Giáo án Lớp 3 Tuần 22

Tiết 4: Chính tả (Nghe – viết) Một nhà thông thái.

I. Mục tiêu:

1. Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, hoặc ươc/ươt.

3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết, trình bày sạch đẹp.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại cách sử dụng các com pa.
- Thảo luận cặp đôi đọc cho nhau nghe về bán kính đường kính trong mỗi hình sau.
- Một số cặp trình bày trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự vẽ vào vở đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
+ Vẽ tâm O, bán kính 2cm.
+ Tâm I, bán kính 3cm.
- 2 HS lên bảng, lớp vẽ vào bảng con.
- câu nào đúng câu nào sai.
- Nối tiếp nêu và giải thích. Lớp nhận xét.
- Về nhà tập vẽ hình tròn có bán kính cho trước.
Tiết 2: Chính tả (Nghe – viết) Ê – đi - xơn.
I.Mục đích – yêu cầu.
Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết, trình bày sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy – học. Chuẩn bị bài tập 2 SGK.
III.Các hoạt động dạy – học.
ND - MT
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài bài cũ. 
2. Bài mới.
2.1 G thiệu bài. 
2.2 HD viết chính tả.
MT: Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đẹp, một đoạn trong bài từ Ê – đi – xơn
2.3 Luyện tập.
MT: Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét.
- Giới thiệu ghi đề bài.
- Đọc đoạn văn một lần.
- Những phát minh sáng chế của Ê – đi –xơn có ý nghĩa như thế nào?
- Em biết gì về Ê – đi – xơn?
- Đoạn viết có mấy câu ? 
- Tong đoạn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tên riêng Ê – đi – xơn được viết như thế nào?
- Luyện viết từ khó: Ê- đi-xơn, kì diệu.
- Đọc từng từ:
Đọc từng câu.
- Đọc lại bài.
Chấm 10 bài.
- Gọi HS đọc đề.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con. Thủy chung, trung hiếu, chênh chếc, tròn trịa, ....
- Nhắc lại đề bài.
- 1 Hs đọc lại đoạn viết.
- Nó góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.
- Ê – đi – xơn là người giàu sáng kiến luôn mong muốn mạng lại điều tốt cho mọi người.
- Đoạn viết có 3 câu.
- Những chữ đầu câu, đầu bài tên riêng.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, gạch nối giữa các tiếng.
- Viết bảng con, 2 HS lên bảng.
-Viết bài vào vở.
Đổi chéo soát lỗi.
2 HS đọc đề bài và lên bảng làm bài. Tự làm bài vào vở BT.
2 HS đọc bài giải.
- Tròn, trên, chẳng, đổi, dẻo, đĩa.
- Về viết lại những chữ sai lỗi chính tả.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội Rễ cây
I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Kể tên một số cây có rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ, rễ củ.
Phân loại các loại rễ cây.
II.Đồ dùng dạy – học.
Các hình trong SGK trang 82,83.
Sưu tầm các loại rễ mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – MT
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới.
2.1Giới thiệu bài
2.2Hoạt động.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK trong nhóm.
MT: Nêu được đặc điểm của rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ, rễ củ.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
MT: Biết phân biệt rễ cây sưu tầm được.
15’
3. C cố – dặn dò.
- Nêu chức năng của thân đối với đời sống của chúng?
- Kể ra những ích lợi của một số thân cây?
- Nhận xét đánh giá.
Giới thiệu – ghi đề bài.
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-Yêu cầu HS chia nhóm.
-Yêu cầu các nhóm quan sát ảnh trang 82, 83 SGK hình chụp mô tả những loại rễ cây trong hình.
Kết luận: Đa số cây có rễ to dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy gọi là rễ cọc, ....
- Để ra trước mặt những cây đã sưu tầm được
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Nêu yêu cầu thảo luận nhóm.
-Yêu cầu các nhóm lần lượt lên giới thiệu về kết quả của nhóm mình.
-Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét tiết học.
2 HS nêu theo yêu cầu của GV. Lớp theo dõi nhận xét.
Nhắc lại đề bài.
Hoạt động nhóm.
Phân công các nhóm quan sát tranh như sau: 
Nhóm 1 tranh 1và 2.
Nhóm 2 tranh 3 và 4.
Nhóm 3 tranh 5,6,7.
- Đại diện 2 nhóm nêu đặc điểm của rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ, rễ củ.
