Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013 môn: Ngữ văn (chuyên )

HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.

 - Do đặc trưng của bộ môn giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, giàu chất văn, không đếm ý cho điểm. Bài viết đạt điểm tối đa vẫn có thể có những sơ suất nhỏ.

 - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013 môn: Ngữ văn (chuyên ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH (ĐỀ CHÍNH THỨC)
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2012-2013
 Khóa ngày: 04 -7- 2012
 Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Họ tên : ....................................
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD:..........................................
(Đề có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1 (3,0 điểm). 
	Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ để phân tích nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều trong những câu thơ sau:
	 Trong như tiếng hạc bay qua,
	 	 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
	 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
	 	 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. 
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2 (7,0 điểm).
	 ... Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
	Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
	Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
	Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
	Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
	Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
	Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
	Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
	Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
	- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..
 (Bếp lửa, Bằng Việt-Ngữ văn 9, tập 1).
	Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nội dung ý kiến sau:
	...“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ ”... 
 (Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9, tập 2)
____________ Hết ____________
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN(CHUYÊN )
(Gồm 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
 - Do đặc trưng của bộ môn giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, giàu chất văn, không đếm ý cho điểm. Bài viết đạt điểm tối đa vẫn có thể có những sơ suất nhỏ.
 - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. 
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
- Học sinh nhận ra phép tu từ ở đoạn thơ là phép so sánh.
0.5
- Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Kiều với âm thanh của thiên nhiên: tiếng hạc bay qua, tiếng suối mới sa nửa vời, tiếng gió thoảng ngoài, tiếng trời đổ mưa. 
- Mỗi hình ảnh so sánh biểu đạt một cung bậc khác nhau của tiếng đàn: trong, đục, khoan, mau. Đó là những âm thanh đặc biệt của thiên nhiên. Qua đó diễn tả một cách sinh động âm thanh tiếng đàn.
- Cách so sánh giúp người đọc cảm nhận được tài nghệ đánh đàn của Kiều đạt đến thành “nghề” như Nguyễn Du từng ca ngợi.
[Bút pháp so sánh Nguyễn Du phù hợp quan điểm thẩm mỹ phương Đông: coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp.]
1,5
- Cách so sánh còn bộc lộ tâm trạng đang rạo rực yêu đương trong mối tình đầu của Kiều .[Đây là lần đầu tiên Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe trong đêm thề nguyện] 
- Âm thanh tiếng đàn cho ta linh cảm về số phận đầy giông bão của cuộc đời nàng. 
0.5
- Đoạn thơ chứng tỏ ngòi bút điêu luyện bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật so sánh.
 Lưu ý: Học sinh phải trình bày vấn đề dưới dạng văn bản.
0,5
Câu 2
(7,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:	
 - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ theo một nhận định đã cho. 
 - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc, biết nêu và phân tích dẫn chứng phù hợp luận điểm. 
 - Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về nội dung :
 Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
1. Nêu vấn đề cần nghị luận và giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
 - Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 - Bài thơ: sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài; gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà kính yêu.
 - Đoạn thơ: nằm ở phần cuối bài thơ.
1,0
2. Giải thích ý kiến:(Xét ở góc độ tác phẩm văn học).
a.Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. 
 Hiện thực cuộc sống chính là vật liệu xây dựng nên tác phẩm văn học; tác phẩm là tấm gương phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống, “ghi lại những cái đã có”. 
b. Nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. 
 Tác phẩm văn học không sao chép một cách đơn giản hiện thực cuộc sống. Bằng sự sáng tạo của mình, người nghệ sĩ đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về cuộc đời khi tiếp cận tác phẩm. 
c.Ý kiến nêu lên những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuật: phản ánh hiện thực, thể hiện sự sáng tạo và tư tưởng của nghệ sĩ. 
0.75
3. Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến
a.Tác phẩm xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại, ghi lại cái đã có. Đoạn thơ được viết từ nỗi nhớ về kỉ niệm những năm tháng sống cùng bà:
- Bà với sự lận đận, tảo tần, chịu khó, chịu thương, đức hy sinh... đã truyền cho cháu tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống. (dẫn chứng, phân tích). 
- Bếp lửa với sự nồng đượm, ấp iu...luôn gắn với cuộc đời bà và tuổi thơ của cháu (dẫn chứng, phân tích).
- Cháu với tuổi thơ được bà nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo, chở che...giờ trưởng thành, sống xa bà, xa quê hương, đất nước nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa (dẫn chứng, phân tích).
2.0
b. Nghệ sĩ còn muốn nói một điều gì mới mẻ:
- Từ một bếp lửa thực đến bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”, nhà thơ giúp ta nhận ra bếp lửa chính là ngọn lửa của lòng bà, của tình yêu, niềm tin, sức sống... mà bà nhen nhóm, hun đúc, nuôi dưỡng trong tâm hồn tuổi thơ. 
- Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của sự gắn bó với gia đình, quê hương, cội nguồn...đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. 
- Những gì gần gũi, thân thiết của tuổi thơ sẽ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
2.0
c. Vài nét về nghệ thuật: 
-Viết về bà là đề tài không mới, nhưng Bằng Việt đã có một cách thể hiện mới mẻ (sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà ).
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
-Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
0.75
4. Khái quát và khẳng định lại vấn đề .
0,5
Lưu ý khi chấm câu 2: 
	- Ở câu 2, đề bài yêu cầu phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ một ý kiến mang tính lí luận. Tuy nhiên, sự hiểu biết về lí luận văn học của học sinh lớp 9 mới ở mức sơ lược đơn giản. Chỉ cần cách trình bày chứng tỏ các em hiểu vấn đề, giám khảo xem xét để cho điểm phù hợp.
	- Đối với những bài chỉ đơn thuần phân tích đoạn thơ mà không hướng đến yêu cầu đề ra, toàn câu cho không quá 3,0 điểm tùy theo mức độ đáp ứng yêu cầu về kĩ năng của học sinh.

File đính kèm:

  • docTHI_VAO_10_THPT_CHUYEN_VAN_20150725_033512.doc
Giáo án liên quan