Đề cương ôn tập học kì II Sinh 8 năm học 2013 – 2014

Câu 4. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp thú?

Cấu tạo:

- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.

- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.

- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.

* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể

 

docx7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II Sinh 8 năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH 8 
NĂM HỌC 2013 – 2014
Câu 1. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dung dịch HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.
* Giải thích:
-Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.
- Tại sao nói dây thần tủy là dây pha.
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau 
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan 
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy à Dây thần kinh tủy là dây pha.
Câu 2. Cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hoóc môn tuyến tuỵ xảy ra như thế nào? Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
- Cơ chế:
- Trong đảo tụy có hai loại tế bào: tế bào β tiết hoóc môn insulin và tế bào α tiết hoóc môn glucagôn 
 - Khi lượng đường trong máu tăng( thường sau bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào β của đảo tuỵ tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glycôgen (dự trữ trong gan và cơ) 
 - Khi lượng đường trong máu thấp( xa bữa ăn)sẽ kích thích các tế bào α của đảo tuỵ tiết glucagôn gây nên sự chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ nhờ đó mà lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định
b- Giải thích
 Bệnh tiểu đường thường xẩy ra khi : Tỉ lệ đường trong máu liên tục vượt mức bình thường ,quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo nước tiểu 
 - Nguyên nhân: 
+ Do các tế bào β của đảt tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã hạn chế quá trình chuyển hoá glucozơ thành glycôgen làm lượng đường huyết tăng cao(thường gặp ở trẻ nhỏ) 
+ Do các tế bào không tiếp nhận insulin, mặc dù các tế bào β của đảo tuỵ vẫn hoạt động bình thường làm cản trở sự hấp thụ glucôzơ để chuyển hoá thành glicôgen trong tế bào cũng làm lượng đường huyết tăng cao bị thải ra ngoài theo nước tiểu(thường gặp ở người lớn tuổi).
Câu 3.Giải thích một số bệnh sau: 
a. Bệnh tiểu đường ? b. Bệnh hạ đường huyết ?
c. Bệnh Bazơđô ? d. Bệnh bướu cổ ?
a. Bệnh tiểu đường: Đường huyết ổn định trong cơ thể là 0,12% . khi đường huyết tăng tế bào β không tiết ra được insulin làm cho Glucozơ không chuyển hóa thành glicogen khi đó đường trong máu nhiều sẽ bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu -> bệnh tiểu đường.
b. Bệnh hạ đương huyết
- Khi đường huyết giảm tế bào α không tiết ra được Glucagon khi đó glicogen không chuyển hóa thành glicozơ khi đó ta sẽ bị chứng hạ đường huyết
c. Bệnh Bazơđô
- Bệnh Bazodo do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmon làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
d. Bệnh bướu cổ
- Khi thiếu iôt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Câu 4. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp thú?
Cấu tạo:
- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.
- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.
* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể
* - Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300-2500cm2
- Vỏ não có lớp chất xám dày 2-3mm chứa số lượng nơron lớn
- Khối lượng đại não người lớn 
- Đại não người xuất hiện vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú.Là do kết quả quá trình lao động của con người.
Câu 5. Phản xạ là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện? Vai trò của phản xạ trong đời sống?
- Khái niệm: Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
- Cần có sự kết hợp giữa kích thích và điều kiện và kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước. Quá trình tác động hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố.
+ Khoảng cách giữa hai kích thích phải rất gần nhau. Nếu thời gian cách xa thì không gây được phản xạ có điều kiện.
+ Cơ quan cảm thụ và trung ương thần kinh, đặc biệt là vỏ não phải bình thường, không bị tổn thương.
- Vai trò của phạn xạ trong đời sống:
+ Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời và có hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo cho cơ thể khả năng thích ứng với các điều kiện sống.
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở của mọi hoạt động mang tính chất bản năng ở động vật và người.