- Để ra trước mặt và quan sát các rễ cây.
- Thảo luận nhóm.
- Giới thiệu về các cây cuả mình trước nhóm, sau đó phân lọai các loại cây theo nhóm (rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ).
- Đại diện các nhóm lên bảng giới thiệu.
Nhóm rễ cọc gồm: cây đậu,...
Nhóm rễ chùm gồm:Cây hành, ...
Nhóm rễ phụ gồm: cây si, ...
Nhóm rễ củ gồm: Củ cải, ...
Tiết 4: Thủ công Đan nong mốt (T2)
I Mục tiêu.
HS biết cách đan nong mốt.
 - Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
Đan được nong mốt. Dán được các đường nẹp xung quanh tấm nan.
Yêu thích sản phẩm đan nan.
II Chuẩn bị.
Tấm đan nan mốt bằng bìa.
Tranh quy trình đan nan mốt.
Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
Bìa màu hoặc giấy thủ công.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
ND - MT
Giáo viên
Học sinh
1.Ổ định.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Nội dung.
Hoạt động 1: Củng cố lại lí thuyết đan nong mốt.
HĐ3.Thực hành:
3. Nhận xét - dặn dò.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Giới thiệu gián tiếp.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- Theo dõi giúp đỡ.
- Nêu yêu cầu thực hành.
- Nhận xét đánh giá.
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS:
- HS để đồ dùng lên bàn.
- Nghe GV giới thiệu và nhắc tên bài.
- 2 HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
Bước 1: Kẻ, cắt các nan.
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dán xung quanh.
Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy bìa.
+ nhấc một, đè một và lệch nhau một nan
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan:
+bôi hồ, dán lần lượt, 
- Tự làm bài cá nhân.
- Trưng bày sản phẩm.
-Chuẩn bị đồ dùng đan nong đôi.
Buổi chiều
Tiết 1: GĐHSY Toán Luyện tập cách xem lịch
I:Mục tiêu:Giúp HS:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kĩ năng xem lịch (Tờ lịch tháng, năm).
 - HS tự giác làm bài.
II:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: 
MT: Ôn tập kiến thức về tháng, năm.
- GV kiểm tra vở bài tập của HS, chấm 5 em
GV nhận xét.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1:
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố kĩ năng xem lịch.
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT/ 20,21.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp làm vào vở bài tập.
- GV treo tờ lịch lên bảng HS làm theo nhóm đôi, một em đọc một em chỉ ở bảng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập, xem lịch và điền đúng sai vào vở bài tập
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
* Lưu ý bài 3HS xem lịch để làm.
-GV chấm 10 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập 
MT: Bồi dưỡng HS giỏi
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm x
a)x + 345 = 1234 
b)654 + x = 4356 
c)5000 - x = 1200
Bài 2: Một cửa hàng có 2345 lít nước mắm. Buổi sáng bán được 234 lít buổi chiều bán được 300 lít. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
Bài 3: Tính nhanh
76 + 78 + 80 - 70 - 68 - 66
Bài 4: Tính tổng sau đây bằng cách hợp lý nhất.
1 +2 + 3+ 4 + 5 + 6+...+ 17 + 18
-GV theo dõi giúp đỡ
-Chữa bài nếu HS làm sai
Hoạt động 3: 
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: BD Toán: Luyện giải toán.
I. Mục tiêu:
- Củng cố phép cộng,phép trừ các số trong phạm vi 10000.
- Củng cố về kĩ năng xem lịch.	
- Rèn tính tự giác cho HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
 Học sinh
1. Giới thiệu bài. 
2. Làm bài tập.
Bài1.Đặt tính rồi tính.
5729 + 3760 = 8218 + 1730 = 
8493 - 6546 = 9877 - 8983 =
Bài 2.Con đường qua làng em dài 9497m, các công nhân đổ đường bê tông từ hai đầu vào và đã đổ được 2 đầu dài 1425m và 2327m.Hỏi còn lại bao nhiêu mét chưa đổ bê tông?
Bài 3.a,Năm mà tháng 2 có 29 ngày gọi là năm gì?
b, Theo dương lịch cứ mấy năm có một năm nhuận?
Bài 4.Ngày lễ nô-el (25-12)của một năm đó rơi vào ngày chủ nhật.Hỏi ngày mồng 1 tết dương lịch(ngày 1 tháng 1)của năm liền theo là ngày thứ mấy?
