Giáo án Hình học khối 9 - Chương I: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

- GV yêu cầu HS tìm các cặp tam giác vuông có trong hình 1 ? ( 3 cặp : ABC HBA, BAC AHC, HAC HBA

- Từ BAC AHC ta suy ra được hệ thức nào về các cạnh ? Có thể suy đoán được hệ thức tương tự nào nữa từ BAC AHC .

- HS phát biểu định lý 1 SGK và vẽ hình 1, ghi GT,KL của định lý 1 .

- GV hướng dẫn học sinh chứng minh định lý 1 bằng phương pháp phân tích đi lên .

- HS trình bày phần chứng minh .

GV yêu cầu học sinh phát biểu định lý Pitago và thử áp dụng định lý 1 để chứng minh định lý Pitago (chú ý gợi mở a = b' + c')

doc26 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Chương I: Hệ thức lượng trong tam giác vuông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Dựng một góc nhọn khi biết một trong các tỉ số lượng giác của góc đó
GV đặt vấn đề : trong tiết trước ta đã biết tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước . Nay ta có thể dựng được một góc nhọn khi biết một trong các tỉ số lượng giác của nó không ?
GV hướng dẫn học sinh làm ví dụ 3 (gợi ý : khi biết tga tức là biết tỉ số của hai cạnh nào của tam giác vuông và thấy được thứ tự các bước dựng) .
Tương tự HS làm ví dụ 4 và bài tập ?3
GV nêu chú ý cho học sinh .
Ví dụ 3 : SGK
Chú ý : Nếu sina = sinb (hoặc cosa=cosb hoặc tga=tgb hoặc cotga=cotgb) thì a = b
Hoạt động 4 : Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau 
HS làm bài tập ?4 (bằng cách từng nhóm độc lập tìm tỉ số lượng giác của góc B, góc C rồi cả lớp thử tìm các cặp tỉ số bằng nhau . Lúc đó GV cho học sinh thấy dược mối quan hệ giữâhi góc B và C là phụ nhau) 
HS phát biểu định lý .
Từ kết quả ở ví dụ 2, hãy tính các tỉ số lượng giác của góc 300 . 
GV củng cố và tổng hợp thành bảng như một bài tập điền khuyết .
GV hướng dẫn cách nhớ bảng tóm tắt đó cho học sinh(chủ yếu ở hai tỉ số lượng giac sina và cosa)
HS làm ví dụ 7 và GV nêu thêm chú ý về cách viết .
Định lý : SGK
Bảng TSLG của một số góc
a
TSLG
300
450
600
sina
cosa
tga
1
cotga
1
Hoạt động 5 : Củng cố toàn tiết
HS làm bài tập số 11 và 12 SGK theo nhóm (nhóm chẵn làm bài tập 11, nhóm lẻ làm bài tập 11 và đối chiếu kiểm tra nhau ) . GV kiểm tra qua đại diện nhóm .
Qua hai tiết học trên ta cần nắm vẽng những điều gì ?
Hoạt động 6 : Dặn dò
Học thuộc lòng các định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn , nắm vững cách tính các tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước, cách dựng một góc nhọn khi biết một trong các tỉ số lượng giác của nó, mối quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau .
Làm các bài tập 13, 14, 15, 16 và 17 
Tiết sau : Luyện tập .
Tiết thứ :7 	Tuần :4	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Rèn kỹ năng tính toán các tỉ số lượng giác của một góc nhọn 
Rèn kỹ năng dựng góc nhọnkhi biết một trong các tỉ số lượng giác của nó . 
Vận dụng các tỉ số lượng giác của một góc nhọn để giải bài tập có liên quan .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi : Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm . Biết . Hãy tính :
a) Cạnh AC 	b) Cạnh BC	c) Các tỉ số lượng giác của góc C (bằng hai cách)
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Dựng góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó .
Bài tập 13 :
Khi biết một tỉ số lượng giác của một góc nhọn tức là biết được mối quan hệ nào ?
Ta thường tạo nên một tam giác vuông để làm gì ?