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở của các hoạt động nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và một số động vật bậc cao.
Câu 6. Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật ? Vai trò của hoạt động tư duy đó
+ Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật là tư duy trừu tượng .
+ Vai trò của hoạt động tư duy trừu tượng : nhờ khả năng đó mà con người có khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể à các khái niệm là cơ sở cho hoạt động tư duy bằng khái niêm chỉ có ở người 
Câu 7. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì?
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận: 
- Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hũa tan cú kớch thước nhỏ qua lỗ lộc 
(30 - 40 A0) trên vách mao mạch và nang cầu thận, các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả tạo thành nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- ...) ; quá trình bài tiết tiếp cỏc chất độc và các chất không cần thiết khác ( Axit uric, creatin, các chất thuốc, ion H+, K+ ...). Kết quả tạo nên nước tiểu chính thức	
à Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ dồn xướng bóng đái, theo ống đái ra ngoài
Thực chất sự tạo thành nước tiểu là sự lọc máu 	
Câu 8. Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.
Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.
Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.
Thí nghiệm 1:
- Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước.
Thí nghiệm 2:
- Không chi nào co.
* Giải thích: 
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi).
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
Câu 9. Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ? Giải thích vì sao nước tiểu được tạo thành liên tục , nhưng sự thải nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định ?
a. Sự khác nhau :
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
Chứa ít các chất cặn bã và chất độc
Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng
Được tạo ra từ quá trình lọc máu ở nang cầu thận
Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
Chứa nhiều các chất cặn bã và chất độc
Gần như không có các chất dinh dưỡng
- Được tạo ra sau quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp
b.Giải thích : Nguyên nhân là do máu luôn tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục . Nhưng nước tiểu chỉ thải ra ngoài khi lượng nược nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml mới đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu .
Câu 10 : Điểm vàng và điểm mù là gì ? Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy được hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn?Vì sao lúc ánh sáng rất yếu , mắt không nhận ra màu sắc của vật ?
Điểm vàng và điểm mù : là những điểm tồn tại trên màng lưới của mắt.
Điểm vàng : là điểm mà khi ảnh của vật rơi vào , mắt nhìn thấy rõ nhất.
Điểm mù : là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác khỏi mắt . Đó là điểm mà mà khi ảnh của vật rơi vào , mắt không nhìn thấy gì.
b . Người bị bệnh quáng gà ...
Ở màng lưới có 2 loại tế bào thụ cảm là tế bào nón nhận những kích thích ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc . Tế bào que nhận kích thích ánh sáng yếu và không nhận kích màu sắc .
Ở những người bị bệnh quáng gà , do thiếu vitamin A nên tế bào que sẽ không hoạt động . Vì vậy lúc hoàng hôn , ánh sáng yếu , mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.
c. Lúc ánh sáng rất yếu mắt không nhìn thấy màu sắc của vật : 
Vào lúc ánh sáng yếu , tế bào nón không hoạt động , chỉ tế bào que hoạt động . Nhưng tế bào que chỉ nhận Kthích về ánh sáng chứ không nhận kích thích về màu sắc. Do vậy lúc ánh sáng yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật.
Câu 11 : 
a) Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để hình thành có kết quả.
b) Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.
a) Có thể lấy ví dụ: Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên , nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Dó là do đường liên hệ tạm thời giữa 2 vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.
b) Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là
-Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
	-Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Câu 12 : Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người? 
* Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện:
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
