Chuyên đề Vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy bộ môn Địa Lý

Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập.

- Mặc khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưn không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “ sự kiện nổi bật trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.

 

doc19 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 9549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy bộ môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Theo đó, giáo viên cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ những nội dung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức và phương pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh cách tự khai thác và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh việc chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn (kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí...) việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề...cũng hết sức quan trọng và đặc biệt là phát triển kỹ năng tư duy. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì sơ đồ tư duy là một công cụ dạy học vô cùng đắc lực, nó có thể đảm bảo các yêu cầu cấp thiết nhất trong xu thế hiện nay. Chính vì lẽ đó mà tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Địa lý”
3. Cơ sở lí luận
Trong xu thế hiện nay thì phát triển tư duy cho học sinh là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Để tạo điều kiện cho học sinh có một hướng học tích cực và chủ động thì chúng ta không phải chỉ cần giúp học sinh tìm hiểu được kiến thức mà còn giúp các em khắc sâu và hệ thống được các kiến thức đó. Để giúp học sinh ghi nhớ, tạo được các mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức thì bản đồ tư duy là một công cụ hết sức hữu hiệu. Qua Bản đồ tư duy giúp các em học sinh có thể trình bày được các ý tưởng sáng tạo, tóm tắt được các thông tin một cách dễ hiểu nhất. 
Hiện nay, với sự đầu tư cho giáo dục thì cơ sở vật chất đã tương đối đảm bảo, điều kiện đi học của học sinh cũng được nâng cao, vì vậy rất thuận lợi cho giáo viên và học sinh thực hiện bản đồ tư duy trên bảng, trên giấy rôki...và đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc vận dụng các phần mềm sơ đồ để phục vụ dạy học để học sinh có điều kiện được tiếp thu kiến thức.
Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ; hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy.
Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho các em có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
4. Cơ sở thực tiễn
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học, và thông qua đó giáo viên phải có phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hổ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủ thời gian cho các hoạt động.
Do Địa lí là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng vào thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú và khó nên việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Như vậy, trong quá trình dạy học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn:
- Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập.
- Mặc khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưn không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “ sự kiện nổi bật trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
- Để làm một bài kiểm tra theo hình thức tự luận đòi hỏi học sinh phải đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vấn đề chính và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic. Tuy nhiên, qua quan sát và từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư duy để lập luận và trình bày kiến thức.
5. Nội dung nghiên cứu
a) Khái niệm bản đồ tư duy
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì: “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển”.
b) Tổ chức dạy học với bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, trong đó nó bao gồm các hoạt động chủ yếu của học sinh, rèn luyện cho các em cách làm việc với nhóm, khả năng thuyết trình, liên hệ với thực tế, hệ thống hóa được kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. Đối với các giáo viên, dạy học bằng bản đồ tư duy cũng giúp công việc dạy học đỡ vất vả hơn, hạn chế được chữ viết, chuyển sang hình thức kênh màu, kênh hình.
- Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm.
Ví dụ: Trước khi học bài 14 (Địa 9), giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện bản đồ tư duy Cơ cấu ngành dịch vụ (nội dung phần 1 - Bài 13). 
Và khi các em lên bảng và trình bày đầy đủ thông tin:
Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu ngành dịch vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên nên căn cứ vào đó để đánh giá và nhận xét.
Việc hoàn thiện thông tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản, không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ không điền được thông tin hoặc điền không chính xác.
- Sử dụng bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới
 Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày mới. Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện được 1 phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý. Học sinh thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên bản đồ tư duy hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành bản đồ tư duy . Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép…sự tập trung chú ý được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh học tập tích cực hơn.
Ví dụ: Trong bài 7 Địa lí 9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Nếu như chúng ta trình bày theo phương pháp ghi chép thì sẽ khó gây cho học sinh một cách học hứng thú trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài này, nhưng nếu trình bày bằng sơ đồ tư duy thì sẽ gây được hứng thú cho học sinh. Các em sẽ cố gắng tìm tòi và trình bày những ý kiến của mình.
Ví dụ: Bài 8 Địa 9 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Sử dụng bản đồ tư duy để tổng hợp kiến thức 1 chương hoặc nhiều bài học
	Đối với việc tổng hợp kiến thức ở một chương hoặc nhiều bài thì bản đồ tư duy là một phương tiện hiệu quả nhất, qua việc tổng kết cùng một lúc như vậy giúp học sinh dễ dàng sâu chuỗi các kiến thức hơn, qua đó giúp các em dễ dàng hơn trong học tập.
Dùng bản đồ tư duy có thể thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Tương tự, giáo viên và học sinh có thể thể hiện 1 phần nội dung bài học, 1 bài học hoặc nhiều bài học, 1 chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này có điểm chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ khóa. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể thiết kế bản đồ tư duy trong giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức. Với bài tập này, giáo viên có thể cùng học sinh làm ngay tại lớp hoặc là bài tập giao về nhà cho học sinh, nhóm học sinh.
- Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức
 Củng cố bài học là việc làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp.
Mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào bản đồ tư duy. Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học. 
Ví dụ: Để củng cố phần II. Bài 38 Địa 9 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo. 
- Sử dụng bản đồ tư duy để ra bài tập 
Để củng cố và khắc sâu kiến thức thì việc làm một bài tập sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn. Khi làm một bài tập buộc các em phải động não tư duy và nhớ lại các kiến thức đã học để xâu chuỗi nó và hoàn thành. Yêu cầu đối với một bài tập cũng cần đủ độ khó, độ phức tạp, để sự tái hiện từ kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin...qua đó các em sẽ thể hiện được sáng tạo và tích cực hơn.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 15 Địa lí 9 Thương mại và du lịch. Ta có thể ra một bài tập hình ảnh về du lịch.
1 2 3 4
5 6 7 8
Quan sát các bức ảnh trên và đính vào các ô a,b,c,d,e,g,k,h sao cho thích hợp?
	Khi làm xong được bài tập này các em sẽ hình dung được các tài nguyên du lịch của nước ta. Du lịch tự nhiên bao gồm: các phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia. Và du lịch nhân văn bao gồm: các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội truyền thống. 
- Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm cặp
Để học sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ bản đồ tư duy và tiết kiệm thời gian khi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học giáo viên nên tổ chức vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh (học sinh trong cùng nhóm có thể khác nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa...) và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Bước 2: học sinh trao đổi trong nhóm để vẽ bản đồ tư duy. Giáo viên yêu cầu các học sinh trong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau. Giáo viên giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ở mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay.
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung bản đồ tư duy của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đề xuất quan điểm của nhóm mình. Giáo viên tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày của các bản đồ tư duy.
Nhóm 1
Nhóm 2