-Y/c HS làm bài –chữa bài,chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Tự đặt tính và tính
- 2 HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- 2HS đọc đề bài.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- nhận xét bài trên bảng.
- HSTL.
- HS làm bài, trả lời.
-Lắng nghe
Tiết 3: HDTH Tiếng việt Luyện đọc bài: Chiếc máy bơm
I. Mục tiêu: 
 - Rèn kĩ năng đọc cho HS‏‎ ‏‎
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc theo giọng đọc thơ.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:Luyện đọc bài Chiếc máy bơm
2.Hướng dẫn HS đọc
- GV đọc bài 1 lần
- Gọi HS đọc bài
- GV chữa sai cụ thể cho từng HS
( yêu cầu HS đọc chưa đạt đọc lại lần 2,3.)
- Gọi HS đọc cả bài
-Theo dõi,nhận xét
3.Nhận xét tiết học:
- Đánh giá sự tiến bộ của HS
- Nhắc nhở cần sửa chữa
Dặn dò: 
Về nhà luyện đọc thêm
_ HS lắng nghe
’
- HS theo dõi SGK
- Lần lượt từng HS đọc
-Thực hiện theo ycầu
- HS đọc theo yêu cầu
- Lắng nghe
- Thực hiện yc
Thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc Cái cầu.
I.Mục đích – yêu cầu:
Đọc thành tiếng:
- Đọc các từ, tiếng khó, hoặc dễ lẫn do hảnh hưởng của phương ngữ: Xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Chum, ngòi, sông Mã 
- Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha tự hào về cha nên thấy chiếccầu cha làm ra là đẹp nhất, là đáng yêu nhất.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Chuẩn bị.Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – MT
 Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
2.1Giới thiệu bài
2.2 Luyện đọc. 
a.Đọc mẫu.
b.Hd luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
MT:Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS.
2.3 Tìm hiểu bài.
MT:-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Chum, ngòi, sông Mã 
-Hiểu nội dung bài thơ.
2.4. Học thuộc lòng bài thơ.
MT:Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS.
3. củng cố dặn dò.
- Bài “Nhà bác học và bà cụ”.
- Nhận xét.
- Giới thiệu – Ghi đề bài.
- Đọc mẫu toàn bài .
- HD đọc từng dòng thơ.
- HD đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1:
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2:
- Cho HS xem tranh và giải nghĩa từ ngòi.
- Yêu cầu đọc lại.
- Khổ thơ 3:
- Nêu yêu cầu cách ngắt giọng.
- Yêu cầu:
- Khổ thơ 4 thực hiện như khổ thơ 3.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các. nhóm.
Gọi HS đọc lại cả bài.
-Yêu cầu:
- Câu hỏi 1 SGK?
 Câu thơ nào cho em biết điều đó? 
- Câu hỏi 2 SGK? 
- Câu hỏi 3 SGK?
- Câu hỏi 4 SGK?
- Treo bảng phụ viết sẵn cả bài thơ.Hướng dẫn đọc 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học, 
-Dặn HS
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đề bài.
- Theo dõi HS đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ.
- Tiếp nối nhau đọc từ đầu cho đến hết bài.
- 1 HS đọc bài, chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng.
- 1 HS đọc lại khổ thơ 1 theo cách ngắt nghỉ hơi đã thống nhất.
- 1 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc khổ thơ, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc khổ thơ, lớp theo dõi SGK.
- Dưới cầu,/ thuyền chở đá,/ chở vôi/
... 
- 3 HS luyện đọc ngắt hơi đúng.
- Thực hiện đọc theo yêu cầu SGK.
- Mỗi nhóm 4HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ thơ trong nhóm.
- 2 Nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Lớp đọc đồng thanh.
-3 HS trả lời. Cha bạn nhỏ làm nghề xây dựng. Câu thơ cho em biết điều đó là:
-Cha gửi cho con chiếc cái ảnh cái cầu, Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu.
- Nối tiếp phát biểu ý kiến, Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc khổ thơ cuối trao đổi cặp đôi. Bạn nhỏ tự hào về chiếc cầu đó là cầu của cha.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
- 2 –3 HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
-Lớp- nhóm –cá nhân đọc theo sự hướng dẫn của GV.
Thi theo 2 hình thức.
HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
- Thi đọc đồng thanh theo bàn.
- 2 HS đọc bài
-Tiếp tục về nhà học thuộc bài 
 Tiết 2: Luyện từ và câu: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Nêu được một số từ ngữ về Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.
