Giáo án 3 tuổi - Năm học 2015-2016

1. Ổn định – Trò chuyện chủ đề.

-Cô hỏi trẻ :Hằng ngày con thấy cô giáo con làm những công việc gì? Ai đón con vào lớp? Ai dạy các con học? Ai cho các con ăn?=> cô khái quát -giáo dục trẻ,

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

-Cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi nhanh, chậm, kiễng gót chân, đi bằng mũi bàn chân

2. Hoạt động 2: Trọng động

* BTPTC:

+ ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước(2x2)

+ ĐT Chân: Đứng nhún chân.(2x2)

+ ĐT Bụng: Cúi người xuống, đứng thẳng người lên (4x2)

+ ĐT Bật: Bật tại chỗ (2x2)

*VĐCB: Bò chui qua cổng

-Cô giới thiệu tên bài tập sau đó cô làm mẫu.

+ Cô làm mẫu:

- Lần 1: Cô làm mẫu toàn bộ vận động không giải thích.

- Lần 2: Cô làm mẫu vừa làm vừa phân tích động tác một cách chi tiết rõ ràng toàn bộ vận động.

- Lần 3: Cô làm mẫu và phân tích nhấn mạnh thao tác cơ bản của vận động.

 

docx75 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 3 tuổi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Rèn kỹ năng nghe hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn cách trả lời cả câu hoàn chỉnh cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương, quý mến, giúp đỡ bạn 
-Giáo dục trẻ khi có lỗi phải biết nhận lỗi
- Tranh truyện
1.Trò chuyện- gây hứng thú- giới thiệu bài
- Cô trò chuyện với trẻ .hỏi trẻ về công việc hàng ngày của cô giáo bé. Trẻ kể .
- Cô khái quát-giáo dục trẻ
2. Nội dung
2.1 Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1 diễn cảm bằng lời. Giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
- Cô kể lần 2 kèm tranh minh họa. Hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả.
* Trích giảng nội dung
2.2 Hoạt động 2. Đàm thoại và trích dẫn:
 - Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?......
- Cô khái quát lại nội dung truyện
- Cô kể lại chuyện một lần nữa
=> giáo dục trẻ.
3. Kết thúc: 
-Cô cho cả lớp hát bài hát “Cô và mẹ” sau đó cho trẻ ra chơi.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát: Quan sát tranh vẽ cô giáo đang cho em bé ăn
2. Tổ chức các trò chơi:
- Hướng dẫn TCVĐ (mới): Bắt bướm
- TC ÂN: Tiếng hát của ai
3. Chơi tự do
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Biết công việc của cô giáo
2.Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ chăm chú quan sát
-Hứng thú tham gia trò chơi.
- Địa điểm quan sát.
- Tranh vẽ cô giáo đang xúc cơm cho em bé
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Trò chuyện về chủ đề: 
 -Cô cùng trẻ kể về lớp học và một số công việc hàng ngày của cô giáo bé? Trẻ kể => cô khái quát-giáo dục trẻ.
2. Nội dung
2.1 Quan sát tranh vẽ cô giáo đang cho em bé ăn
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cô giáo đang xúc cơm cho em bé
- Cô gợi hỏi trẻ: Con thấy bức tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì? Em bé đang làm gì? hàng ngày ở lớp con có được cô giáo xúc cơm cho không?Khi cô giáo xúc cơm cho con thì con phải làm gì?
=> cô khái quát –giáo dục trẻ yêu quý nghe lời cô giáo
2.2 Tổ chức các trò chơi: 
* Hướng dẫn trò chơi VĐ: Bắt bướm
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi- luật chơi. 
- Cô chơi mẫu cùng trẻ 2 lần 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát của ai
- Cô giới thiệu tên trò chơi. luật chơi-cách chơi.
- Cô chơi mẫu cùng trẻ. 
- Cho trẻ chơi. Cô khuyến khích trẻ chơi. 
3. Chơi tự do: 
- Cô cho trẻ kể tên đồ chơi,cách chơi.Cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) -trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
(Đã soạn ở kế hoạch tuần
Góc chơi chính: Góc Hoạt động với đồ vật)
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Cho trẻ làm quen bài hát “Cùngmúa vui”
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Biết tên bài tên tác giả
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có mục đích cho trẻ
3. Thái độ:
 Trẻ chăm chú lắng nghe cô hát
- Bài hát.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Cho trẻ làm quen với bài hát:
- Giới thiệu tên bài tên tác giả
- Cô hát 1-2 lần cho trẻ nghe. 
2. Chơi tự chọn
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) 
- Trẻ chơi. Cô bao quát ,Động viên trẻ 
3. Vệ sinh trả trẻ
-Cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân
-Trả trẻ 
------***------***------***------***------
Thứ 5 ngày 5 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Dạy hát (TT): Cùng múa vui
Nghe : Cô và mẹ
TC : Ai nhanh nhất
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
 - Hát đúng giai điệu bài hát
 2. Kĩ năng
 -Rèn kĩ năng ca hát cho trẻ. 
 - Hình thành cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định và phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ
 - Hứng thú nghe cô hát và hát cùng cô.
- Tích cự tham gia vào trò chơi cùng cô và các bạn.
- Dụng cụ âm nhạc, xắc xô, mũ âm nhạc
1.Trò chuyện về chủ đề
-Cô gợi hỏi trẻ kể về công việc hàng ngày của cô giáo trẻ (Trẻ kể)
-Cô khái quát- giáo dục trẻ.
2. Nội dung 
2.1 Hoạt động 1: Cô hát mẫu:
-Cô hát lần 1: diễn cảm .giới thiệu tên bài hát,tên tác giả.
-Cô hát lần 2 :kèm minh họa .Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. 
* Trích giảng nội dung.
2.2 Hoạt động 2: Dạy trẻ hát: 
-Cô cho trẻ cả lớp hát 3-4 lần(cô hát nhỏ hơn trẻ chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho tổ- nhóm-cá nhân hát xen kẽ. Cô sửa sai
- Cô giáo dục trẻ 
3. Hoạt động 3: Nghe hát: 
- Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 :kèm vận động minh họa. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô giảng nội dung bài hát.
* Trò chơi : Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi-cách chơi
- Cô chơi mẫu
- Cho trẻ chơi.Cô bao quát lớp,động viên trẻ
4. Kết thúc.
-Cho cả lớp ra chơi 
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát: Tranh vẽ cô giáo đang dạy học
2. Tổ chức các trò chơi:
- TCVĐ(cũ): Trời nắng trời mưa
- TC ÂN: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
- TCDG: Cắp cua bỏ giỏ
3. Chơi tự do
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết công việc của cô giáo
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chơi cùng bạn cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú và chăm chú quan sát 
-Hứng thú tham gia trò chơi.
- Địa điểm quan sát.
- Tranh vẽ cô giáo đang dạy học
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Trò chuyện về chủ đề: 
 -Cô cùng trẻ trò chuyện về thời tiết, hỏi trẻ về một số công việc hàng ngày của cô giáo trẻ?..
=> cô khái quát-giáo dục trẻ
2. Nội dung 
2.1 Quan sát:Tranh vẽ cô giáo đang dạy học
-Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cô giáo đang dạy học 
- Cô gợi hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì?Cô giáo dạy các bạn gì đây? Còn các bạn nhỏ trong tranh thế nào? Có ngoan không?
=> cô khái quát- giáo dục trẻ.
2.2 Tổ chức các trò chơi:
*Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi-luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi, cô khuyến khích trẻ chơi
- Cô nhận xét-tuyên dương trẻ.
* TC ÂN: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
-Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi -cách chơi
- Cô chơi mẫu cùng trẻ
- Cho trẻ chơi, cô khuyến khích trẻ chơi
- Cô nhận xét- tuyên dương trẻ.
* TCDG: Cắp cua bỏ giỏ
Cô giới thiệu tên trò chơi, cùng trẻ chơi
- Cô cho trẻ chơi, cô quan sát ,giúp đỡ trẻ.
3. Chơi tự do: 
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) ,cô hỏi trẻ cách chơi
-Trẻ chơi . Cô bao quát,động viên trẻ
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
(Đã soạn ở kế hoạch tuần
Góc chơi chính: Góc Hoạt động với đồ vật)
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nghe cô kể chuyện : “ Chào buổi sáng”
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô kể chuyện, tham gia trò chơi cùng cô và bạn
- Chơi đoàn kết
- Địa điểm chơi
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Nghe cô kể chuyện “Bé mai ở nhà”
-Cô kể chuyện 1 lần hỏi trẻ tên chuyện, tên tác giả
- Cô kể 2 - 3 lần 
- Cô nhận xét -tuyên dương trẻ
2. Chơi tự chọn
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) 
-trẻ chơi . Cô bao quát ,Động viên trẻ tham gia chơi
3. Vệ sinh trả trẻ
-Cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân
-Trả trẻ
Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: NBTN:Một số công việc của cô giáo
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
-Trẻ biết và kể tên một số công việc của cô giáo
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích
- Phát triển ngôn ngữ nói được câu đơn giản
3.Thái độ:
- Trẻ yêu quý cô giáo của mình
 - Hứng thú tham gia các hoạt động.
- Tranh 1 số công việc của cô giáo
-Đồ dùng của cô giáo
1.Trò chuyện- gây hứng thú- giới thiệu bài
- Cô trò chuyện cùng trẻ. Gợi hỏi trẻ về một số công việc cô giáo làm thường ngày ở lớp? Trẻ kể .
=> Cô khái quát lại 
2. Nội dung
2.1:NBTN:Một số đồ dùng của cô giáo
*Quyển giáo án:
-Cô hỏi trẻ:Trên tay cô cầm cái gì?(quyển giáo án)Nó có đặc điểm gì?Nó có màu gì?(màu xanh)Nó dùng để làm gì?(Để cô giáo viết,soạn bài và dạy chúng mình)
- Cho cả lớp- nhóm-tổ-cá nhân nói theo cô2-3 lần
-Cô giới thiệu thêm:Quyển giáo án này cũng giống như quyển sách của các con chúng đều được làm từ giấy nên khi giở chúng mình nhớ phải lật từng trang nhẹ nhàng để khỏi bị rách.Các con nhớ chưa nào?
*Cái bút:
-Đây là cái gì?(cái bút)Nó có đặc điểm gì?Nó có màu gì?(màu đỏ)Nó dùng để làm gì?(để viết)
- Cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân nói theo cô 2-3 lần
=>Cô khái quát-giáo dục trẻ
2.2TC: chuyển đồ dùng giúp cô
- Cô nêu tên trò chơi, luật chơi-cách chơi.
- Cô chơi trước cho trẻ xem 
- trẻ chơi cô bao quát lớp
3. Kết thúc: 
-Cô nhận xét-tuyên dương giờ học
-Cho trẻ ra chơi chuyển hoạt động
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát: Phân biệt hiện tượng nắng- mưa
2. Tổ chức các trò chơi:
- TCVĐ(cũ): Mèo và chim sẻ 
- TC ÂN: Tiếng hát ở đâu
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
3. Chơi tự do
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được trời nắng và trời mưa.
- Chơi được các trò chơi
2.Kĩ năng:
 - Trẻ khéo léo trong các trò chơi.
3.Thái độ:
- Hứng thú tham gia hoạt động và trò chơi.
- Địa điểm tranh vẽ trời nắng, trời mưa
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Trò chuyện về chủ đề: 
 Cô gợi hỏi trẻ để trẻ gới thiệu về cô giáo trẻ? Hỏi trẻ về công việc của cô giáo hàng ngày (cho trẻ kể) => cô khái quát lại và dẫn trẻ vào bài.
2. Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Quan sát phân biệt hiện tượng trời nắng, trời mưa
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ trời mưa. Gợi hỏi trẻ: Con thấy trong tranh vẽ gì? khi trời mưa con thấy gì? có tia chớp và có hạt gì rơi đây các con? Có những đám mây màu gì? Ngoài ra khi trời mưa các con còn nghe thấy tiếng gì nữa?
- Cô khái quát lại.
 - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ trời nắng. Gợi hỏi trẻ: Con thấy trong tranh vẽ gì? khi trời nắng con thấy gì? có ông mặt trời và những tia nắng thế nào các con? Có những đám mây màu gì. Khi trời nắng các con thường đội gì?
- Cô khái quát lại, giáo dục trẻ khi đi ra đường cần đội mũ, nón để không bị nắng và mặc áo mưa khi đi trời mưa.
2.2 Hoạt động 2: Tổ chức các trò chơi:
*TCVĐ (cũ): Mèo và chim sẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi luật chơi.
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* TC ÂN: Tiếng hát ở đâu
Cô nói tên trò chơi, luật chơi cách chơi
- Cho trẻ chơi, cô khuyến khích trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* TCDG: Dung dăng dung dẻ
Cô nói tên trò chơi, cách chơi 
- Cô cho trẻ chơi, cô quan sát giúp đỡ trẻ.
3.Hoạt động 3. Chơi tự do: 
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) cho trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát trẻ chơi.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
(Đã soạn ở kế hoạch tuần
Góc chơi chính: Góc Bé yêu nghệ thuật)
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Nghe cô kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện tên tác giả, biết tên các nhân vật trong truyện
2. Kĩ năng:
- Trẻ khéo léo khi chơi
3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Đoàn kết khi chơi.
- Tranh truyện
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Cho trẻ nghe cô kể chuyện.
- Cô kể chuyện 1 lần giới thiệu tên chuyện, tên tác giả
- Cô kể lại chuyện kèm theo tranh minh họa.
2. Chơi tự chọn
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn) cho trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ tham gia chơi
3. Vệ sinh trả trẻ
Cô vệ sinh cho trẻ và trả trẻ cho phụ huynh
NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT CỦA BGH
CHỦ ĐỀ NHÁNH III: 
CÁC CÔ BÁC TRONG NHÀ TRẺ - TRƯỜNG MẦM NON
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
Kiến thức
- Trẻ biết được công việc hàng ngày của các bác, cô trong trường mầm non
- Trẻ hiểu công việc của cô, bác trong trường
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng khéo léo khi đứng co 1 chân, trẻ tô màu khéo léo 
3. Thái độ
- Trẻ thể hiện tình cảm của mình khi vận động theo nhạc, trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn.
- Biết yêu quý cô giáo, các cô, bác trong trường mầm non. Chơi đoàn kết với bạn
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 3
- Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng
-NBPB: Cô cấp dưỡng – Bác bảo vệ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CÁC CÔ, BÁC, TRONG TRƯỜNG MẦM NON
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN
TC – KN – XH VÀ THẨM MỸ
- Thơ : Chào
*Tạo hình : Tô màu áo bác cấp dưỡng
*Âm nhạc : DH (TT):Đi ngủ
  Nghe: Em yêu cô giáo
 TC: Tai ai tinh.
 * Một số trò chơi thực hiện trong tuần.
Trò chơi VĐ
Trò chơi học tập
Trò chơi âm nhạc
Trò chơi dân gian
Trò chơi VĐ mới
Trò chơi VĐ cũ
- Tìm bạn
- Chim sẻ và ô tô
-Trời nắng trời mưa
- Ai khéo tay
- Mang hoa tặng cô
- Đố bé ai hát
- Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
- Tiếng hát ở đâu
- Chi chi chành chành
- Nu na nu nống
Thể dục buổi sáng
Kết hợp với bài: Cô và mẹ
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1. Kiến thức:
-Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn,đúng vị trí không chen lấn xô đẩy nhau
- Trẻ phát triển cơ bắp,sức bền cho trẻ
-Giáo dục trẻ thói quen tập thể dục 
- Trẻ chú ý xem cô tập và tập các động tác theo cô
2. Kỹ năng:
-Phát triển kĩ năng quan sát có chủ đích
-Phát triển vận động của đôi chân
3. Thái độ:
- Hứng thú tham gia tập luyện.
- Có ý thức trong khi tập
- Địa điểm tập luyện.