GV hướng dẫn học sinh phân tích một trong các bài a,b,c,d còn các bài còn lại tương tự HS tự giải .
Bài tập 13b :
Dựng : 
Dựng éxOy = 900	
Lấy M ẻOx sao cho OM = 3
Vẽ (M,5) cắt Oy tại N .
 Góc OMN là góc cần dựng .
Chứng minh : HS tự làm
Hoạt động 4 : Ch minh một hệ thức liên quan đến các tỉ số lượng giác của một góc nhọn
Bài tập 14 :
GV hướng dẫn HS vẽ hình một tam giác vuông có một góc nhọn bằng a rồi thiết lập các tỉ số lượng giác của góc nhọn đó .
GV hướng dẫn HS dùng các tỉ số đó để chmh các hệ thức .
GV chú ý cho HS có thể dùng các hệ thức này để giải các bài tập có liên quan
Bài tập 14 :
a
Hoạt động 5 : Tính toán bằng cách sử dụng các tỉ số lượng giác của một góc nhọn 
Bài tập 15 :
Mối quan hệ giữa hai góc B và C trong tam giác vuông ABC (Â = 900) .
Biết cosB ta có thể suy ra ngay được tỉ số lượng giác nào của góc C ?
Ta cần phải tính các tỉ số lượng giác nào nữa của góc C và dựa vào hệ thức nào để tính .
Bài tập 16 :
HS nhắc lại các tỉ số lượng giác của góc 600
Dựa vào tỉ số lượng giác nào để tính độ dài cạnh đối diện với góc 600 khi biết cạnh huyền .
Bài tập 17 :
GV hướng dẫn HS phân tich đi lên để tìm cách giải bằng cách như : Để tính độ dài x, ta cần tìm độ dài trung gian nào và áp dụng kiến thức nào ? để tìm độ dài trung gian đó ta cần áp dụng tính chất nào ?
Học sinh trình bày lời giải .
Bài tập 15 :
Vì éB + éC = 900 nên sinC = cosB = 0,8 .
Vì sin2C + cos2C = 1 và cosC > 0 nên 
Bài tập 16 :
Có 
Nên 
Bài tập 17 :
Có DABH vuông cân tại H
(vì éA=450 và éH = 900)
nên AH = BH =20
Có AC2 = AH2 + HC2 = 202 + 212 = 841
(vì DACH vuông tại H)
Nên AC = 29
Hoạt động 6 :Dặn dò
Học sinh hoàn chỉnh tất cả các bài tập đã hướng dẫn sửa chữa .
Lập bảng tóm tắt các tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt và các công thức sở bài tập 14
Chuẩn bị bài sau : Bảng lượng giác và máy tính điện tử có các phím tỉ số lượng giác .
Tiết thứ : 8&9	Tuần :4 &5	Ngày soạn : 
Tên bài giảng : 	Đ 3 . bảng lượng giác
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau .
Thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cosin và cotang .
Bước đầu có kỹ năng tra bảng để biết được các tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước và tìm được số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó.
Chuẩn bị :
GV chuẩn bị bảng phụ có trích ghi một số phần của bảng sin - cosin, bảng tang - cotang và máy tính điện tử bỏ túi CASIO 500A, 500MS, 570MS
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Nêu mối quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau . xét mối quan hệ giữa hai góc trong mỗi biểu thức sau rồi tính :
	b)tg760 - cotg140	c) sin2270 + sin2630
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung 
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Giới thiệu cấu tạo và công dụng của bảng lượng giác
GV giới thiệu nguyên lý cấu tạo của bảng lượng giác và các bảng lượng giác cụ thể .
GV giới thiệu cấu tạo của bảng VIII ,IX, X .
HS quan sát bảng lượng giác và nhận xét về tính đồng biến, nghịch biến của các tỉ số lượng giác của một góc nhọn khi độ lớn tăng dần từ 00 đến 900 .
Phần hiệu chính được sử dụng như thế nào ?
(SGK)
Nhận xét : Khi góc a tăng từ từ 00 đến 900 thì sina và tga tăng còn cosa và cotga lại giảm .
