Câu hỏi và bài tập ôn thi Tốt nghiệp THPT

3. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học:

a. Hãy tính mật độ dân số của 1 số tỉnh, thành phố ở nước ta (dựa vào số liệu của Atlat)

b. Tại sao nói phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí?

- Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Một số nơi giàu tài nguyên, nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Ngược lại ở một số nơi khác, diện tích đất có hạn lại tập trung số lượng người rất đông, mật độ dân số cao, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội (dân chứng thêm)

4. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, hãy:

a. Kể tên các tỉnh, thành phố có MĐDS trên 2000 người/km2

b. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta hiện nay đang biến đổi theo xu hướng nào? Tại sao?

- Cơ cấu dân số thành thị có xu hướng tăng tỉ lệ năm 1990 19,5% - 2005 tăng lên 26,9%

- Cơ cấu dân số nông thôn có hướng giảm tỉ lệ: năm 1990 80,5% - 2005: còn 73,1%

* Nguyên nhân:

- Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Do sự chênh lệch chất lượng cuộc sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

5. Tại sao nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoa.

- Do quy mô dân số nước ta lớn, nên dù tỉ lệ gia tăng giảm thì quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng

- Do dân số đông nên số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, nên dù tỉ lệ thì quy mô dân số vẫn tăng

Ví dụ: quy mô dân số 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,5%  mỗi năm tăng 1,05 triệu người

 Nếu quy mô dân số 84 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,31%  mỗi năm tăng 1,1 triệu người.

6. Tại sao nước ta phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng

- Phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí vì: sự phân bố dân cư nước ta hiện nay chưa hợp lí. Nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động, nơi đất hẹp thì người đông.

- Một số phương hướng:

+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình

+ Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

+ Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.

 