2. Bẩm sinh
3. Bền vững
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
5. Số lượng hạn chế
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
2. Được hình thành trong đời sống
3. Dễ mất khi không củng cố
4. Có tính chất cá thể , không di truyền
5. Số lượng không hạn định
6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ
7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.
* Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và con người:
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.
Câu 13: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Giống nhau : Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết .
Khác nhau :
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
Chất tiết gọi là hoocmôn
Có tác dụng điều hòa các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa
Có ống dẫn , chất tiết không ngấm thẳng vào máu mà theo ống dẫn tới cơ quan.
Chất tiết gọi là dịch tiết
Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng ( các tuyến tiêu hóa...) , thải bã ( tuyến mồ hôi )
Câu 14: Tính chất và vai trò của một số hoocmôn . Hãy xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết :
* Tính chất của hoocmôn : 
- Hoccmôn có tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định
- Hoccmôn có hoạt tính sinh học rất cao: chỉ tag1 dụng với một liều lượng nhỏ nhưng cũng gây hiệu quả rõ rệt
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài : hoocmôn của loài này có thể tác dụng lên quá trình sinh lí của loài kia
* Vai trò của hoocmôn :
- Duy trì tính ổn địnhcủa môi trường bên trong cơ thể
Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
* Tầm quan trọng của hệ nội tiết : 
Trong điều kiện hoạt động bình thường của các tuyến , ta không thấy rõ vai trò củachúng, chỉ khi có sự mất cân bằng trong hoạt động của tuyến nào đó gây tình trạng bệnh lí mới thấy rõ vai trò củachúng
	Ví dụ : tuyếntụy khi tiết không đủ insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Glucozơ thành glicôgen, làm tăng đường huyết, nếu kéo dài tình trạng này sẽ bị bệnh tiểu đường.
Như vậy, vai trò của hệ nội tiết là đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường. Nếu mất cân bằng hoạt động của tuyến dẫn đến tình trạng bệnh lý.
Câu 15. Nguyên nhân, đường lây truyền, biện pháp phòng tránh AIDS.
* Nguyên nhân: do vi rút HIV gây nên. Virut này xâm nhập vào cơ thể phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể mất hết khả năng chống lại các virut, vi khuẩn gây bệnh.
* Đường lây truyền
Qua đường máu (tiêm chích truyền máu, dùng chung kim tiêm ) 
Qua nhau thai (từ mẹ sang con ) 
Quan hệ tình dục không an toàn 
* Biện pháp phòng tránh: 
Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi đem truyền
Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng
Mẹ bị nhiễm AIDS không nên sinh con 
Tích cực tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của AIDS và chủ động phòng tránh.
Câu 16: Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng tránh.
* Nguy cơ:
Đối với bản thân: Sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới sự sinh con sau này, ảnh hưởng tới sự nghiệp (Nếu nạo thai, dễ dẫn tới vô sinh vì dễ dính tử cung, tắc vòi trứng)
Đối với gia đình và xã hội: gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bùng nổ dân số.
Đối với đứa trẻ: Tỉ lệ tử vong cao, nếu sinh con thì em bé thường nhẹ kí 
* Biện pháp phòng tránh: 
Hiểu biết rõ cấu tạo cơ quan sinh dục. 
Có tình bạn trong sáng, tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh. 
* Nguyên tắc tránh thai:
Không cho trứng chín và rụng. 
Không cho tinh trùng gặp trứng.
Không cho trứng thụ tinh làm tổ ở tử cung.
* Phương tiện tránh thai:
Dùng thuốc uống. 
Dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo.
Thắt ống dẫn tinh hoặc dẫn trứng.
Câu 17. Trình bày những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ.
Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì nam:
- Lớn nhanh, cao vụt
- Sụn giáp phát triển, lộ hầu
- Vỡ tiếng, giọng ồm
- Mọc ria mép
- Mọc lông nách
- Mọc lông mu
- Cơ bắp phát triển
- Cơ quan sinh dục to ra
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Xuất tinh lần đầu
- Vai rộng, ngực nở
Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ:
- Lớn nhanh
- Da trở nên mịn màng
- Thay đổi giọng nói
- Vú phát triển
- Mọc lông mu
- Mọc lông nách
- Hông nở rộng
- Mông, đùi phát triển
- Bộ phận sinh dục phát triển
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Bắt đầu hành kinh

File đính kèm:

  • docxDe cuong on tap mon sinh 8 hoc ki II.docx
Giáo án liên quan