Hoạt động 4 :Tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước
GV đặt vấn đề : Làm thế nào để tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước ?
GV nêu cách tìm như SGK và phân thành hai trường hợp số phút là bội hay không là bội của 6 cùng với một vài ví dụ minh hoạ .
Khi nào ta cộng hay trừ phần hiệu chính của bảng lượng giác ?
HS nêu cách tìm bằng miệng và đối chiếu với bảng 
HS làm bài tập ?1 và ?2
Cách tìm :	(SGK)
Chú ý : 	(SGK)
Ví dụ :
Hoạt động 5 : Sử dụng máy tính điện tử để tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước
GV giới thiệu một số phím bấm trên máy tính điện tử CASIO dùng để tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước .
GV nêu cách sử dụng (đối với từng hệ máy A thì nhập số đo góc trước khi ấn các phím TSLG, còn hệ MS nhập ngược lại )
Khi tính cotg, ta phải tính như thế nào ? (tính tg rồi nghịch đảo)
HS dùng máy tính để thực hiện các ví dụ ở hoạt động 5 .
Hoạt động 6 :Thực hành củng cố tiết 7
- HS làm bài tập 18 (nêu cách làm và kiểm tra kết quả bằng máy tính điện tử) làm theo nhóm và chéo nhau.
Hoạt động 7 :Tìm số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó 
GV đặt vấn đề ngược lại ở hoạt động 5 và nêu cách dùng bảng lượng giác để tra cùng với vài ví dụ minh hoạ .
HS theo dõi và làm bài tập ?3; ?4
Cách tìm :	(SGK)
Ví dụ :
Hoạt động 8 : Sử dụng máy tính điện tử để tìm số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó 
GV giới thiệu một số phím bấm trên máy tính điện tử CASIO dùng để tìm số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó .
GV nêu cách sử dụng 
Khi biết cotg, ta phải thực hiện như thế nào ? (nghịch đảo cotg để được tg và tính số đo khi biết tg của góc đó )
HS dùng máy tính để thực hiện các ví dụ ở hoạt động 7 .
Hoạt động 9 :Thực hành củng cố tiết 8
- HS làm bài tập 19 (nêu cách làm và kiểm tra kết quả bằng máy tính điện tử) làm theo nhóm và chéo nhau.
Hoạt động 10 : Dặn dò 
HS đọc thêm bài Tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính điện tử bỏ túi CASIO .
Làm các bài tập 20 đến 25 ( có kiểm tra kết quả bằng bảng lượng giác, bằng MTĐT và trình bày bằng suy luận)
Tiết sau : Luyện tập
Tiết thứ : 10	Tuần :5	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Củng cố thêm quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau và tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cosin và cotang .
Rèn kỹ năng tra bảng để biết được các tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước và tìm được số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Nêu nguyên lý lập bảng lượng giác và cách sử dụng phần hiệu chính .
Dùng bảng lượng giác để tìm : sin39013' ; cos52018' ; tg13020' ; cotg10017' 
Dùng bảng lượng giác để tìm góc nhọn x biết :
Sin x = 0,5446	; cos x = 0,4444; 	tg x = 1,1111 ; cotgx = 1,7142
(Gọi 4 em, mỗi em một cặp yêu cầu)
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước
Bài tập 20:
- GV gọi học sinh tra bảng và trả lời kết quả sau khi nêu cách tra
Bài tập 20:
sin70013' = 0,9410 ; cosin25032' = 0,9023
tg43010' = 0,9380 ; cotg32015' = 1,5849 
Hoạt động 4 :Tìm số đo của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó 
Bài tập 21:
- GV gọi học sinh tra bảng và trả lời kết quả sau khi nêu cách tra .
Bài tập 21:
sinx = 0,3495 => x ằ200 
cosinx = 0,5427 => x ằ570 
tgx = 1,5142 => x ằ570 
cotgx = 3,163 => x ằ180 
Hoạt động 3 : Vận dụng các tính chất của các tỉ số lượng giác 
Bài tập 22
HS nhắc lại tính biến thiên của của các tỉ số lượng giác của một góc nhọn khi độ lớn tăng dần từ 00 đến 900 .
