Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 24: Làm bài tập lịch sử

1. Ổn định lớp: (1’)

2. KTBC: (4’)

 - Trình bày những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I-TK VI?

 - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

3. Bài mới: (35’) Các em đã học những kiến thức về nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ và các cuộc khởi nghia của nhân dân ta chống lại chính sách cai trị của các triều đại phong kiến, hôm nay chúng ta ôn lại qua nội dung các bài tập LS.

- Hướng dẫn HS làm bài tập trên lớp.

- Chia nhóm để HS thảo luận các bài tập.

- HS lên bảng trình bày, lớp tự làm vào vở BT.

- Lớp nhận xét bổ sung- GV theo dõi sữa sai.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 24: Làm bài tập lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết : 24
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ngày soạn: 12/02 /2014
Ngày dạy: 19/02 /2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương III, củng cố các nội dung cơ bản của chương qua thời kì nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại chế độ, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến. 
2. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức LS qua bản đồ.
3.Thái độ: 
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bản đồ, lượcđồ làm bài tập trắc nghiệm, thống kê các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục lòng yêu mến tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. Lòng nhớ ơn các anh hùng trong lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV:	+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán
+Nội dung bài tập trắc nghiệm 
- HS:+ Làm bài tập LS trong vở bài tập, trình bày diễn biến LS trên bản đồ, lược đồ. 
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (4’)
 - Trình bày những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I-TK VI?
 - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Bài mới: (35’) Các em đã học những kiến thức về nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ và các cuộc khởi nghia của nhân dân ta chống lại chính sách cai trị của các triều đại phong kiến, hôm nay chúng ta ôn lại qua nội dung các bài tập LS.
- Hướng dẫn HS làm bài tập trên lớp.
- Chia nhóm để HS thảo luận các bài tập.
- HS lên bảng trình bày, lớp tự làm vào vở BT.
- Lớp nhận xét bổ sung- GV theo dõi sữa sai.
Bài tập 1: Năm 111 nhà Hán biến nước ta thành các quận của:
a. Châu Giao	b. Châu Ái	c. Châu Hoan	d. Châu Đức
Bài tập 2: Đứng đầu châu và quận thời thuộc Hán là:
a. Người Hán	b. Người Việt	
c. Cả người Việt và người Hán	d. Có nơi là người Việt, có nơi là người Hán
Bài tập 3: Hai Bà Trưng khởi nghĩa vì:
a. Trả thù cho Thi Sách	b. Đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi
c. Khôi phục lại sự nghiệp của các vua Hùng 	d. Cả 3 lí do trên
Bài tập 4: Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì :
a. Trưng Trắc được suy tôn làm vua	
b. Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán
c. Lạc tướng người Việt cai quản các huyện	
d. Cả 3 biểu hiện trên
Bài tập 5: Sau khi giành độc lập Trưng Vương đã:
a. Giữ nguyên các thứ thuế do nhà Hán đặt ra	
b. Vẫn yêu cầu nhân dân cống nộp những của ngon vật lạ
c. Vẫn giữ qui luật của nhà Hán	
d. Miễn thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch nặng nề do nhà Hán qui định trước đây .
Bài tập 6: Sau khởi nghĩa hai Bà Trưng đã có thay đổi về tổ chức nhà nước:
a. Thứ sử là người Hán	b. Huyện lệnh là người Hán
c. Thái thú là người Hán	
Bài tập 7: Sự thay đổi về tổ chức nhà nước đó để:
a. Đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới
b. Ngăn cản nguy cơ người Việt tổ chức kháng chiến
c. Tăng chức quyền cho người Hán
Bài tập 8: Sau khởi nghĩa hai Bà Trưng về kinh tế nhà Hán:
a. Bãi bỏ các thứ thuế 	c. Bãi bỏ cống nạp
b. Bãi bỏ lao dịch 	d. Tăng cường hơn các thứ thuế
Bài tập 9: Sống dưới ách cai trị trên mọi phương diện của nhà Hán, nhân dân ta:
a. Nói và sống theo phong tục, tập quán người Hán 	
b. Nói tiếng Việt
c. Duy trì được phong tục, tập quán người Việt
d. Cả a và b đều đúng 	d. Cả b và c đều đúng
Bài tập 10: Điền vào bảng sự phân hoá xã hội nước ta tư thế kỉ I-VI.
4. Củng cố: (4’) Chấn vở bài tập một số em. Nhận xét.
5. HDVN: (1’) Làm các bài tập còn lại trong vở bài tập. Ôn lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Tình hình nước ta từ thế kỉ I-VI.
* Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................

File đính kèm:

  • doc25.doc