Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 33: Lịch sử địa phương

GV mở rộng: Từ thời các chúa Nguyễn, Bình Định có sự phân hoá giàu nghèo, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội=> nhiều cuộc KN của nông dân nổ ra ở Bình Định, tiêu biểu cuộc KN Chàng Lía (1769), KN Tây Sơn (1771) Tháng 3-1976, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây dựng thêm thành Đồ Bàn (sau đổi thành “Thành Hoàng Đế”, tự xưng là Tây Sơn Vương, cho đúc Ấn vàng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7384 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 33: Lịch sử địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25-2-2013
Tiết : 33
 Bài dạy LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Định. Đảng Bộ tỉnh Bình Định - Những dấu ấn lịch sử.
- Một số di tích của văn hoá Chămpa, nét văn hoá - Truyền thống Bình Định.
Kĩ năng: Khái quát, nhận định những sự kiện lịch sử địa phương.
Thái dộ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, lòng tự hào, niềm tin vào tiền đồ của Tỉnh.
II. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của thầy:
- Tham khảo tài liệu Bình Định những chặng đường lịch sử.
- Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định, sưu tầm tranh ảnh. 
- Phương án tổ chức: HĐ cả lớp, cá nhân.
 2. Chuẩn bị của trò: 
- Tìm đọc tài liệu GV giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân thời Nguyễn?
Giảng bài mới: Tỉnh Bình Định được hình thành, phát triển như thế nào? Tìm hiểu bài học...
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
12’
HĐ1: Cá nhân
GV treo bản đồ hành chính tỉnh Bình Định, yêu cầu HS xác định vị trí.
GV giảng: Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời với văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chămpa, cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Hụê.
HỎI: Tỉnh Bình Định được hình thành và phát triển như thế nào?
GV mở rộng: Từ thời các chúa Nguyễn, Bình Định có sự phân hoá giàu nghèo, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội=> nhiều cuộc KN của nông dân nổ ra ở Bình Định, tiêu biểu cuộc KN Chàng Lía (1769), KN Tây Sơn (1771)…Tháng 3-1976, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây dựng thêm thành Đồ Bàn (sau đổi thành “Thành Hoàng Đế”, tự xưng là Tây Sơn Vương, cho đúc Ấn vàng.
GV liên hệ Phù Cát: 
- Là huyện đồng bằng ven biển, gồm 3 vùng sinh thái: trung du, đồng bằng và ven biển => phát triển kinh tế.
- Trong lòng đất có nhiều khoáng sản: Titan, caolanh, sắt, đá ốp lát, cát…tạo điều kiện phát triển ngành CN khai thác, CN chế biến thuỷ tinh.
- Có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, có sân bay dân dụng (1 trong 5 sân bay lớn nhất cả nước), có bờ biển dài 30 km, cửa biển Đềgi sẽ trở thành cảng thứ2 của Bình Định. Có tìm năng để phát triển du lịch sinh thaí.
HĐ1:
HS: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
HS trả lời:
- Tháng 7-1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn, gồm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Đến 1490, theo “Thiên nam dư hạ tập” phủ Hoài Nhơn cớ 19 tổng và 100 xã.
- Năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê cử trấn nhậm 2 xứ Thuận Hoá và Quảng Nam, trong đó có phủ Hoài Nhơn.
- Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Qui Nhơn. Năm 1651, Nguyễn Phúc Tần đổi thành phủ Qui Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên Qui Nhơn. Phủ Qui Nhơn thuộc dinh Quảng Nam. Phủ lị được dời về phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay Nhơn Thành - An Nhơn).
- Năm 1793, sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đem quân đánh thành Hoàng Đế. Từ 1793-1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Qui Nhơn.
- Từ 1799-1802, thành Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi thành Bình Định.
- Năm 1890, Pháp sáp nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lị đặt tại Qui Nhơn. Năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú. Năm 1907, toàn quyền ĐD ra nghị định bãi bỏ tỉnh Plâycu, 1 nửa đất đai của tỉnh này sáp nhập vào Bình Định. Đến 1913, Pháp nhập tỉnh Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú. 1921, Pháp lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến 1975.
I. Đất nước và con người Bình Định:
1. Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Định:
* Vị trí: Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lí thuận lợi: nằm ngã 3 của hai hành lang quốc lộ 1A theo hướng Bắc - Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông của Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào, có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, có sân bay và cảng biển… DT 6.025,6km2; dài trên 110km, chiều ngang trên 55km, có 1 mặt giáp với biển. Hội đủ các vùng sinh thái: đồng bằng, miền núi, ven biển, hải đảo => phát triển KT.
* Quá trình hình thành và phát triển:
- Tháng 7-1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn, gồm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. 
- Năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê cử trấn nhậm 2 xứ Thuận Hoá và Quảng Nam, trong đó có phủ Hoài Nhơn.
- Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Qui Nhơn. Năm 1651, Nguyễn Phúc Tần đổi thành phủ Qui Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên Qui Nhơn.
- Từ 1793-1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Qui Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh.
- Từ 1799-1802, thành Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi thành Bình Định.
- Năm 1890, Pháp sáp nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lị đặt tại Qui Nhơn. Năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú.
- Ngày 3-9-1945, UB nhân dân CM lâm thời của tỉnh lấy tên tỉnh Tăng Bạch Hổ thay cho tên Bình Định (chưa được TW côg nhận).
- Cuối 1975, Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1989, Bình Định được tái lập.
 8’
GV giảng về quá trình thành lập Đảng tỉnh Bình Định.