Sử dụng tính chất này để giải bài tập 22
Bài tập 23 :
- Xét mối quan hệ giữa hai góc trong mỗi biểu thức sau rồi tính để giải bài tập 23
Bài tập 24 :
-Ta cần phải so sánh trên cùng một loại tỉ số lượng giác thông qua các góc và tính biến thiên của tỉ số lượng giác này .
Bài tập 25 :(dành cho HS khá, giỏi)
Chú ý ta dùng các tính chất sina<1, cosa<1 và các hệ thức , các tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt để so sánh .
Bài tập 22:
sin200 < sin700 vì 200 < 700
cosin250 > cosin63015' vì 250 < 63015'
tg73020' > tg450 vì 73020' > 450
cotg20 > cotg37040' vì 20 < 37040'
Bài tập 23:
a) (vì 250 + 650 = 900)
tg580 - cotg320 = tg580 - tg580 = 0 
(vì 580 + 320 = 900 )
Bài tập 24:
Vì cos140 = sin760 ; cos870 = sin30 
và 780 > 760 > 470 > 30 
nên sin780 > sin760 > sin470 > sin30 hay sin780 > cos140 > sin470 > cos870 
Vì cotg250 = tg650 ; cotg380 = tg520 
và 730 > 650 > 620 >520 
nên tg730 > tg650 > tg620 > tg520 
 hay tg730 > cotg250 > tg620 > cotg380 
Bài tập 25:
Có 
Tương tự a ta được cotg320 > cos320 .
tg450 > cos450 vì 
cotg600 > sin300 vì 
Hoạt động 5 :Dặn dò
Học sinh hoàn chỉnh tất cả các bài tập đã hướng dẫn sửa chữa .
Làm các bài tập 39,40,41,45 SBT tập I
Chuẩn bị bài sau : Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông .
Tiết thứ :11 	Tuần :6	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 4 . một số hệ thức về cạnh và góc
	trong tam giác vuông
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Thiết lập được và nắm vững các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông .
Bước đầu áp dụng các hệ thức này để giải một số bài tập có liên quan và một số bài toán thực tế .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Bằng kiến thức của tỉ số lượng giác của một góc nhọn , hãy chứng minh định lý : "Trong một tam giác vuông đối diện với góc 600 là cạnh góc vuông bằng nửa cạnh huyền "
 Câu hỏi 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A có éB = a . Viết các hệ thức lượng giác của góc a . Từ đó hãy tính các cạnh góc vuông qua các cạnh và các góc còn lại .
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Thiết lập các hệ thức
GV hướng dẫn HS lợi dụng kết quả kiểm tra câu hỏi 2 để làm bài tập ?1 .
GV tổng kết và nêu thành định lý .
HS vẽ hình , ghi GT, KL 
Định lý :	(SGK)
GT DABC, Â = 900
KL AB=BC.sinC=BC.cosB
	= AC.tgC = AC.cotgB
 AC=BC.sinB=BC.cosC
	= AB.tgB = AB.cotgC
Hoạt động 4 :Vài ví dụ
HS đọc ví dụ 1 SGK , vẽ hình , cho biết ta đã biết những yếu tố nào ? cần tính yếu tố nào ?
HS trả lời kết quả .
HS nêu cách giải bài toán trong ô chữ nhật tròn ở đầu bài ?
Ví dụ 1 : (SGK)
Ví dụ 2 : (Đề bài ở ô chữ nhật tròn đầu bài)
Hoạt động 5 : Củng cố 
HS làm bài tập số 26 SGK .
Thử nêu một số ứng dụng có thể của các hệ thức này ?
Hoạt động 6 :Dặn dò
Nắm vững các hệ thức giữa các cạnh và góc trong tam giác vuông .
Làm các bài tập 52,53 SBT
Tiết sau : học tiếp phần giải tam giác vuông của bài này .
Tiết thứ : 12	Tuần :6	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 4 . một số hệ thức về cạnh và góc
	trong tam giác vuông (TT)
 Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được thuật ngữ "giải tam giác vuông" là gì ?
Vận dụng các hệ thức đã học ở tiết 10 để giải tam giác vuông .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Hãy tính đường cao và diện tích của một tam giác đều có cạnh bằng a mà không dùng định lý Pitago
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Giải tam giác vuông là gì ?
Trong một tam giác vuông, nếu biết trước hai cạnh ta có thể tìm được cạnh còn lại và hai góc nhọn không ?
Trong một tam giác vuông, nếu biết trước một cạnh và một góc nhọn ta có thể tìm được hai cạnh còn lại và góc nhọn kia không ?
Thế nào là bài toán "Giải tam giác vuông"
Giải tam giác vuông là tìm tất cả các cạnh và các góc còn lại của một tam giác vuông khi biết trước hai cạnh hoặc một cạnh và một góc nhọn của nó .
Hoạt động 4 :Thực hành giải tam giác vuông 
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các ví dụ 3, 4,5 .
Ví dụ 3 : Giải tam giác vuông khi biết hai cạnh góc vuông và một góc nhọn
Ví dụ 4 : Giải tam giác vuông khi biết cạnh huyền và một góc nhọn
Ví dụ 5 : Giải tam giác vuông khi biết một cạnh góc vuông và một góc nhọn
Chú ý phát huy HS làm bằng nhiều cách thông qua các bài tập ?2, ?3 đặc biệt cách tính liên hoàn nhờ máy tính điện tử .
Qua các ví dụ, thông thường ta tính giá trị của cạnh hay góc trước . Vì sao vậy ?
Ví dụ 3 :	(SGK)
Ví dụ 4 :	(SGK)
Ví dụ 5 :	(SGK)
Hoạt động 5 : Củng cố
Để giải một tam giác vuông, cần biết ít nhất mấy cạnh và mấy góc ? Có lưu ý gì về số cạnh .
Làm bài tập số 27 SGK theo nhóm và trao đổi kết quả để chấm chéo . HS đại diện từng nhóm báo cáo bài làm của mình trên bảng .
Hoạt động 6 : Dặn dò
Lập bảng các hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông .
Làm các bài tập 28 đến 32 SGK .
Tiết sau : Luyện tập
Tiết thứ : 13&14	Tuần :7	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Củng cố quan hệ giữa các góc, giữa cạnh và góc trong một tam giác vuông thông qua các bài toán giải tam giác vuông .
Biết áp dụng bài toán giải tam giác vuông vào thực tế .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Nêu các hệ thức quan hệ giữa các cạnh và góc của tam giác vuông . Giải bài tập số 28 SGK
Câu hỏi 2 : Giải tam giác vuông là gì ? áp dụng để giải bài tập số 29 SGK
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Một số bài toán thực tế
Bài tập 28 : Hình 31 SGK
- Ta phải ứng dụng tỉ số lượng giác nào để tính được góc 
Bài tập 29 : Hình 32 SGK
Ta phải ứng dụng tỉ số lượng giác nào để tính được góc a 
Bài tập 32 :
HS vẽ hình bài toán này . Cho biết bài toán đã cho các dự kiện nào ? Có thể xem đủ giả thiết của bài toán giải tam giác vuông chưa ? (Nếu lợi dụng hình 32 SGK ta biết được đường di của thuyền là cạnh nào, dài bao nhiêu ? Góc a = ?)
Ta tính chiều rộng khúc sông dựa vào tỉ số lượng giác nào ?
Bài tập 28 :
Ta có 
Bài tập 29 :
Có 
Bài tập 32 :
Độ rộng dòng sông
Có 2km/h ằ33m/ph
BC = 33.5=165 m
DABC vuông tại A
biết BC và éC nên
AC 	= BC.sin700 
	= 155 m
Hoạt động 4 :Các bài toán khác
Bài tập 30 SGK
HS vẽ hình . GV dùng phương pháp phân tích đi lên để tìm cách giải .
AN =?
AB=? 
Tạo Dvuông và biết một cạnh, một góc của nó
( Vẽ BK^AC => DBKC , BC = 11, éC = 300)
BK =?