2. Biết đặt dấu phẩy và vị trí thích hợp trong câu.
3. Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi. 
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ viết lời giải bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND - MT
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 
2. Bài mới.
2.1 G thiệu bài. 
2.2 Làm bàitập.
Bài 1.MT:Mở rộng vốn từ sáng tạo cho HS.
Bài 2;3 MT: Ôn luyện cho hs về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
3. Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu:
+ Câu sử dụng nhân hoá có dùng từ gọi người để gọi sự vật, tả người để tả sự vật, nói với sự vật bằng giọng thân mật.
- Nhận xét.
Giới thiệu và ghi đề bài.
Bài 1-Yêu cầu đọc đề bài.
- Nêu tên các bài tâp đọc đã học tuần 21,22.
Chia nhóm, phát phiếu làm bài tập theo yêu cầu của bài trong SGK
Theo dõi giúp đỡ.
Bài 2:
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên nêu kết quả.
- Nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ
-Nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu đọc đề bài trong SGK.
- HD làm bài tập.
- Nhận xét .
- Yêu cầu HS đọc lại bài tập.
- Câu chuyện gây cười ở đâu?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS.
-5 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Chú cún bông càng lớn trông càng đẹp trai.
- Cổng trường đang rộng cánh tay đón HS thân yêu.
- Ngủ ngon đi nào búp bê của chị.
-Nhắc lại đề bài.
-1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS nêu: ...
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện tìm từ:
Nhóm 1: tìm từ trong bài tập đọc và chính tả “ Ông tổ nghề thêu”.
Nhóm 2 bài:“ Bàn tay cô giáo”
Nhóm 3 “ Người trí thức yêu nước”.
Nhóm 4 “Nhà bác học và bà cụ”.
Nhóm 5 “Ê – đi – xơn”.
Nhóm 6 “Cái cầu”
- 6 Hs lần lượt đọc bài. Sau khi mỗi HS đọc lớp nhận xét sửa chữa bổ sung.
-1 HS đọc yêu cầu SGK, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc lớp đọc thầm trong SGK.
- Nghe HD suy nghĩ làm bài cá nhân.
Đáp án:
- Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì? 
- Điện quan trọng lắm em ạ, ...
- 1 Hs đọc lại bài tập, lớp theo dõi bài làm của mình.
- Vô tuyến hoạt động được là nhờ có điện, con người phải ...
- Về ôn lại cách sử dụng dấu câu và làm bài tập 3 vào vở.
Tiết 3: Toán Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Kĩ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức; nhân, chia, cộng trừ các số có 3 chữ số và cộng, trừ các số có 4 chữ số.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ. 
Em hãy nêu khái niệm về hình tròn, đường kính, tâm, bán kính hình tròn.
- Nhận xét.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài - ghi đề bài.
2.2 HD luyện tập.
 MT: Rèn kĩ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
 54: 6+98	 36x7-25x4
(86+34):5 108:(12:3)
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 420 x 5 283x2 789:3 976:7 
Bài 3: >;<;=?
2304..2450 2000+30.2300
6700..7600 6978..6000+978
Bài 4:Một cửa hàng có 3650kg gạo, buổi sáng bán được 1800kg gạo, buổi chiều bán được 1150 kg gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
-Y/c HS tự làm bài-GV chữa bài,chốt kquả đúng.
3. Củng cố :Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm bài.
- Nhắc lại đề bài.
- 2 HS nêu cách tính giá trị biểu thức biểu thức.
- Suy nghĩ tính giá trị của biểu thức.
- Tự làm bài vào vở- đổi chéo vở soát lỗi.
- HS nối tiếp nhắc lại cách làm.
- HS lên bảng làm bài - nêu cách tính. 
- HS làm bài vào vở.
-Về luyện thêm về tính g trị biểu thức.
Tiết 4: Chính tả (Nghe – viết)	 Một nhà thông thái.
I. Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, hoặc ươc/ươt.
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết, trình bày sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
ND – MT
Giáo viên
Học sinh
1. kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
2.1 G thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn viết chính tả.
a) Trao đổi nội dung đoạn viết.
b) Hướng dẫn cách trình bày.
c) Hướng dẫn viết từ khó.
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 3:
3. củng cố – Dặn dò. 
- yêu cầu và đọc các từ ngữ cho HS viết:
- Nhận xét.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Em biết gì về Trương Vĩnh Ký?
