
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : thiếu niên. nai nịt, khăn lụa, lạnh buốt.
2. Dạy- học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. HD HS viết chính tả.
a. HD chuẩn bị.
b. Viết bài
- GV đọc từng câu.
c. Chấm, chữa bài 
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS
2.3. HD HS làm BT
* Bài tập 2 / 34.
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
+ 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối
- HS đọc thầm 2, 3 lượt khổ thơ 1, 2, 3.
- Viết những từ dễ sai ra bảng con.
+ HS nghe, viết bài vào vở.
+ Đièn các phụ âm đầu bằng l/n vào dấu chấm trong đoạn thơ sau.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét
- Lời giải : non; lê; Lễ; là; nô; nức.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 6: HDTH Toán
Luyện thêm: So sánh các số trong phạm vi 100.000.
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về so sánh các số trong phạm vi 100000. 
- Luyện tập tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm số.
- Rèn KN so sánh số có 5 chữ số.
- GD HS chăm học toán.
B. Đồ dùng:
GV : Bảng phụ
 Vở LTT
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài: 
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
2.2. HD thực hành:
* Bài 1/40: BT yêu cầu gì?
- GV y/c HS tự làm vào phiếu HT
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2/40: - BT yêu cầu gì?
- Muốn tìm được số liền trước , số liền sau ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm vở 
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3/40: 
BT yêu cầu gì?
- GV y/c HS tự làm vào phiếu HT
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố:
- Nêu cách so sánh số có năm chữ số?
- Dặn dò: Ôn bài ở nhà.
- Điền số.
a) 21010; 12020; 12030; 12040; 12050.
b) 12100; 12200; 12300; 12400; 12500
- HS làm bảng lớp.
- Tìm số lớn nhất , số bé nhất 
HS nêu cách làm.
29999; 30000; 30001
98776; 98777; 98778
58214; 58215; 58216
60404; 60405; 60406
- HS nhận xét bài của bạn
+ HS đọc yeu cầu BT.
- HS làm bài
- Chữa bài.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS nêu
Tiết 7: Hoạt động NGLL
Giáo viên tổng phụ trách dạy
Ngày sọan: 24/3/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Thể dục
 Bài 56 : Ôn bài thể dục với cờ hoặc hoa. 
Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
	- Chơi trò chơi : Nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Kẻ sân, hoa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
3 - 5 '
25 - 27 '
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp, phổ biến ND, YC của tiết học.
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Kết bạn.
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ
- GV yêu cầu mỗi tổ tập 4 - 5 động tác bất kì
- Chơi trò chơi : Nhảy ô tiếp sức
- GV chia lớp thành các đội đều nhau
* GV điều khiển lớp
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động của trò
* Đứng theo vòng tròn khởi động các khớp.
- HS chơi trò chơi.
* Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục.
- Tổ trưởng điều khiển tổ của
mình tập theo khu vực đã quy định 
- Các tổ tập
- HS chơi trò chơi
* Hít thở sâu
Tiết 2:Toán
Diện tích của một hình
A Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích, diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
- Rèn Kn nhận biết về diện của 1 hình.
- GD HS chăm học để áp dụng vào thực tế.
B Đồ dùng:
GV : Các hình minh hoạ trong SGK.-Bảng phụ
HS : SGK
C Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a)HĐ 1: GT về diện tích của một hình
VD1:-Đưa ra hình tròn. Đây là hình gì?
- Đưa tiếp HCN: Đây là hình gì?
- Đặt HCN lên trên hình tròn, ta thấy HCN nằm gọn trong hình tròn, ta nói diện tích HCN bé hơn diện tích hình tròn.
VD2:-Đưa hìnhA. Hình A có mấy ô vuông?
Ta nói DT hình A bằng 5 ô vuông.
- Đưa hình B. Hình B có mấy ô vuông?
- Vật DT hình B bằng mấy ô vuông?
Ta nói: DT hình A bằng DT hình B.
- Tương tự GV đưa VD3 và KL: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.
b)HĐ 2: Luyện tập:
*Bài 1:Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- GV hỏi
- Nhận xét.
*Bài 2: 
a) Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
b) Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?
c) So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q?
* Bài 3:- BT yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS cắt đôi hình A theo đường cao của tam giác.
- Ghép hai mảnh đó thành hình B
- So sánh diện tích hai hình ?
( Hặoc có thể cắt hình B để ghép thành hình A rồi so sánh)
3/ Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Hát
- Hình tròn.
- Hình chữ nhật
- HS nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Có 5 ô vuông
- Có 5 ô vuông
- 5 ô vuông
- Nêu: Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- Nêu: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.
- Câu nào đúng, câu nào sai
- HS trả lời.
+ Câu a sai
+ Câu b đúng
+ Câu c sai
 a) Hình P gồm 11 ô vuông
b) Hình Q gồm 10 ô vuông
c) diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q. Vì: 11 > 10.
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.
- HS thực hành trên giấy.
- Rút ra KL: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? 
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục học về nhân hoá.
	- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
	- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Đồ dùng:
	GV : Bảng lớp viết BT2, phiếu viết truyện vui BT3.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 85.
- Nêu yêu cầu BT
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?
* Bài tập 2 / 85
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 86
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
+ Trong bài cây cối và sự vật tự xưng là gì ?
- HS phát biểu ý kiến
- Bèo lục bình tự xưng là tôi
- Xe lu tự xưng là tớ.
- Cách xưng hô ấy có tác dụng làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
+ Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi để làm gì ?
- 3 HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ?
- HS nhận xét
- Lớp làm bài vào vở
- Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
- Cả 1 vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
- Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất
+ Chọn dấu phẩy, dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau..
- 1 HS đọc ND bài tập
- Lớp theo dõi trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV n

File đính kèm:

  • docTuần 28.doc
Giáo án liên quan