Giáo án Hóa học 9 tiết 43: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Khái niệm về hợp chất hữu cơ.

GV: Yêu cầu HS quan sát 4.1 SGK và giới thiệu một số mẫu về lương thực, thực phẩm, vật dụng Tất cả đều có mặt của hợp chất hữu cơ.

 GV: Kể một số lương thực, thực phẩm, vật dụng có chứa hợp chất hữu cơ?

HS: Lúa ngô, cam, táo, thịt, cá, giấy, mực, viết

GV: Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, nhậnn xét?

- Đốt cháy bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào ống nghiệm, lắc đều.

HS: Hiện tượng: Nước vôi trong bị vẩn đục; Nhận xét: Bông cháy sinh ra khí CO2.

GV: Tương tự, khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác như: Cồn, nến, đều tạo CO2.

GV: Vậy thành phần của bông, cồn, nến có chứa nguyên tố gì?

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 43: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34 – Tiết 43 
Tuần 23 KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
 	VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ	
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
* HS hiểu: 
 - Phân loại các hợp chất hữu cơ.
 - Công thức phân tử , công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó. 
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT.
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
- Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố. 
1.3. Thái độ: Giáo dục HS tầm quan trọng của hoá học hữu cơ trong đời sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Khái niệm hợp chất hữu cơ
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bông, nến, ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, ống hút, nút cao su, dung dịch Ca(OH)2, kẹp
3.2. Học sinh: Kiến thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ (Thời gian: 30’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Phân loại các hợp chất hữu cơ.
+ Công thức phân tử , công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
- Kỹ năng: 
+ Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT.
+ Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
+ Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
+ Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố. 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm về hợp chất hữu cơ.
GV: Yêu cầu HS quan sát 4.1 SGK và giới thiệu một số mẫu về lương thực, thực phẩm, vật dụng ® Tất cả đều có mặt của hợp chất hữu cơ.
 GV: Kể một số lương thực, thực phẩm, vật dụng có chứa hợp chất hữu cơ?
HS: Lúa ngô, cam, táo, thịt, cá, giấy, mực, viết
GV: Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, nhậnn xét?
- Đốt cháy bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào ống nghiệm, lắc đều.
HS: Hiện tượng: Nước vôi trong bị vẩn đục; Nhận xét: Bông cháy sinh ra khí CO2.
GV: Tương tự, khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác như: Cồn, nến, đều tạo CO2.
GV: Vậy thành phần của bông, cồn, nến có chứa nguyên tố gì?
HS: Cacbon.
GV: Bông, cồn, nến là những hợp chất hữu cơ.
GV: Thế nào là hợp chất hữu cơ?
HS: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.
GV: Đa số các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. Trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại.
GV: Cho HS làm bài tập vận dụng: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ:
A. CH4; B. NaHCO3; C. CH3Cl; D. CaCO3.
HS: A, D.
GV: Có một số hợp chất sau: C2H2, CH4O, CH2Cl2, C4H10, C2H4Br2. Hãy nhận xét về thành phần phân tử của các hợp chất trên và cho biết chúng được phân chia thành mấy loại? Sắp xếp chúng theo từng loại?
HS: (Thảo luận trong 3’):
C2H2, C4H10 có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và H
CH4O, CH2Cl2, C2H4Br2 có thành phần ngoài 2 nguyên tố là C và H còn có thêm các nguyên tố khác như: Cl, O, Br
GV: Dựa vào thành phần phân tử, hợp chất hữu cơ được phân chia thành mấy loại?
HS: 2 loại.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Hợp chất hữu cơ có trong lương thực, thực phẩm, vật dụng
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
- Thí nghiệm: Trang 106 SGK.
- Hiện tượng: Nước vôi trong vẩn đục.
- Nhận xét: Bông cháy tạo ra CO2.
® Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (Trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat).
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Có 2 loại hợp chất hữu cơ:
+ Hiđrô cacbon: Phân tử chỉ có 2 nguyên tố là cacbon và hiđrô (CH4).
+ Dẫn xuất của hiđrô cacbon: Ngoài cacbon và hiđrô, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như: Oxy, nitơ, clo, (CH3Cl, C2H6O).
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm về hoá học hữu cơ (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
- Kỹ năng: 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thuyết trình
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm về hoá học hữu cơ.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK.
GV: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về vấn đề gì?
HS: Nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ:
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
* Bài tập 3 trang 108/ SGK.
CH4: C% = = 75%
CH3Cl: C% = = 23,8%
CH2Cl2 : C% = = 14,1%
CH3Cl: C% = = 10%
5.2. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học tiết này:
- Học bài.
- Làm bài tập 1, 2, 4, 5 trang 108 SGK.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem lại hoá trị của các nguyên tố: Cacbon, ôxy, hiđrô, clo
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

File đính kèm:

  • docBai_34_Khai_niem_ve_hop_chat_huu_co_va_hoa_hoc_huu_co_20150725_113437.doc