doc32 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi và bài tập ôn thi Tốt nghiệp THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng thời với thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lý, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bón phân cải tạo đất thích hợp.
3. Nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và chống ô nhiễm nước
- Làm thủy lợi để đảm bảo cân bằng nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô. Hạn chế tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước.
- Phòng và chống ô nhiễm nguồn nước.
- Tăng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa.
- Xử lí hành chính các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước.
- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông, hồ.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị và nông thôn nước ta
- Ở đô thị:
+ Rác thải, nước thải làm trầm trọng thêm vệ sinh môi trường
+ Khói bụi, khí thải của hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải gây ô nhiễm môi trường không khí
+ Sự tập trung dân cư với mật độ cao, công nghệ xử lí chất thải hạn chế
- Ở nông thôn
+ Lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hữu cơ và hóa chất dư thừa là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Chất thải của hoạt động tiểu thủ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
+ Chất thải của chăn nuôi gia súc.
+ Trình độ dân trí thấp và ý thức tự giác của người dân chưa cao.
2. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt ở nước ta. Vì sao ? Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do ngập lụt.
* Vùng đồng bằng nước ta hay xảy ra ngập lụt.
- Đồng bằng sông Hồng ngập lụt nghiêm trọng là do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trên các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng.
- Đồng bằng sông Cửu Long ngập lụt không chỉ do mưa lũ gây ra mà còn do triều cường.
- Ở Trung Bộ ngập lụt mạnh vào tháng 9, 10 là do mưa bão, nước biển dâng và lũ từ nguồn về.
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi
3. Nêu các vùng hay xảy ra lũ quét ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do lũ quét.
- Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn.
- Xảy ra vào tháng 06-10 ở miền Bắc và tháng 10-12 ở miền Trung.
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại: 
- Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.
- Quy hoạch các điểm dân cư.
CHỦ ĐỀ 2 – ĐỊA LÍ DÂN CƯ
NỘI DUNG 1 – ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Phân tích tác động của đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường :   
a. Thuận lợi: 
- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật
b. Khó khăn: 
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. 
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp. 
2. Cho bảng số liệu
	Tình hình phát triển dân số của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2003
Năm
Tổng số dân (nghìn người)
Số dân thành thị (nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số (%)
1995
71 995,5
14 938,1
1,65
1998
75 456,3
17 464,6
1,55
2000
77 635,4
18 771,9
1,36
2001
78 685,8
19 469,3
1,35
2003
80 902,4
20 869,5
1,,47
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình phát triển dân số nước ta giai đoạn trên
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn trên
c. Tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn trên
 Bài làm:
a. Biểu đồ: thích hợp nhất là cột chồng – đường
b. Nhận xét:
- Dân số tăng nhanh 1995 – 2003 tăng 8 906,9 nghìn người, trung bình tăng 1,1 triệu người /năm
- Số dân thành thị cũng tăng mạnh tăng 5931,4 nghìn người. Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao nhưng ngày càng tăng
- Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần (1,65% năm 1995 xuống 1,35 năm 2001), riêng năm 2003 có tăng lên lại 0,12%
* Giải thích:
- Do dân số đông nên tuy tốc độ tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh.
- Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng cả về quy mô và tỉ trọng.
- Tốc độ tăng dân số giảm do thực hiện có hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
3. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học:
a. Hãy tính mật độ dân số của 1 số tỉnh, thành phố ở nước ta (dựa vào số liệu của Atlat)
b. Tại sao nói phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí?
- Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Một số nơi giàu tài nguyên, nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Ngược lại ở một số nơi khác, diện tích đất có hạn lại tập trung số lượng người rất đông, mật độ dân số cao, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội (dân chứng thêm)
4. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các tỉnh, thành phố có MĐDS trên 2000 người/km2
b. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta hiện nay đang biến đổi theo xu hướng nào? Tại sao?
- Cơ cấu dân số thành thị có xu hướng tăng tỉ lệ năm 1990 19,5% - 2005 tăng lên 26,9%
- Cơ cấu dân số nông thôn có hướng giảm tỉ lệ: năm 1990 80,5% - 2005: còn 73,1%
* Nguyên nhân:
- Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Do sự chênh lệch chất lượng cuộc sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn.
5. Tại sao nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoa.
- Do quy mô dân số nước ta lớn, nên dù tỉ lệ gia tăng giảm thì quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng
- Do dân số đông nên số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, nên dù tỉ lệ thì quy mô dân số vẫn tăng
Ví dụ: quy mô dân số 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,5% è mỗi năm tăng 1,05 triệu người
	Nếu quy mô dân số 84 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,31% è mỗi năm tăng 1,1 triệu người.
6. Tại sao nước ta phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng
- Phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí vì: sự phân bố dân cư nước ta hiện nay chưa hợp lí. Nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động, nơi đất hẹp thì người đông.
- Một số phương hướng:
