Giáo án Hình học 8 - Tiết 10: Đối xứng trục

Định nghĩa :

Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

- Học sinh đọc quy ước :

Ě Quy ước : Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 10: Đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 10 - Đ6. Đối xứng trục
I – Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ Hiểu được định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Kĩ năng :
+ Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng, biết nhận ra một số hình có hình đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào hình vẽ, gấp hình.
- Thái độ :
+ Vẽ hình cẩn thận.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên :
+ Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ ghi hình 56.
- Học sinh : 
+ Đồ dùng học tập :
III – Tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Khởi động : (2’).
GV : Gấp giấy cắt hình chữ H. Vì sao có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt hình chữ H? Ta vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
HĐ 1 : Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng : (10’).
- Mục tiêu :
+ Hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau đường thẳng.
+ Nắm được quy ước.
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, phấn màu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu 1 học sinh đọc ?1.
- Yêu cầu 1 hs lên bảng chữa ?1
- Ta gọi điểm A’ là điểm đối xứng với A qua d và A cũng là điểm đối xứng với A’ qua d. Vậy thế nào là hai điểm đối xứng qua một đường thẳng?
- Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B nằm ở đâu? Ta có quy ước sau, 1 học sinh đọc Quy ước.
*) Kết luận : Giáo viên chốt lại kiến thức.
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
HS : Đọc nội dung ?1. Một hs lên bảng chữa.
?1.
Ě Định nghĩa :
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
- Học sinh đọc quy ước :
Ě Quy ước : Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.
HĐ 2 : Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng : (15’).
- Mục tiêu :
+ Hiểu được định nghĩa hai hình đối xứng với nhau đường thẳng.
+ Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. 
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, phấn màu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu 1 học sinh đọc ?2.
- Yêu cầu 1 hs lên bảng chữa bài.
- Đoạn thẳng AB và A’B’ như trên gọi là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua d.
- Quan sát hình 53 và cho biết những đoạn thẳng nào đối xứng với nhau?
- Vậy ABC và A’B’C’ có đối xứng với nhau qua d hay không?
- Vậy thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng? Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung định nghĩa.
- Đường thẳng d như vậy được gọi là trục đối xứng của hai hình đó.
- Yêu cầu hs quan sát hình 54 và cho biết hai hình H và H ’ có bằng nhau hay không?
- Người ta đã chứng minh được tính chất sau, yêu cầu 1 hs đọc nội dung tính chất.
*) Kết luận : Thế nào là hai hình đối xứng qua một đường thẳng? Hai hình đối xứng qua một đường thẳng có tính chất gì?
2. Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng
HS : Đọc nội dung ?2. Một học sinh lên bảng chữa bài.
?2.
- AB với A’B’, AC với A’C’, BC với B’C’.
- ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
Ě Định nghĩa : Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
- Hai hình H và H ’ bằng nhau.
- Học sinh đọc nội dung tính chất : Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
HĐ 3 : Hình có trục đối xứng : (15’).
- Mục tiêu :
+ Học sinh nhận dạng được hình có trục đối xứng và hiểu được định lí về trục đối xứng của hình thang cân.
- Đồ dùng dạy học : 
+ Thước thẳng, phấn màu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : 
B1 : Cá nhân.
GV : Yêu cầu học sinh đọc ?3.
- Yêu cầu 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Ta nói đường thẳng AH như vậy được gọi là trục đối xứng của ABC.
- Yêu cầu 1 hs đọc nội dung định nghĩa.
B2 : Nhóm theo bàn.
GV : Yêu cầu hs đọc ?4.
- Treo bảng phụ hình 56, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời.
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời.
- GV nhận xét và chữa bài.
- Thông báo định lí về trục đối xứng của hình thang, yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung định lí.
*) Kết luận : Thế nào là trục đối xứng của một hình? Trục đối xứng của hình thang cân có đặc điểm gì?
3. Hình có trục đối xứng
HS : Đọc nội dung ?3
?3.
- AB và AC đối
xứng với nhau qua
AH.
- Đọc nội dung định nghĩa :
*) Định nghĩa : 
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H .
HS : Đọc nội dung ?4.
- Hoạt động nhóm trả lời ?4
a) Có 1 trục đối xứng.
b) Có 3 trục đối xứng.
c) Có nhiều trục đối xứng.
HS : Hoàn thiện vào vở.
- Đọc nội dung định lí :
Đường thẳng đi 
Qua trung điểm 
Hai đáy của hình 
Thang cân là trục 
đối xứng của hình 
Thang cân đó.
*) Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà : (3’).
- Tổng kết :
+ Giáo viên nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản của bài.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
+ Yêu cầu hs về nhà học thuộc các định nghĩa, định lí.
BTVN : 35, 36 (SGK/ 87).

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc