Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tiết 9 - Tuần 17 - Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở dây dẫn

c) S = ?

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phương pháp giải . - Các nhóm khác nhận xét bổ xung phần trình bày của nhóm bạn .

GV: Nhận xét và cho điểm

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tiết 9 - Tuần 17 - Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 16/10/2011 	
 Tiết 17	 Ngày dạy: 21/10/2011
BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN (tt)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về công thứ định luật ôm và công thức tính điện trở. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về định luật ôm để làm bài tập.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận
B. PHƯƠNG PHÁP: Bài tập
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	Ôn tập và làm bài tập công thức định luật ôm .
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (...phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính được các đại lượng có liên quan đối với mạch điện nhiều nhất ba điện trở mắc nối tiếp, song song và hổn hợp.
I.Ôn tập
- Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài, tỷ lệ nghịch với tiết diện, phụ thuộc vào vật liệu làm dây .- Công thức: R = 
Hoạt động 2 (...phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Trên một biến trở con chạy có ghi 10 - 2.5 A
hãy cho biết ý nghĩa của hai con số ghi này .
tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên đầu hai cuộn dây của biến trở.
Biến trở được làm bằng dây hợp kim nicrom có điện trở suất 1.10 .10-6 .m và có chiều 50m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để là biến trở.
Tóm tắt: 
R = 10 
I = 2,5 A
 = 1,1. 10-6 
l = 50 m
a) Ý nghĩa R,I .
b) Umax = ?
c) S = ? 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải 
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phương pháp giải .
 - Các nhóm khác nhận xét bổ xung phần trình bày của nhóm bạn . 
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: Đọc đề bài tập 11.2
? Đề bài cho biết gì ,yêu cầu gì?
HS: trả lời và tóm tắt.
Tóm tắt: 
Uđ1 = Uđ2 = U1 = 6V
 R1 =8 ();R2= 12 ; U = 9V
Vẽ sơ đồ mạch điện ? Rb = ? 
= 0,4. 10-6.m ; l = 2m
UMax = 30V; Ib = 2A , d =?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện .
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải phần a)
GV Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phương pháp giải .
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung phần trình bầy của nhóm bạn . 
GV nhận xét thống nhất
Phần b) để tính d phải biết gì?
Điện trở lớn nhất của biến trở được tính như thế nào?
Tính tiết diện của dây áp dụng công thức nào? 
Tính đường kính tiết diện của dây ?
? Đề bài cho biết gì ,yêu cầu gì?
HS: trả lời và tóm tắt.

 Giải
a) Ý nghĩa của 2 số
10 : điện trở lớn nhất của biến trở.
2.5 A : cuờng độ dòng điện định mức.
b) Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên đầu hai cuộn dây của biến trở
ADCT : U = IR = 10. 2,5 = 25 V
Tiết diện của dây dẫn dùng để là biến trở
ADCT : R = => S = . 
 = 50 
 = ...... m2
2. Bài tập 11.2 (SBT / Tr.17) 
Giải
Sơ đồ mạch điện:
 I1 Đ1
 Đ2 Rb 
 I2 I
 + 9V
Cường độ dòng điện qua đèn 1 và đèn 2 là:
 I1 = = = 0,75 (A)
 I2 = = 0,5 (A)
 Cường độ dòng điện mạch chính là:
 I = I1 + I2 = 0,75 + 0,5 = 1,25 (A)
 Điện trở biến trở là: 
 Rb = = 2,4 ()
Điện trở lớn nhất của biến trở là:
 RMAX = 
 Tiết diện của dây biến trở là:
S = 
 Đường kính tiết diện dây hợp kim là:
S =
 Đáp số: Rb = 2,4 () ; d 
 3. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản và phương pháp giải bài tập.
- Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập .	 
 4. Dặn dò:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
Tuần 9 Ngày soạn: 16/10/2011 	
 Tiết 18	 Ngày dạy: 21/10/2011
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÔNG SUẤT – ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
+ Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về Điện năng, công của dòng điện, công suất 
2. Kĩ năng: 
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về công của dòng điện để làm bài tập.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP: Bài tập
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	Ôn tập và làm bài tập 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (...phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
? Điện năng là gì?
? Công của dòng điện được xác định như thế nào ?
? Dùng dụng cụ nào để đo điện năng?
? 1kWh = ? J
I.Ôn tập 
1. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng
Công của dòng điện là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.
Công thức: A = . t = U.I.t
Dụng cụ đo điện năng: Công tơ điện.
Một số chỉ trên công tơ điện bằng 
 1kWh = 3,6. 106J. 
Hoạt động 2 (...phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HS: Đọc đề bài tập 
Có hai bóng đèn ghi 40W-110V và 100W- 110V
a) Tính điện trở của mỗi đèn
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn khi mắc song song hai bóng vào mạch điện 110V. Đèn náo sáng hơn?
c) Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn khi mắc nối tiếp hai bóng vào mạch điện 
220V . Đèn nào sáng hơn? Mắc như thế có hại gì không?
? Đề bài cho biết gì, yêu cầu gì?
HS: trả lời và tóm tắt.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để giải bài tập .
Đại diện các nhóm trình bầy phương pháp giải .
HS các nhóm nhận xét bổ xung .
GV: thống nhất và chốt lại lời giải.
HS : Đọc đề bài tập 
 Một động cơ làm việc trong thời gian 30 phút dưới hiệu điện thế 220V . Khi đó cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Hiệu suất của động cơ là 75%. Hãy tính:
a) Công toàn phần của dòng điện chạy qua động cơ
b) Công có ích do động cơ sản ra
c) Năng lượng hao phí? 
Đề bài cho biết gì, yêu cầu gì?
HS: trả lời và tóm tắt.
HS: Tham gia thảo luận trên lớp để trả lời các câu hỏi của GV.
? Tính công toàn phần của dòng điện?
? Tính hiệu suất
? Tính năng lượng hao phí
GV chốt lại phương pháp giải.
Bài tập 
a) Điện trở mỗi đèn:
R1 = 
R2 = 
b) Khi mắc song song, cường độ dòng điện qua mỗi đèn:
 Vì hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn đúng bằng hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn, nên mỗi đèn cho công suất đúng bằng công suất ghi trên đèn, nghĩa là đèn ghi 100W-100V sáng hơn đèn ghi 40W-110V
c) Khi mắc nối tiếp vào U = 220V, hiệu điện thế ở hai đầu của cả hai đèn là 220V, và cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau:
Do đó: 1 = R1I2 = 302,5.(0,52)2 » 81,8W
 2 = R2I2 = 121.(0,52)2 » 32,7W
 Đèn 40W-110V sáng hơn bình thường và chóng hỏng, còn đèn 100W-110V sẽ tối hơn bình thường
Bài tập
Tóm tắt: t=30ph = 1800s
 U=220V
 I=0,5A
 H=75%
Tính
Ahao phí 
Giải:
a) Công toàn phần của dòng điện chạy qua động cơ:
	 = UIt = 220.0,5. 1800 = 198000J
b) Từ công thức : H=
c) Năng lượng hao phí là 25% năng lượng toàn phần
	 Ahao phí = 25%.198000J = 49500J
 3. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản và phương pháp giải bài tập.
- Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập .	 
 4. Dặn dò:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
- Về nhà ôn tập và làm bài tập về Định luật Jun-Lenxơ 
Kí duyệt tuần 9
Ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VL9(tuan 9).doc