- Quần áo cô và trẻ gọn gàng 
1. HĐ1: Khởi động: cho trẻ đi nhanh chậm theo cô, sau đó đứng thành hàng ngang tập BTPTC
2. HĐ2: Trọng động
Tập BTPTC: - Cô tập mẫu cho trẻ 1à 2 lần kết hợp với lời ca rồi cho trẻ tập các động tác cùng cô
 + ĐT1 hô hấp: hái hoa (3 --> 4 lần)
 + ĐT2: Hai tay đưa ra trước (2x2)
 + ĐT3: Đứng nhún chân (2 x2)
 + ĐT4: Cúi người xuống, đứng thẳng người lên (2 x2)
 + ĐT5: Bật (4 x2)
HĐ3: Hồi tĩnh: cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 1-2 phút quanh sân tập 
Hoạt động góc
Các góc chơi
Nội dung chơi
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc Bé tập làm người lớn
- Làm cô giáo
- Nấu ăn
- Trẻ biết bắt trước một số hành động của người lớn, biết thao tác vai chơi. 
 - Đồ chơi nấu ăn
- Đồ chơi cô giáo
1. Ổn định tổ chức, trò chuyện về chủ đề.
Cô trò chuyện với trẻ, gợi hỏi trẻ đến lớp con gặp ai? Ai đón con vào lớp? Ai dạy các con học? Cô khái quát giáo dục trẻ.
=> Cô giới thiệu góc chơi, nội dung ở các góc chơi, một số đồ chơi ở góc chơi.
2. Tiến hành chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi
- Cô đến các góc chơi hỏi trẻ chơi gì? Chơi như thế nào? ... Cô quan sát động viên giúp đỡ trẻ khi cần
3. Kết thúc
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Cô tuyên dương góc chơi tốt, sáng tạo. Khuyến khích, động viên góc chơi chưa chơi tốt 
- Cô giáo dục trẻ cùng cất dọn đồ chơi.
Bé yêu nghê thuật
- Hát các bài hát trong chủ đề
- Trẻ hứng thú tham gia hát cùng bạn, thể hiện tình cảm của mình qua bài hát
phách, xắc xô, 
Góc tạo Hình
Dán hoa
Tô màu tranh vẽ
- Trẻ biết dán hoa , tô màu
Hoa cắt,hồ dán, giấy A4, tranh vẽ, xáp màu
Góc hoạt động với đồ vật
- xếp hàng rào, xây dựng lớp học
- Trẻ biết cách xếp liền kề, xếp chồng 
- Hàng rào đồ chơi, gạch đồ chơi
Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực: phát triển thể chất
Đề tài: Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bò theo hướng thẳng và không làm rơi vật mang ở trên lưng
- Biết phối hợp các động tác nhịp nhàng
2.Kỹ năng:
- Phát triển khả năng phối hợp các giác quan của trẻ
- hình thành kỹ năng giữ thăng bằng cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia tập
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ
- Trang phục cô và trẻ phù hợp
1. Ổn định – Trò chuyện chủ đề.
-Cô gợi hỏi trẻ về cô giáo, các bác cấp dưỡng, bác bảo vệ trong trường mầm non của trẻ. Trẻ kể 
=> cô khái quát- giáo dục trẻ.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Khởi động
-Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, kiễng gót chân, đi bằng mũi bàn chân.
2.2. Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC: 
+ ĐT Tay: Hai tay đưa lên cao (3 --> 4 lần 
+ ĐT Chân: Đứng nhún chân.(2x2)
+ ĐT Bụng: Cúi người xuống, dứng thẳng người lên (4X2)
+ ĐT Bật: Bật tại chỗ (2x2)
*VĐCB: Đứng co một chân
-Cô giới thiệu tên bài tập sau đó cô làm mẫu.
+ Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô làm mẫu toàn bộ vận động không giải thích.
- Lần 2: Cô làm mẫu vừa làm vừa phân tích động tác một cách chi tiết rõ ràng toàn bộ vận động.
- Lần 3: Cô làm mẫu và phân tích nhấn mạnh thao tác cơ bản của vận động.
- Cho 1 – 2 trẻ lên cho cả lớp quan sát
+ Cho trẻ tập luyện:
- Cho lần lượt từng trẻ tập
- Cho 2 trẻ tập một.
- Cho trẻ tập thi đua theo tổ.
=>Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ. 
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. 
-Cô nhận xét- tuyên dương trẻ
* Trò chơi: lộn cầu vồng
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. 
-Cô chơi 1 lần cho trẻ quan sát. sau đó cho trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
-Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 1- 2 phút
