Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 58: Bài 34: Chất rắn kết tinh. chất rắn vô định hình

Với mỗi bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giải các bài tập mà GV đã lựa chọn.

- Tổ chức cho các HS trình bày lời giải các bài tập lên bảng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 58: Bài 34: Chất rắn kết tinh. chất rắn vô định hình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
1. Thí nghiệm.
 - Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ ta thấy vòng dây chỉ được căng tròn.
- Hiện tượng cho thấy trên bề mặt màng xà phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ.
- Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt chất lỏng.
2. Lực căng bề mặt.
 Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó : 
f = sl.
 Với s là hệ số căng mặt ngoài, đơn vị là N/m.
 Hệ số s phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : s giảm khi nhiệt độ tăng.
3. Ứng dụng.
Hoạt động 2 (10 phút) : Vận dụng để xác định lực căng mặt ngoài và hệ số căng mặt ngoài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV cho HS vận dụng làm bài tập:
Câu 11 SGK
- Xác định các lực tác dụng lên vòng xuyến.
- Xác định lực căng bề mặt của glixerin.
- Tổng chu vi vòng xuyến tiếp xúc với glixerin.
- Suy ra hệ số căng mặt ngoài.
Bài tập vận dụng:
Câu 11:
Lực căng bề mặt của glixerin:
Tổng chu vi ngoài và trong của vòng xuyến:
.
Hệ số căng bề mặt của glixerin:
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm thêm bài tập trong SGK.
- Ghi nhận nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 62	Ngày soạn: 22/4/2014
BÀI 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
	- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
	- Nêu được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kỹ thuật.
2. Kỹ năng : 	
	Giải thích được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Bộ dụng cụ thi nghiệm chứng minh các hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.
2. Học sinh :	- Ôn lại nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (20 phút) : Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Cho HS quan sát bề mặt nước ở chỗ tiếp xúc với thành bình thủy tinh trong trường hợp để trần và trường hợp phủ một lớp nilon.
- C3: Yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của phần mặt nước tiếp xúc với thành thủy tinh.
- Từ đó chỉ ra TH nào dính ướt, TH nào không dính ướt.
- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về TH dính ướt và không bị dính ướt.
- Quan sát thí nghiệm
- Nêu nhận xét.
- Trả lời C3.
- Ghi nhận
- Lấy ví dụ
II. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
1. Thí nghiệm.
 - TH thành thủy tinh để trần, phần mặt nước tiếp xúc lan rộng tạo thành hình dạng bất kỳ.
- TH thành thủy tinh phủ lớp nilon, thì giọt nước vo tròn lại, tạo mặt khum lồi.
Kết luận:
- Nếu thành bình bị dính ướt, phần nước tiếp xúc có dụng mặt khum lõm.
- Nếu thành bình không dính ướt, phần nước tiếp xúc có dụng mặt khum lồi.
 2. Ứng dụng.
- Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”.
Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 37.7.
- Yêu cầu HS nhận xét các kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng.
- Yêu cầu HS khác nhận xét và cùng thảo luận.
- Kết luận về hiện tượng.
- Cho HS nêu các ứng dụng.
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
- Làm, quan sát thí nghiệm và nêu nhận xét.
-Vận dụng hiện tượng lực căng bề mặt và hiện tượng dính ướt và không dính ướt để giải thích các kết quả thí nghiệm.
- Trình bày lời giải thích hiện tượng.
- Thảo luận làm rõ các ý kiến giải thích.
- Ghi nhận hiện tượng mao dẫn.
- Nêu các ứng dụng.
III. Hiện tượng mao dẫn.
1. Thí nghiệm.
- Nhúng các ống thuỷ tinh có đường kính trong nhỏ vào trong chất lỏng ta thấy :
+ Nếu thành ống bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ dâng cao hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lỏm.
+ Nếu thành ống không bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ hạ thấp hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lồi.
+ Nếu có đường kính trong càng nhỏ, thì mức độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong ống so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống càng lớn.
 - Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn. 
 - Hệ số căng mặt ngoài s càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.
2. Ứng dụng.
- Các ống mao dẫn trong bộ rể và thân cây dẫn nước hoà tan khoáng chất lên nuôi cây.
- Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.
Hoạt động 3 (2 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức trong bài.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 202, 203.
- Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 22/4/2014
Tiết TC 33: LỰC CĂNG MẶT NGOÀI
I. MỤC TIÊU
- Vận dụng được kiến thức về lực căng bề mặt của chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị nội dung bài dạy theo phiếu học tập và tiến trình dạy học.
Phiếu học tập:
Câu 1 (câu 12 trang 203 SGK): Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng AB dài 50 mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung (AB phía dưới). Tính trọng lượng P của dây AB để nó nằm cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng bề mặt: .
Câu 2: Một ống nhỏ giọt có đường kính đầu ra d = 2mm, chứa nước có khối lượng m = 1,9g. Cho g = 10m/s2; . Tìm số giọt nước nhỏ ra.
Hướng dẫn :
Câu 1: Để khung nằm cân bằng: .
Câu 2 : Lực căng bề mặt của nước kéo giọt nước lên: .
Với là chu vi vòng thắt.
Có N giọt nước, trọng lượng của mỗi giọt : .
Giọt nước rơi xuống khí : giọt.