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
Yêu cầu tìm từ khó.
- Yêu cầu HS viết từ vừa tìm được.
- Nhận xét sửa lỗi.
- Đọc từng câu.
- Đọc lại bài. 
Thu 10 bài chấm chữa bài.
Bài tập 2 SGK và yêu cầu.
- Chốt lời giải đúng và cho điểm.
- Lựa chọn câu phù hợp với từng HS.
- Ghi nhanh các từ lên bảng.
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn dò:
2 HS lên bảng, lớp viết bảng con: Chăm chỉ, cha truyền, trẻ lại, trẻ trung, ....
- Nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc bài trước lớp, lớp theo dõi đọc thầm.
- Ông là người hiểu biết rộng, thành thạo 26 ngôn ngữ. Tham gia nhiều hội nghiên cứu. Để lại cho chúng ta 100 bộ sách.
- Đoạn viết có bốn câu.
- Những chữ đầu câu phảiviết hoa.
- Đọc thầm rồi nối tiếp nêu những từ khó và phân tích từ khó.
- 2 HS lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- Viết theo GV đọc.
- Đổi chéo vở dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
- 2 HS đọc yêu cầu vở BT.
Làm việc theo cặp. Một HS nêu câu hỏi một HS nêu từ.
- Tự làm bài theo nhóm.
- 3 nhóm đọc các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Về viết lại những chữ viết sai lỗi chính tả. Chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Tiết 1: Tự nhiên xã hội Rễ cây (Tiếp theo).
I.Mục tiêu:Giúp HS:
Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây.
II.Đồ dùng dạy – học.
Các hình trong SGK.
Giấy bút viết cho HS.
Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – MT
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bàicũ.
2. Bài mới.
2.1Giớithiệu bài
2.2 Hoạt động.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
MT: Nêu được chức năng của rễ cây. 
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
MT: Kể ra một số ích lợi của một số rễ cây đối với đời sống của con người.
14’
3. Củng cố – dặn dò. 
- Cây trồng để chắn bão là cây gì?
Cây đó có rễ cọc hay rễ chùm?
- Giới thiệu ghi đề bài.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS:
- Yêu cầu HS thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi.
Câu 1: Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ ra sao?
Câu 2: Cắt một cây sát gốc, bổ rễ đi rồi trồng lại vào đất cây sẽ ra sao?
Câu 3: Hãy cho biết tại sao trong các trường hợp đó cây lại héo khô dần và chết?
Tổ chức làm việc cả lớp. Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các em thấy rễ cây có chức năng gì với sự sống của cây?
KL: Rễ có chức năng hút nước ...
- Tổ chức cho HS:
Yêu cầu HS.
+ Hình chục cây gì? 
+ Cây đó có loại rễ gì?
+ Rễ cây đó có tác dụng gì?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Rễ của một số cây có thể để làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS:
- 2- 3 HS trả lời VD: cây dừa nước,.... cây dừa nước rễ chùm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại đề bài.
- Hoạt động theo nhóm.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để đó một thời gian cây sẽ héo khô dần.
- Cắt cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây không sống được, sẽ héo dần và chết.
- Vì cây thiếu chất dinh dưỡng, vì cây mất gốc, không có rễ.
- Đại điện các nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi các nhóm khác bổ sung.
- 2- 3 HS nêu ý kiến.
- Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan có trong đất để nuôi cây ...
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 2,3,4,5 và trả lời các câu hỏi.
- Tranh 2: Cây sắn có rễ củ, dùng để làm thức ăn cho người, ...
- Tranh 3 –4: Cây nhân sâm và rễ cây tam thất có rễ củ, dùng để làm thuốc.
- Tranh5: Cây củ cải đường có rễ củ dùng để làm thức ăn và làm thuốc.
- Các nhóm cử đại diện các nhóm chỉ và rễ cây trong tranh treo trên bảng và nêu tác dụng. (Mỗi HS đại diện chỉ nêu về một hình).
- Các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe:
- 2 –3 HS trả lời ... Rễ của một số cây có thể làm thức ăn cho người cho động vật, làm thuốc chữa bệnh.
- Ghi nhớ chức năng, ích lợi của rễ cây.
Tiết 2: Tiếng Anh ( GV chuyên biệt dạy) 
Tiết 3: BD Tiếng việt: Luyện tập từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
2. Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3

File đính kèm:

  • docTuan_22.doc