Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

1. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh:

 - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội cụ Hồ.

- Tự hào, yêu quí và biết ơn bội đội cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.

- Biết noi gương bộ đội cụ hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, biết quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.

2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động).

a) Nội dung

 - Những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời người lính.

 - Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.

b) Mức độ tích hợp.

 - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội cụ Hồ.

- Tự hào, yêu quí và biết ơn bội đội cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.

- Biết noi gương bộ đội cụ hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, biết quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày thực hiện: 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 2 
HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG – ĐÁT NƯỚC
1.Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: 
	- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước
- Có tinh thần thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động).
a) Nội dung
	- Ca ngợi quê hương, đất nước.
	- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân dội anh hùng.
	- Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
b) Mức độ tích hợp.
	- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước
- Có tinh thần thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.	
3. Các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực được sử dụng
	- Thi hát cá nhân.
	- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi…
	- Thi hát giữa các tổ.
4. Tài liệu và phương tiện:
a) Về phương tiện hoạt động.
	- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước.
	- Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước.
	- Một số nhạc cụ cần thiết (Nếu có)
	- Phần thưởng.	
b)Về tổ chức:
* GVCN: 
	- GVCN phổ biến cho cả lớp vê yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động.
	- Thống nhất chương trình hoạt động.
* Nhiệm vụ của HS.
- Hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau.
- Mỗi tổ lựa chọn 6 thành viên dự thi 3 nội dung.(Mỗi nội dung 2 thành viên) Chuẩn bị một số câu đố vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác đều chuẩn bị sẵn sàng xung phong tham gia.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
	- Phân công trang trí: Ảnh Bác, khăn trải bàn, bình hoa.
	- Người dẫn chương trình: Nguyễn Thị Ngát.
	-Phân công thư kí ghi biên bản: Lưu Thị Thùy Trang
	- Phần thưởng.
5. Tiến hành hoạt động
1. Khám phá ( Mở đầu)
	-Hát tập thể một bài.
	-Tuyên bố lý do.
	-Giới thiệu đại biểu.
	-Giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Kết nối (Phát triển)
* Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ.
(*) Yêu cầu và cách thực hiện như sau:
	- Hát bài hát có tên địa danh của quê hương, đất nước.
	- Các tổ lần lượt thực hiện.
	- Bài hát trùng với các bạn tổ khác đã hát không được tính điểm.
	- Sau 3à4 lượt, tổ nào hát được đến cuối cùng là tổ đó thắng.
3. Thực hành ( Luyện tập củng cố )
	* Tìm ẩn số các bài hát, bài thơ
(*) Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, tổ nào tìm được nhiều aane số là tổ đó thắng.
* Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số.
	- Bạn hãy trình bày một câu hát có câu : Bóng dáng Người còn in trên Đèo. Tên bài hát là gì? Do ai sáng tác?
	- Tổ nào có tín hiệu trước thì tổ đó dành được quyền trả lời.
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp)
	* Hát về các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh.
	- Yêu cầu hát hoặc ngâm thơ.
	- Tổ chức bốc thăm tiết mục dự thi, mỗi tổ một bài hát.
	- BGK chấm điểm công khai. à công bố kết quả cuộc thi.
6. Kết thúc
- GVCN đánh giá sự chuẩn bị của lớp cho hoạt động : Chu đáo, tốt
- Ý thức của HS khi tham gia hoạt động : Sôi nổi, cần phát huy.
Hoạt động 3 
GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH
1. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh:
	- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội cụ Hồ.
- Tự hào, yêu quí và biết ơn bội đội cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.
- Biết noi gương bộ đội cụ hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, biết quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động).
a) Nội dung
	- Những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời người lính.
	- Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
b) Mức độ tích hợp.
	- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội cụ Hồ.
- Tự hào, yêu quí và biết ơn bội đội cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.
- Biết noi gương bộ đội cụ hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, biết quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
3. Các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực được sử dụng
	- Giao lưu, kể chuyện.
	- Thảo luận.
	- Văn nghệ.
4. Tài liệu và phương tiện:
a) Về phương tiên hoạt động:
	- Một số câu hỏi để giao lưu.
* Những kỉ niệm sâu sắc của người lính.
* Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ.
	- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
	- Tặng phẩm để tặng các Bác hội CCB.
b) Về tổ chức.
* GVCN: 
	- GVCN nhờ chi hội CMHS mời một vài CCB của địa phương để giao lưu kể cho HS nghe những kỉ niệm, những chiến công của người lính và những phẩm chất tốt đẹp của họ.
* Học sinh:
	- Thống nhất với HS chương trình hoạt động.
	- Hướng dẫn HS sưu tầm những câu chuyện về gương chiến đấu của bộ đội Cụ Hồ.
	- Một số tiết mục văn nghệ. 
	- Phân công người tặng hoa.
	- Phân công trang trí, kê bàn ghế : Ảnh Bác, khăn trải bàn, bình hoa.
	- Người dẫn chương trình: Nguyễn Thị Ngát.
	- Phân công thư kí ghi biên bản: Lưu Thị Thùy Trang
5. Tiến hành hoạt động
1. Khám phá ( Mở đầu)
	- Hát tập thể một bài.
	- Tuyên bố lý do. 
	- Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu đại biểu.
2. Kết nối (Phát triển)
	* Giao lưu với các bác CCB
	- Người dẫn chương trình mời cựu chiến binh tham gia giao lưu với lớp.
+ Tự giới thiệu vài nét về mình. Kể cho HS nghe những kỉ niệm sâu sắc của mình trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ mong muốn của mình đối với HS.
3. Thực hành ( Luyện tập củng cố )
	- HS cả lớp có thể hỏi thêm những điều cần thiết về đời sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỉ luật, tình đồng đội của người lính à CCB
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) 
	* Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ.
	- HS hát về anh bộ đội. MVNAH, Thương binh, liệt sĩ.
	- Các bác CCB hát về người lính.
 	- Thi làm thơ viết về ngươì lính, thương binh, liệt sĩ.
6. Kết thúc
- GVCN đánh giá sự chuẩn bị của lớp cho hoạt động : Chu đáo, tốt
- Ý thức của HS khi tham gia hoạt động : Sôi nổi, cần phát huy.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
	a) Qua các hoạt động của chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”, bản thân em thu hoạch được những gì ?
	b) Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp mình đạt ở mức độ nào?
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú
1.Học sinh tự đánh giá
32
2.Tổ đánh giá, xếp loại
32
3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
32

File đính kèm:

  • docChu diem thang 12.doc
Giáo án liên quan