- Tháng 2-1928, tổ chức Hội Việt Nam CM thanh niên được thành lập tại Cửu lợi (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn).
- Tháng 3- 1930, xứ uỷ Trung kì thành lập chi bộ Cộng sản tại nhà máy đèn Qui Nhơn, gồm 5 Đảng viên do đồng chí Lê Xuân Trữ (Trứ) làm bí thư.
- Tháng 8-1930, thành lập chi bộ cộng sản Hoài Nhơn, gồm 5 Đảng viên do đồng chí Nguyễn Trân làm bí thư.
- Tháng 11-1930, lần đầu tiên nhân dân Bình Định tổ chức đấu tranh chào mừng CM /10 Nga.
- Tháng 10-1936, thành lập chi bô cộng sản Hồng lĩnh (Nhơn Mĩ - An Nhơn), gồm 7 Đảng viên, Nguyễn Mâm làm bí thư.
- Cuối 1937, tỉnh Uỷ lâm thời Bình Định được thành lập.
- Đầu 1938, chi bộ cộng sản ĐD thành phố Qui Nhơn được thành lập, Đ/C Trần Lung làm bí thư.
- Tháng 6-1939, thành lập chi bộ cộng sản Đề pô - Diêu Trì, gồm 3 Đảng viên do Nguyễn Đình Thụ làm bí thư.
HS nghe, ghi bài.
2. Đảng Bộ tỉnh Bình Định - Những dấu ấn lịch sử:
- Tháng 2-1928, tổ chức Hội Việt Nam CM thanh niên được thành lập tại Cửu lợi (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn).
- Tháng 3- 1930, xứ uỷ Trung kì thành lập chi bộ Cộng sản tại nhà máy đèn Qui Nhơn.
- Tháng 8-1930, thành lập chi bộ cộng sản Hoài Nhơn, gồm 5 Đảng viên do đồng chí Nguyễn Trân làm bí thư.
- Tháng 10-1936, thành lập chi bô cộng sản Hồng lĩnh (Nhơn Mĩ - An Nhơn).
- Cuối 1937, tỉnh Uỷ lâm thời Bình Định được thành lập.
- Đầu 1938, chi bộ cộng sản ĐD thành phố Qui Nhơn được thành lập, Đ/C Trần Lung làm bí thư.
- Tháng 6-1939, thành lập chi bộ cộng sản Đề pô - Diêu Trì.
 10’
HĐ2: Cả lớp, cá nhân
GV yêu cầu HS giới thiệu một số công trình kiến trúc Chămpa mà em biết.
GV bổ sung, mở rộng:
- Nằm ngay cữa ngõ Qui Nhơn là 2 ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau dân gian gọi là tháp Đôi. Ngày 10-7-1980, được trùng tu đầu tiên ở Bình Định…
- Vùng “Tây Sơn hạ đạo” có cụm tháp Dương Long, có 3 toà tháp cổ với chiều cao 29-36m…
- Tháp Cánh Tiên được xây dựng ngay ở trung tâm thành phố Đồ Bàn (nay Nhơn Hậu - An Nhơn). Theo tài liệu của Pháp, tháp Cánh Tiên còn gọi là tháp Đồng, cao khoảng 20m.
- Tháp Bánh ít có 4 toà tháp lớn nhỏkhác nhau nằm trên 1 đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp.
- Tháp Bình Lâm ở xã Phước Hoà - Tuy Phước, là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.
- Tháp Thủ Thiện ở xã Bình Nghi - Tây Sơn, nằm trên quốc lộ 19.
- Tháp Phú Lốc (còn gọi tháp Vàng), nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước, cao 29m., nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 76m so với mực nước biển.
- Tháp Hòn chuông ở huyện Phù Cát, hiện chỉ còn chân đế.
HĐ2:
HS giới thiệu:
- Tháp Đôi.
- Cụm tháp Dương Long.
- Tháp Cánh Tiên.
- Tháp Bánh ít.
- Tháp Bình Lâm.
- Tháp Thủ Thiện.
- Tháp Phú Lốc.
- Tháp Hòn Chuông
II. Di tích - Văn hoá - Truyền thống Bình Định:
1. Giới thiệu một số di tích của văn hoá Chămpa:
- Tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh), được xây dựng khoảng cuối TK XII.
- Cụm tháp Dương Long (người Pháp gọi tháp Ngà, dân địa phương gọi tháp An Chánh).
- Tháp Cánh Tiên.
- Tháp Bánh ít.
- Tháp Bình Lâm.
- Tháp Thủ Thiện.
- Tháp Phú Lốc.
- Tháp Hòn Chuông.
 7’
HĐ cả lớp, cá nhân.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu: Nguồn gốc võ cổ truyền Bình Định? Quá trình hình thành và phát triển? Nghệ thuật sân khấu?
HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
2. Nét văn hoá truyền thống Bình Định:
- Bình Định - miền đất võ.
- Nghệ thuật sân khấu:
 + Hát bội.
 + Bài chòi.
HĐ: Củng cố kiến thức:
- Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Định, Đảng Bộ tỉnh Bình Định. 
- Một số di tích của văn hoá Chămpa, nét văn hoá - Truyền thống Bình Định.
HS chú ý lắng nghe
Củng cố kiến thức:
4. Dặn dò:2 phút
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 27: QUÁ TRÌNH GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC.
- Bài tập về nhà: Tiếp tục tìm hiểu về nét truyền thống Bình Định.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT33-10.DOC
Giáo án liên quan