+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình
+ Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
+ Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.
7. Dựa vào Atlat ĐLVN hãy:
a. Lập bảng thống kê dân số nước ta từ năm 1960 – 2007
b. Trên cơ sở bảng thống kê hãy tính tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta
c. Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta. Giải thích
8. Lập bảng thống kê: Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế nước ta từ 1995 – 2007 và nhận xét.
9. Dựa vào Atlat: 
a. Hãy xác định các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người, từ 500 001 – 1 triệu người, từ 200 001 – 500 000 người. 
b. Tên các đô thị đặc biệt, các đô thị loại 2 ở nước ta.
10. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI
Năm
Tổng số
(nghìn người)
Nhóm tuổi (%)
0 - 14
15 - 59
Từ 60 trở lên
1979
52 472
41,7
51,3
7,0
1989
64 405
38,7
54,1
7,2
2005
84 156
27,1
63,9
9,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số nước ta phân theo các nhóm tuổi trong 3 năm trên
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó
a. Vẽ biểu đồ
* Tính bán kính:
 - Lấy quy mô dân số năm 1979 là R1979 = 1 đvbk thì:
R1989 = R2005 = 
- Nếu 1đvbk = 2cm è R1979 = 2cm; R1989 2,2cm ; R2005 = 2,4cm
b. Nhận xét
- Từ 1979 – 2005 cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi:
+ Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 14,6%
+ Nhóm tuổi 15 – 59 tăng 12,6%
+ Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 2,0%
- Như vậy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số già.
* Nguyên nhân:
- Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân cũng không ngừng được tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh
- Do y thế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình.
11. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2006
Địa phương
Dân số (nghìn người)
Diện tích (km2)
Cả nước
84 155,8
331 212
ĐBSH
18 207,9
14 862,5
TD và MNBB:
12 065,4
101 559,0
- Đông Bắc
9 458,5
64 025,2
- Tây Bắc
2 606,9
37 533,8
Duyên hải miền Trung:
19 530,6
95 918,1
- Bắc Trung Bộ
10 668,3
51 552,0
- Nam Trung Bộ
8 862,3
44 366,1
Tây Nguyên
4 868,9
54 659,6
Đông Nam Bộ
12 067,5
23 600
ĐBSCL
17 415,5
40 604,7
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích của nước ta phân theo vùng.
b. Tính mật độ dân số trung bình
c. Nhận xét, cho biết nguyên nhân, hậu quả, phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư bất hợp lí hiện nay ở nước ta.
Bài làm:
1. Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu 
CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006 (ĐV:%)
Địa phương
Dân số
Diện tích
Cả nước
100
100
ĐBSH
21,6
4,5
Trung du miền núi Bắc Bộ:
14,3
30,6
- Đông Bắc
11,2
19,3
- Tây Bắc
3,1
11,3
Duyên hải miền Trung:
23,2
29,0
- Bắc Trung Bộ
12,7
15,6
- Nam Trung Bộ
10,5
13,4
Tây Nguyên
5,8
16,5
Đông Nam Bộ
14,3
7,1
ĐBSCL
20,7
12,3
* Vẽ biểu đồ: 2 Biểu đồ tròn bằng nhau
b. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng
Địa phương
MĐDS (người/km2)
Cả nước
254
ĐBSH
1225
Trung du miền núi Bắc Bộ:
119
- Đông Bắc
148
- Tây Bắc
69
Duyên hải miền Trung:
204
- Bắc Trung Bộ
207
- Nam Trung Bộ
200
Tây Nguyên
89
Đông Nam Bộ
511
ĐBSCL
429
c. Nhận xét
 * Sự phân bố dân cư:
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
+ Giữa các vùng đồng bằng với miền núi, cao nguyên:
ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long chiếm 42,3% dân số nhưng chỉ chiếm 16,8% diện tích cả nước
TDMNBB và Tây Nguyên chiếm 47,1% diện tích nhưng chỉ có 20,1% dân số cả nước
MĐDS của ĐBSHồng 1225 người/km2 cao nhất trong cả nước, gấp 4,8 lần so với cả nước, 13,8 lần so với Tây Nguyên, 17,8 lần so với Tây Bắc
+ Phân bố không đều giữa ĐBSHồng với ĐBS Cửu Long: ĐBSHồng gấp 2,85 lần so với ĐBS Cửu Long.
+ Phân bố không đều ngay trong các vùng kinh tế
TDMNBB có mật độ trung bình 119 người/km2
Đông Bắc 148 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2
Đông Bắc cao gấp 2,1 lần so với Tây Bắc
* Nguyên nhân:
- Sự khác biệt về ĐKTN
- Lịch sử khai thác lãnh thổ và định canh định cư
- Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng
* Hậu quả: Sự phân bố dân cư bất hợp lý trên dẫn tới khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
* Phương hướng:
- Phân bố lại dân cư và lao động trong địa bàn cả nước, trong từng vùng, nhằm sử dụng hợp lí lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng
- Phát triển KT – XH ở miền núi để thu hút lao động ở vùng xuôi lên 
- Nâng cao mức sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc
- Hạn chế nạn di dân tự do
12. Dựa vào Atlat ĐLVN hãy chứng minh Việt Nam là nước có nhiều dân tộc
	Nước ta có 54 dân tộc anh em. Theo thống kê ngày 01/04/2009:
- Dân tộc kinh (Việt): 73 594 427 người – chiếm 86, 2%
- Một số dân tộc ít người có dân số khá đông:
	+ Tày: 1 626 392 người
	+ Thái: 1 550 423 người
	+ Mường: 1 268 963 người
	+ Khơ me: 1 260 640 người
	+ H’mông: 1 068 189 người
NỘI DUNG 2 – LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Trình bày mối quan hệ giữa dân số với lao động và việc làm của nước ta hiện nay
- Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta: Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ nên lực lượng lao động rất dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta
- Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát triển dân số ở nước ta hiện nay: lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong khu vực N- L – N, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia tăng dân số ở nông thôn còn cao, kéo theo tốc độ gia tăng dân số của cả nước còn cao.
2. Cho bảng số liệu
	LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2000 – 2006
	(Đv: nghìn người)
Năm
Tổng số
N –L - N
CN - XD
DV
2000
37 609,6
24 481,0
4 929,7
8 198,9
2001
38 562,7
24 468,4
5 551,9
8 542,4
2002
39 507,7
24 455,8
6 084,7
8 967,2
2004
41 586 3
24 430,7
7 216,5
9 939,1
2005
42 542,7
24 351,5
7 785,3
10 405,9
2006
43 436,1
24 172,3
8 296,9
10 966,9
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn trên.
Bài làm
a. Vẽ biểu đồ
	Xử lí số liệu:
	CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2006 (Đv: %)
Năm
Tổng số
N-L-N
CN-XD
DV
2000
100
65.1
13.1
21.8
2001
100
63.5
14.4
22.2
2002
100
61.9
15.4
22.7
2004
100
58.7
17.4
23.9
2005
100
57.2
18.3
24.5
2006
100
55.7
19.1
25.2
	Vẽ biểu đồ: BĐ Miền
b. Nhận xét:
- Cơ cấu lao động của nước ta phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi
+ Tỉ trọng lao động khu vực N – L – N giảm: 9,4%
+ Tỉ trọng lao động khu vực CN – XD tăng 6,0%
+ Tỉ trọng lao động khu vực DV tăng 3,4%
- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên ở nước ta sự chuyển biến này còn chậm (cơ cấu lao động khu vực N – L – N chiếm tỉ trọng vẫn còn cao)
* Giải thích: Tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó đã dẫn tới sự chuyển dịch lao động giữa các ngành.
3. Cho bảng số liệu
	TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 (Đv:%)
Các vùng
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị
Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn
Cả nước
5,3
19,3
ĐB sông Hồng
5,6
21,2
Đông Bắc
5,1
19,7
Tây Bắc
4,9
21,6
Bắc trung Bộ
5,0
23,5
DH Nam Trung Bộ
5,0
22,2
Tây Nguyên
4,2
19,4
Đông Nam Bộ
5,6
17,1
ĐB sông Cửu Long
4,9
20,0
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta năm 2005
Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Bài làm:
a. Vẽ biểu đồ: giống biểu đồ hình cột.
b. Nhận xét và giải thích:
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn cao (5,3%) và không đều giữa các vùng
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức bình quân: ĐNB, ĐB sông Hồng. Vì đây là những vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao.
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long. Do tỉ lệ dân sống ở đô thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, phần lớn lao động nông nghiệp.
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn khá cao.
+ Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là: ĐB sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long.
+ Vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình: chỉ có Đông Nam Bộ (17%)
4. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
a. Thế mạnh:
-Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân).
-Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
-Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.
-Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.
b. Hạn chế:
-Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
-Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.
-Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật.
NỘI DUNG 3 – ĐÔ THỊ HÓA
1. Cho bảng số liệu
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC 
Năm
Số dân thành thị (triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
12,9
19,5
1995
14,9
20,8
2000
18,8
24,2
2003
20,9
25,8
2005
22,3
26,9
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số dân đô thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
b. Nhận xét và giải thích
Bài làm:
a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp cột – đường
b. Nhận xét 
- Số dân thành thị có xu hướng tăng (DC), nhưng vẫn còn thấp chỉ 22,3 triệu người
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng khá nhanh 
* Giải thích
- Nước ta là nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp đang còn chiếm tỉ trọng lớn, dân cư nông thôn vẫn còn đông, dân cư thành thị ít.
- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa và chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh. Đặc biệt giai đoạn đầu của CNH – HĐH (1995 – 2005) nên dân cư đô thị tăng nhanh. 
2. Hãy nêu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển KT – XH
* Tích cực
- Cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch cơ câu kinh tế.
+ Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thị trường:
+ Thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng
+ Thu hút đầu tư nước ngoài
- Lao động – việc làm:
+ Thu hút lao động.
+ Tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập cho người lao động.
* Hạn chế 
- Ảnh hưởng tới môi trường:
+ Sức ép lên tài nguyên đất, nước, khí hậu.
+ Ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng đến đời sống:
+ Sự phân hóa giàu nghèo
+ An ninh trật tự xã hội
+ Việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,
3. Những vấn đề cần phải chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
- Hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh dòng di dân từ nông thôn vào thành thị
- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển KT – XH của đô thị. Số dân tăng quá lớn sẽ làm phức tạp môi trường đô thị, phát sinh các tệ nạn xã hội
- Phát triển cân đối giữa KT – Xh với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của đô thị
- Quy hoạch đô thị một cách hoàn chỉnh, đồng bộ để vừa đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện điều kiện sống. 
4. Dựa vào Atlat ĐLVN: hãy xác định các loại đô thị của vùng ĐNB và nhận xét
- Về dân số: trên 1 triệu người: Tp HCM, 500 001 – 1 triệu: Biên Hòa, 200 001 – 500 000 người: Vũng Tàu,...
- Phân cấp: có đô thị đặc biệt, loại 2,3,4. Phân bố liền kề, là các đô thị là các TTCN lớn của vùng.
CHỦ ĐỀ 3 – ĐỊA LÍ KINH TẾ
1. Nêu ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay:
- Khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, KT – XH của mỗi vùng
- Phát triển hợp lí, đồng đều giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và các vùng kinh tế.
- Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền vững.
- Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
2. Cho bảng số liệu
	GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM VÀ THỦY SẢN
	(Đv: tỉ đồng)
Năm
1990
1995
2000
2005
Nông nghiệp
61 817,5
82 307,1
112 111,7
137 112,0
Lâm nghiệp
4 969,0
5 033,7
5 901,6
6 315,6
Thủy sản
8 135,2
13 523,9
21 777,4
38 726,9
Tổng số
74 921,7
100 864,7
139 790,7
182 154,5
a. Tỉnh tỉ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản.
b. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của nông, lâm, thủy

File đính kèm:

  • docCAU_HOI_VA_BAI_TAP_ON_THI_TN_THPT_2016.doc