Tổ chức cho học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm bản đồ tư duy khác nhau với cùng một nội dung. Như hình trên cùng một nội dung của bài Đồng Bằng Sông Hồng (tt) nhưng khi hoạt động nhóm thì lại có nhiều sản phẩm khác nhau. Qua đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm ra các phương pháp thể hiện ưu việc để các em học tập lẫn nhau cách vẽ bản đồ tư duyvà động viên những nhóm học sinh có sản phẩm tốt.
Tổ chức học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Học sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm vẽ bản đồ tư duy với bạn cùng lớp.
c) Sử dụng phần mềm để vẽ bản đồ tư duy
Khi học sinh đã vẽ bản đồ tư duy thành thạo, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vẽ bản đồ tư duy độc lập để tổng kết bài học. Đối với nhà các em có điều kiện có máy vi tính thì hướng dẫn cho các em tải phần mềm về và sử dụng, hoặc các em có thể tự vẽ trên các trang giấy. Hướng dẫn học sinh cách download các phần mềm vẽ bản đồ tư duy trên Internet để vẽ bản đồ tư duy trên máy tính (ví dụ phần mềm Buzan's iMindMap V5 rất dễ sử dụng và tạo ra các sản phẩm bản đồ tư duy rất đẹp mắt).
Các bước lần lượt làm theo các bước sau:
- Dowload phần mềm vẽ bản đồ tư duy từ Internet.
- Mở chương trình.
- Chọn hình ảnh trung tâm cho sơ đồ : vào Browse để chọn file ảnh làm hình ảnh trung tâm.
- Điền nội dung cho hình ảnh trung tâm (viết vào ô Enter some text for your central idea) –> bấm chọn create để hoàn thành.
- Lấy các nhánh nội dung : Di chuột tới hình ảnh trung tâm, thấy một chấm đỏ xuất hiện, kích chuột trái vào chấm đỏ và kéo đến vị trí mong muốn, thả chuột. Để vẽ các nhánh khác chỉ việc kéo và thả,…
- Viết nội dung vào nhánh : Di chuột vào nhánh, kích đúp chuột trái - > Nhập nội dung cho nhánh vào ô text box.
- Nhập nội dung cho các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề 1 cách sâu sắc: Di chuột tới phần cuối của nhánh lớn – chấm đỏ xuất hiện -> kéo, thả,….
- Chèn hình ảnh : Chọn nhánh cần chèn - > vào Inrert, chọn Branch Image -> vào file ảnh để chọn.
6. Kết quả nghiên cứu
Thực tế cho thấy một thời gian dài vừa qua, hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thức, vừa gây nhàm chán cho người học. Môn Địa cũng không phải là ngoại lệ. Nguyên nhân cơ bản đó là phương pháp dạy học thụ động, lạc hậu khiến học sinh không cảm thấy hứng thú với việc học Địa lí. 
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”. Đáp ứng yêu cầu này, từ năm học 2011 – 2012, nhiều trường THCS trong và ngoài tỉnh đã áp dụng thí điểm phần mềm chuyên dụng iMindMap kết hợp với phần mềm Power Point trong việc dạy học môn Địa lí mà nhiều người vẫn quen gọi là bản đồ tư duy.
Từ khi áp dụng phương pháp đổi mới này đã có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học. Bản đồ tư duy là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS và bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc và đặc biệt là dễ dàng phát triển thêm các ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học.
Với điều kiện hiện tại, các giáo viên có thể dễ dàng sử dụng máy vi tính để thiết kế bản đồ tư duy thông qua phần mềm iMindMap 5, Power point. Sau khi thiết kế xong, bản đồ tư duy có thể hiện thị nhờ phần mềm Power Point để các nhánh xuất hiện theo thứ tự mà người thiết kế định sẵn. Nội dung chính của bài học được thể hiện bằng bản đồ tư duy được thiết kế qua phần mềm iMindMap và phần mềm trình diễn Power Point có tác dụng tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn cao độ đối với người học. Bản đồ tư duy sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Nếu muốn ghi chép bằng bản đồ tư duy cũng có nhiều ưu điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết; giúp hệ thống hóa kiến thức dễ dàng; và giúp việc ôn tập khoa học, nhớ kiến thức lâu hơn...
Ngoài tự học trên lớp, bản đồ tư duy rất phù hợp với việc học nhóm của học sinh vì nó giúp các em phát huy tốt hơn khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức trên giảng đường. Có thể vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển một ý tưởng...
Qua một thời gian thực nghiệm các tiết học đã ngày càng trở nên linh động hơn, sự đa dạng trong cách suy nghĩ cũng đã thể hiện qua ý tưởng của các em.
7. Kết luận
Bản đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo. Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Quá trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não. 
Từ khi đưa bản đồ tư duy vào dạy học, các tiết học đã trở nên sôi động hơn rất nhiều, các em đã phát huy hết trí lực và đặc biệt là các khả năng đã được thuần thục hơn. 
Tuy nhiên kh

File đính kèm:

  • docChuyen de mon Dia ly.doc