Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 24, Bài 20: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939

-GV: Tình hình lúc này có những nét mới, trong đó nổi bật là CNPX xuất hiện, QTCS đã đề ra chủ trương đúng đắn nhằm tập hợp LL dân chủ trên TG chống CNPX, để có đường lối đấu tranh phù hợp Đảng ta phải có chủ trương mới

-HS: Đọc SGK

-GV: Em hãy cho biết chủ trương của Đảng ta trong thời kì vận động dân chủ 1936-1939?

-HS: Dựa vào SGK trình bày

 + Nhận định của Đảng

 + Khẩu hiệu đấu tranh thay đổi

 + Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936)

 + Phương pháp đấu tranh

-GV: Bổ sung và chốt ND

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 24, Bài 20: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 
Tiết : 24 
Bài 20 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936 – 1939 
Ngày soạn: 14/01/2014
Ngày dạy: 15/01/2014
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Làm cho HS nắm được:
Tình hình thế giới và trong nước: 
Tình hình thế giới: 
- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, I-ta- li- a, Nhật Bản.
- Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản (7/1935), chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả.
Trong nước: 
Đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, ngột ngạt do chính sách bóc lột, vơ vét của bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương.
Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: 
- Mục tiêu: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo và hoà bình.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. 
* Tiêu biểu là cuộc mít- tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội), ngày 1/5/1938.
Ý nghĩa của phong trào: 
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
 2. Kĩ năng:
- RL cho HS kĩ năng sử dụng BĐ, tranh ảnh LS và khả năng tư duy lô gic, SS, PT, tổng hợp đánh giá sự kiện
 3. Tư tưởng: GD HS lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Bản đồ VN
 - HS: + Đọc trước bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Bài cũ: 3’
 Câu 1: Tại sao nói Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào CM 1930 – 1931 ?
 3. Bài mới: Giáo viên gới thiệu bài đi vào bài mới phần đầu SGK 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
14’
HĐ 1: Tình hình Thế giới và trong nước:
-HS: Đọc mục 1 SGK
-GV: Tình hình KT TG sau cuộc tổnh khủng hoảng KT 1929-1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến CM VN ntn?
-GV: Nhận xét và chốt ND
 CN Phát xít lên cầm quyền ở Đ-I-N đe doạ hoà bình TG –Đại Hội QTCS lần thứ III chỉ rõ trước mắt nguy hiểm của nhân loại chủ trương thành lập mặt trận nhân dân để tập hợp LL nhân dân chống PX 
 Mặt trận nhân dân Pháp do ĐCS làm nồng cốt ra đời (1936) thực hiện nhiều CS tiến bộ về TDDC cho các nước thuộc địa
-GV: Như vậy em thấy nét mới của hoàn cảnh LS là gì?
I. Tình hình Thế giới và trong nước:
1. Thế giới:
 + CNPX lên cầm quyền ở Đ, I, N đe doạ hoà bình TG
 + Đại hộ QTCS lần thứ VII chỉ rõ kẻ thù của nhân loại và kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân
 + 1936 Mặt trận nhân dân Pháp thành lập ban bố nhiều chính sách tiến bộ 
2. Trong nước: 
 + Hậu quả của KH-KT TG 
 + Khủng bố của TD P
 ® ĐS nhân dân vô cùng khốn khổ
13’
HĐ 2: Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ: :(Chỉ cần nắm được mục tiêu hình thức đấu tranh trong thời kì này)
-GV: Tình hình lúc này có những nét mới, trong đó nổi bật là CNPX xuất hiện, QTCS đã đề ra chủ trương đúng đắn nhằm tập hợp LL dân chủ trên TG chống CNPX, để có đường lối đấu tranh phù hợp Đảng ta phải có chủ trương mới
-HS: Đọc SGK
-GV: Em hãy cho biết chủ trương của Đảng ta trong thời kì vận động dân chủ 1936-1939?
-HS: Dựa vào SGK trình bày
 + Nhận định của Đảng
 + Khẩu hiệu đấu tranh thay đổi
 + Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936)
 + Phương pháp đấu tranh
-GV: Bổ sung và chốt ND
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ:(Chỉ cần nắm được mục tiêu hình thức đấu tranh trong thời kì này)
 1. Chủ trương của Đảng:
-Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động pháp cùng tay sai.
- Nhiệm vụ là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
- Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
2. Hình thức đấu tranh.
Hợp pháp, nữa hợp pháp, công khai, nửa công khai. 
10’
HĐ 3: Ý nghĩa của phong trào
-HS: Đọc mục 3 (SGK)
-GV: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa ntn?
-HS: Dựa vào SGK trả lời
 Khẳng định: P/t 36-39 là cuộc diến tập thứ 2 chuẩn bị cho CM T8 1945 (P/t 30-31 là cuộc diến tập lần 1)
III. Ý nghĩa của phong trào:
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dược đấu tranh.
- là cuộc tập dược lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
 4. Củng cố 3’
 - Chủ trương của Đảng ta trong P/t 36-39 là gì? 
 - Ý nghĩa LS của P/t 36-39?
 5. HDBTVN:1’- So sánh P/t CM 1930-1931 và P/t dân chủ 1936-1939 – Kẻ thù, khẩu hiệu, nhiêm vụ hình thức đấu tranh.
* Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc22-24.doc
Giáo án liên quan