Bài tập 31 : (Hình 33 SGK)
HS vẽ hình . GV dùng phương pháp phân tích đi lên để tìm cách giải .
AB=?
DABC vuông tại B	AC = 8 	éBCA = 540
	(gt)	 (gt)	(gt)
éADC 
Tạo Dvuông và biết hai cạnh của nó
( Vẽ AH^DC => DAHC , AD = 9,6)
AH=?
DACH vuông tại H	AC = 8 	éACH = 740 
	 (gt)	 (gt)	(gt)
Bài tập 30 SGK
Vẽ BK^AC 
Dễ thấy K nằm
 ngoài đoạn AC .
éKBA = 220
BK 	=BCsin300
 	=11.0,5 =5,5
AN = AB.sin380 = 3,652 cm
Bài tập 31 : (Hình 33 SGK)
Độ dài AB
Ta có AB = AC sin540 ằ 6,472
Số đo éADC
Vẽ AH^DC 
Ta có AH = AC.sin740 ằ 7,690
Suy ra éADC ằ 530
Hoạt động 5 : Dặn dò
HS hoàn thiện các bài tập đã hướng dẫn sửa .
Làm các bài tập 54,56,57 SBT tập I
Chuẩn bị điều kiện để học tiết sau : Mỗi nhóm chuẩn bị thước eke, thước đo góc, máy tính, giác kế nếu có thể , giấy bút ... để thực hành ngoài trời theo nội dung bài học : ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn .
Tiết thứ :15,16 	Tuần :8	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 5 . ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác 
	của góc nhọn - thực hành ngoài trời
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết xác định chiều cao của một vật cụ thể mà không cần lên đến điểm cao nhất của nó .
Biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm cụ thể trong đó có một địa điểm khó đến được .
Rèn kỹ năng đo đạc trong thực tế, kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo đạc và ý thức làm việc tập thể .
CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN :
Phiếu thực hành cho các nhóm : (Mẫu phiếu đính kèm )
Dụng cụ thực hành như eke, giác kế, thước cuộn, máy tính điện tử
Địa điểm thực hành : Sân trường .
Yêu cầu đo chiều cao cột cờ (hoặc trụ cổng trường), bề rộng của một đoạn đường lớn hoặc bề rộng của một khe suối (giả sử khó đi qua).
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ (Cho học sinh xem lại các bài tập 26 và 29 SGK)
Hoạt động 3 : Thực hành xác định chiều cao(Tiết 13) 
Hoạt động 4 : Thực hành xác định khoảng cách (Tiết 14)
Trong hai hoạt động 3 và 4, GV và HS thực hiện theo các bước sau đây :
Bước 1 : GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn xác định các công việc chi tiết và phân công thực hiện , ghi thu hoạch trong phiếu thực hành .
Bước 2 : GV phân công khu vực thực hành (cứ 2 hoặc 3 nhóm xác định chung một chiều cao hoặc một khoảng cách) . GV đặt vấn đề trong trường hợp không đủ hoặc không có giác kế, ta có thể sáng tạo bằng cách nào để có thể đo góc tương đối chính xác trên mặt đất ? (gấp giấy tạo thành góc và đo góc đó trên thước đo độ) 
Bước 3 : HS theo nhóm , dưới sự điều khiển của nhóm trưởng triển khai thực hành .
Bước 4 : Các nhóm tiến hành sơ kết trong nhóm .
Bước 5 : GV tổng kết tiết thực hành, nhận xét và đánh giá chung, cho điểm từng nhóm, biểu dương và phê bình cụ thể .
Hoạt động 5 : Dặn dò 
Chuẩn bị tốt các câu hỏi ôn tập chương, nfghiên cứu và làm các bài tập số 33 đến 42, xét xem bài tập đó tương tự bài tập nào đã giải .
Tiết sau : Ôn tập chương I .
Phiếu thực hành nhóm .........
Nội dung thực hành : ................................................................
Họ và tên nhóm trưởng : .................................................................................................
Họ và tên các thành viên trong nhóm :	1 - ...........

File đính kèm:

  • docChuong 1.doc