Giáo án Địa lí 8 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - Năm học 2014-2015

Những biện pháp để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại lũ lụt ?

- Xây dựng công trình thủy lợi,thủy điện, giao thông,thủy sản, du lịch

Gv Liên hệ thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

- Không thả chất độc hại xuống sông, hồ.

- Không làm ô nhiễm môi trường nước.

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển.

- Tích cực trồng mới bảo vệ rừng hiện có.

- Không dùng hóa chất đánh bắt cá.

- Không đổ rác thải,nước thải không hợp lí ra sông hồ.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:37;Tuần CM:29
Ngày soạn:09/03/2015;Ngày dạy: 11/03/2015
Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
I-MỤC TIÊU
1/ Kiến thức HS nắm được :
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua giá trị thuỷ điện của sông ngòi .
- Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
- Những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông ngòi
2/ Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ Địa lý tự nhiên hoặc atlat Địa Lý Việt Nam, lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi và của các hệ thống sông lớn của nước ta
- Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thông sông lớn ở Việt Nam
- Nhận biết được hiện tượng nước sông bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế.
- Phân tích mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.
-KNS:
3/ Thái độ :
- Biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước ngọt và các sông, hồ của quê hương đất nước
- Khai thác các nguồn lợi của sông phải đi đôi với bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.
II- CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam + Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông ( bảng 31.1 ); Tranh ảnh , tư liệu minh họa về thủy lợi, thủy điện, du lịch sông nước ở Việt Nam.
2.Học sinh: Xem bài 33 và phân tích lược đồ tr 118 SGK
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ? Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ?
-Nước ta có 2 mùa khí hậu
- Đặc trưng;
+ Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4( gió thịnh hành,lượng mưa và phân bố mưa trong năm,đặc điểm thời tiết).
+ Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 ( gió thịnh hành,lượng mưa và phnâ bố mưa trong năm, đặc điểm thời tiết)
-Thuận lợi: Cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ( các sản phẩm nông nghiệp đa dạng,ngoài cây trồng nhệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới),thuận lợi các ngành kinh gtế khác.
-Khó khăn: Thiên tai, hạn hán,lũ lụt,sương muối,giá rét
Câu 2:Em hãy cho biết tên bài học hôm nay?
Đặc điểm sông ngòi Việt nam.
3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài 
Vì sao sông ngòi, kênh rạch, ao hồ.là những hình ảnh quen thuộc của chúng ta?Ở quê em có sông, hồ nào? Đặc điểm của nó ra sao?Nó có vai trò gì trong đời sống của nhân dân ta?Đó là nnhững vấn đề chúng ta sẽ học ngày hôm nay
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung sông ngòi VN.( Nhóm)
GV: Dùng bản đồ tự nhiên Việt Nam giới thiệu khái quát mạng lưới sông ngòi nước ta.
 ? Trình bày mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên và xã hội ?( địa chất, địa hình , khí hậu , . . .và con người )
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung:
1. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
?Tại sao nước ta có nhiều sông suối phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc? 
 - 3/4 diện tích là đồi núi,chiều ngang lãnh thổ hẹp
1.Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc
2. Đặc điểm hướng chảy sông ngòi Việt Nam ?
?Vì sao đại bộ phận chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và tất cả đều đổ ra biển Đông ?
 - Hướng cấu trúc của địa hìnhvà địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam...
Hướng chảy :
+ Tây Bắc- Đông Nam.
+ Vòng cung.
3. Đặc điểm mùa nước sông ngòi Việt Nam ?
?Vì sao lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt ?
 - Mùa lũ trùng mùa gió Tây Nam – mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm
Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
4. Đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam ?
? Lượng phù sa có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ ?
Thiên nhiên
Đời sống nhân dân
HS trình bày thảo luận , bổ sung --> chuẩn xác kiến thức .
? Dựa vào bảng 33.1 cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy?
Mùa mưa. . . không trùng nhau vì chế độ mưa trên các lưu vực khác nhau, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
GV: Chế độ mưa , mùa lũ có liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới từ tháng 8 đến tháng 10 chuyển dịch dần từ đồng bằng Bắc Bộ vào đồng bằng Nam Bộ.
?Lượng phù sa lớn có tác dụng gì?
 Bồi đắp phù sa đất màu mỡ , phong tục tập quán , lịch canh tác nông nghiệp . . . 
Lượng phù sa: Hàm lượng phù sa lớn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông ngòi.( cá nhân).
?Giá trị tổng hợp và to lớn của nguồn lợi do sông ngòi mang lại?
2. . Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a ) Giá trị của sông ngòi: 
- Thuận lợi: Cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch.
- Khó khăn : chế độ nước thất thường gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi.
?Những biện pháp để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại lũ lụt ?
Xây dựng công trình thủy lợi,thủy điện, giao thông,thủy sản, du lịch
Gv Liên hệ thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
Không thả chất độc hại xuống sông, hồ.
Không làm ô nhiễm môi trường nước.
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển.
Tích cực trồng mới bảo vệ rừng hiện có.
Không dùng hóa chất đánh bắt cá.
Không đổ rác thải,nước thải không hợp lí ra sông hồ.
b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nhất là sông ở các thành phố các khu công nghiệp,các khu tâp trung dân cư. 
?Nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi ?
* Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm: Mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
?Biện pháp chống ô nhiễm nước sông ?
-Xác định hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-ta-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng , trên bản đồ sông ngòi Việt Nam (hoặc H33.1 )
-Các hồ nêu trên nằm trên các dòng sông nào?
* Biện pháp bảo vệ sông không bị ô nhiễm 
- Tích cực chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ môi trường 
- Bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi 
4. Tổng kết
Câu 1: Cho biết hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam? Xác định trên bản đồ sông ngòi Việt Nam. Tại sao sông ngòi nước ta có hướng chảy đó?
Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam:
+ Tây Bắc- Đông Nam.
+ Vòng cung
Sông ngòi nước ta chảy hướng đó vì: Hướng cấu trúc của địa hình và địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng:
Mọi con sông đều có giá trị thủy điện, cung cấp nước ngọt và phù sa.
Các sông có lưu lượng lớn, độ dốc cao thì khả năng thủy điện nhỏ.
Bất kì sông nào cũng thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Về mùa lũ song hoàn toàn gây hại.
Đáp án: a
5. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này:học bài, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm các tư liệu hình ảnh về sông ngòi và khai thác du lịch sông ở Việt Nam.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài 34: các hệ thống sông lớn ở nước ta
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học	
Người duyệt

File đính kèm:

  • docxBai_33_Dac_diem_song_ngoi_Viet_Nam.docx