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát: Tranh vẽ cô cấp dưỡng đang nấu ăn
2. Tổ chức các trò chơi:
 - Hướng dẫn TCVĐ mới : Tìm bạn
 - TC ÂN: Tai ai tinh
3. Chơi tự do
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1.Kiến thức: 
- Trẻ biết công việc của cô cấp dưỡng 
- Biết luật chơi cách chơi
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định và phát triển tư duy suy luận cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ chăm chú quan sát, lắng nghe và trò chuyện cùng cô.
-Hứng thú tham gia trò chơi
- Địa điểm quan sát
- Tranh vẽ cô cấp dưỡng đang nấu ăn
 - Đồ chơi các góc.
1. Trò chuyện về chủ đề: 
 -Cô cùng trẻ trò chuyện về thời tiết trong ngày sau đó cô gợi hỏi trẻ về công việc của các cô cấp dưỡng trong trường? Cho trẻ kể.
-Cô khái quát lại
2. Nội dung
2.1. Quan sát Tranh vẽ cô cấp dưỡng đang nấu ăn
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cô cấp dưỡng đang nấu ăn
 gợi hỏi trẻ: Ai đây? Cô ấy đang làm gì? cô ấy nấu ăn cho ai hả các con? Các con ăn có thấy ngon miệng không?Các con có ăn hết suất không?...
=> Cô khái quát-Giáo dục trẻ yêu quý ,kính trọng cô cấp dưỡng, ăn hết suất. 
2.2 Tổ chức các trò chơi
* Hướng dẫn trò chơi VĐ: Tìm bạn
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi -luật chơi. 
- Cô chơi mẫu cùng trẻ 2 lần 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi âm nhạc: Tai ai tih
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi- cách chơi.
- Cô chơi mẫu cùng trẻ. 
- Cho trẻ chơi. Cô khuyến khích trẻ chơi. 
3. Chơi tự do: 
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn)
-trẻ chơi. Cô bao quát trẻ.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
(Đã soạn ở kế hoạch tuần
Góc chơi chính: Bé yêu nghệ thuật)
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ chơi trò chơi chi chi chành chành
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1.Kiến thức:
- Biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng
- Rèn sự khéo léo của đôi tay trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi.
1. Cho trẻ chơi trò chơi chi chi chành chành 
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ 
- Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát 2-3 lần. 
- Cho trẻ chơi cùng cô 3-4 lần
2. Chơi tự chọn :
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi ( cô đã chuẩn bị sẵn)
-trẻ chơi. Cô bao quát ,động viên trẻ tham gia chơi
3. Vệ sinh trả trẻ
-Cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân
-trả trẻ 
-----***-----***-----***----
Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Tô màu áo bác cấp dưỡng
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tô màu áo bác cấp dưỡng
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
-Yêu quý sản phẩm của mình và bạn
- Tranh cô tô mẫu
 - sáp màu
- Tranh vẽ áo bác cấp dưỡng chưa tô màu
1.Trò chuyện về chủ đề
-Cô gợi hỏi trẻ để trẻ kể về công việc của bác cấp dưỡng? Cho trẻ kể
=>Cô khái quát-giáo dục trẻ yêu quý ,kính trọng,biết ơn bác cấp dưỡng, ăn hết suất.
2. Nội dung
* Quan sát và đàm thoại mẫu:
 -Cô đưa tranh mà cô đã tô mẫu ra cho trẻ quan sát và đàm thoại: cô có gì đây? Bức tranh có đẹp không? Cô tô màu gì cho chiếc áo? Các con có thích tô giống cô không?... Để tô được chiếc áo các con hãy quan sát cô làm mẫu nhé.
2.1. Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát vừa làm vừa nói cách làm.
- Cô giới thiệu mẫu sáng tạo
- Cô phát đồ dùng cho trẻ để trẻ thực hiện
2.2 Trẻ thực hiện 
- trẻ thực hiện.cô hỏi trẻ:Con đang làm gì?con tô gì? Con tô màu gì?Để tô 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_3_t.docx