Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 19: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2015-2016

+ Nhóm 3, 4: Hãy kể những quyền mà em đã được hưởng? Suy nghĩ của em khi được hưởng những quyền đó?

(Em có quyền được bố mẹ nuôi dưỡng, bảo vệ, học tập, vui chơi, giải trí -> em rất hạnh phúc và vui sướng)

=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và giới thiệu các điều luật của công ước LHQ:

- 1989, công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.

- 1991 VN ban hành luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em, VN là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 TG tham gia công ước đồng thời ban hành luật đảm bảo việc thực hiện các quyền trẻ em ở Việt Nam.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 19: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20	 Ngày soạn : 02/01/2016
TIẾT 19	 	 Ngày dạy: 06/01/2016
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :
Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Kĩ năng : 
Nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.
Thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
Thái độ : 
Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Thể hiện sự thông cảm với những trẻ em thiệt thòi.
Tư duy phê phán với những hành vi vi phạm, đánh đập trẻ em 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
Bài mới:
 	Giới thiệu bài (2 phút) : UNESCO nhấn mạnh “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” - đã khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội con người, ngạn ngữ Hy Lạp cũng khẳng định “Trẻ em là niềm tự hào của con người”. Ý thức được điều đó, LHQ đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy công ước đó gồm những quy định gì về quyền trẻ em? (Vào bài).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khai thác thông tin truyện đọc SGK (20 phút)
- GV gọi HS đọc truyện (SGK/35 – 36), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi:
GV: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
- HS: Rất vui và đầy đủ (luộc bánh chưng, các em được sắm quần áo - giày dép – bánh kẹo – hoa quả - thịt giò chả), đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới, phá cỗ ngọt và thi nhau hát hò vui vẻ
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống rất hạnh phúc - đầy đủ và vui vẻ (hạnh phúc mỉm cười trên môi bé thơ bất hạnh, mùa xuân đã về, gia đình ấm áp và đầy ắp tiếng cười)
* Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần gợi ý:
+ Nhóm 1, 2: Hãy kể những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết? Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của trẻ em?
(Ví dụ như làng trẻ em SOS, quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ->giúp trẻ em hoà nhập cộng đồng, được phát triển như các bạn cùng trang lứa và giảm bớt nỗi đau)
+ Nhóm 3, 4: Hãy kể những quyền mà em đã được hưởng? Suy nghĩ của em khi được hưởng những quyền đó?
(Em có quyền được bố mẹ nuôi dưỡng, bảo vệ, học tập, vui chơi, giải trí-> em rất hạnh phúc và vui sướng)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và giới thiệu các điều luật của công ước LHQ:
- 1989, công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- 1991 VN ban hành luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em, VN là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 TG tham gia công ước đồng thời ban hành luật đảm bảo việc thực hiện các quyền trẻ em ở Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. (15 phút)
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin bài học để tìm hiểu:
GV: Nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
- HS: Nhóm quyền sống còn - bảo vệ - phát triển và tham gia.
GV: Cho biết một số quyền trong 4 nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và cho HS ghi bài.
I. TRUYỆN ĐỌC
Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Nêu tên 4 nhóm quyền:
- Nhóm quyền sống còn.
- Nhóm quyền bảo vệ.
- Nhóm quyền phát triển. 
- Nhóm quyền tham gia. 
 * Một số quyền trong bốn nhóm quyền: Ví dụ: quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại, quyền được học tập, vui chơi giải trí, quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
Củng cố: (2 phút)
Yêu cầu HS kể tên và nêu được nội dung của 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
Đánh giá: (4 phút) Tình huống: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy năm nữa cũng chẳng sao. 
Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị? 
Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
Học bài theo các nội dung.
Tìm hiểu việc thực hiện quyền trẻ em hay vi phạm quyền trẻ em để tiết sau làm bài tập.
Đọc và xem trước phần bài học còn lại và bài tập.
Rút kinh nghiệm: 
.
.

File đính kèm:

  • docxTuan_20_GDCD_6_Tiet_19.docx