Học sinh Làm các bài tập trong SGK và SBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (5 phút):Kiểm tra bài cũ: 
GV : nêu câu hỏi : Viết công thức xác định độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng. Hệ số lực căng bề mặt phụ thuộc những yếu tố nào của chất lỏng?
HS: lên bảng trả lời.
GV: nhận xet, đánh giá.
Hoạt động 2 (35 phút) : Giải các bài tập trong SGK.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Với mỗi bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giải các bài tập mà GV đã lựa chọn.
- Tổ chức cho các HS trình bày lời giải các bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Bổ sung, nhận xét, giải đáp các câu hỏi của các nhóm.
- Đại diễn mỗi HS trình bày lời giải và đáp án cho mỗi bài.
- HS nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Đáp án và lời giải của các bài tập
- Lời giải hoàn chỉnh của từng bài tập trong SGK.
- Nhận xét của HS về lời giải đã trình bày.
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm thêm bài tập trong SBT.
- Ghi nhận nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 63 Ngày soạn: 22/4/2014
BÀI 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 	
- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
2. Kỹ năng : 	
	- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài
- Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :	- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của thiếc (dùng nhiệt kế cặp nhiệt), hoặc của băng phiến hay của nước đá (dùng nhiệt kế dầu).
	- Bộ thí nghiệm chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ.
Học sinh : Ôn lại các bài “Sự nóng và đông đặc”, “ Sự bay hơi và ngưng tụ”, “Sự sôi” trong SGK Vật lí 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
 Hoạt động 1 (25 phút) : Tìm hiểu sự nóng chảy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Cho học sinh nhắc lại khái niệm nóng chảy đã học ở THCS.
- Mô tả thí nghiệm nung nóng chảy thiếc.
- Cho HS đọc SGK và rút ra các đặc điểm của sự nóng chảy.
- Lấy ví dụ tương ứng với mỗi đặc điểm.
- Giới thiệu nhiệt nóng chảy.
- Cho HS nêu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt nóng chảy.
- Giới thiệu nhiệt nóng chảy riêng.
- Cho HS nêu ứng dụng của sự nóng chảy.
- Nhắc lại khái niệm nóng chảy.
 - Nghe, quan sát đồ thị 38.1 và trả lời C1.
- Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy.
- Ghi nhận khái niệm.
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn nhiệt nóng chảy.
- Ghi nhận khái niệm.
- Nêu các ứng dụng của sự nóng chảy.
I. Sự nóng chảy.
 Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
1. Thí nghiệm.
- Khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
Kết quả
 - Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
2. Nhiệt nóng chảy.
 - Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q = lm.
- Với l là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg.
3. Ứng dụng.
 Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu về sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Nêu câu hỏi giúp HS ôn tập.
- Cho HS thảo luận nhóm để giải thích sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Cho HS trả lời C2.
- Cho HS trả lời C3.
- Nêu và phân tích các đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Nhớ lại khái niệm về sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Giải thích sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Trả lời C2.
- Trả lời C3.
- Ghi nhận các đặc điểm.
II. Sự bay hơi.
 1. Thí nghiệm.
- Đổ một lớp nước mỏng lên mặt đĩa nhôm. Thổi nhẹ lên bề mặt lớp nước hoặc hơ nóng đĩa nhôm, ta thấy lớp nước dần dần biến mất. Nước đã bốc thành hơi bay vào không khí.
- Đặt bản thuỷ tinh gần miệng cốc nước nóng, ta thấy trên mặt bản thuỷ tinh xuất hiện các giọt nước. Hơi nước từ cốc nước đã bay lên đọng thành nước.
 Nhận xét:
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập từ câu 7 đến câu 14 trong SGK.
- Ghi nhận nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 64: Ngày soạn: 23/4/2014
BÀI 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 	
	- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hòa.
	- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng : 
	- Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài.
	- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các qua trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :	
	- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi.
2. Học sinh : Ôn lại các bài “Sự nóng và đông đặc”, “ Sự bay hơi và ngưng tụ”, “Sự sôi” trong SGK Vật lí 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ :Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với quá trình nóng chảy là gì? Đặc điểm của sự nóng chảy?
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu về hơi khô và hơi bão hoà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Làm thí nghiệm 38.4.
- Cho HS thảo luận nhóm để giải thích hiện tượng.
 Cho HS nhận xét về lượng hơi trong 2 trường hợp.
- Nêu đặc điểm của áp suất hơi bảo hoà.
- Yêu cầu HS trả lời C4.
- Cho HS nêu các ứng dụng của sự bay hơi.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Quan sát thí nghiệm.
- Giải thích hiện tượng.
- Nhận xét về lượng hơi trong 2 trường hợp.
- Ghi nhận các đặc điểm của áp suất hơi bảo hoà.
- Trả lời C4.
- Nếu các ứng dụng của sự bay hơi.
2. Hơi khô và hơi bão hoà.
- Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín :
- Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
 - Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hoà.
- Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
3. Ứng dụng.
 Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.
 - Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
- Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh.
Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu sự sôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Nêu câu hỏi để HS ôn tập.
- Cho HS phân biệt sự sôi và sự bay hơi.
- Nêu các đặc điểm của sự sôi.
- Nêu và phân tích khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi.
- Cho HS nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt hoá hơi.
- Nhớ lại khái niệm sự sôi.
- Nêu sự khác nhau của sự sôi và sự bay hơi.
- Ghi nhận các đặc điểm của sự sôi.
- Ghi nhận khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi.
- Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt hoá hơi.
III. Sự sôi.
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
1. Thí nghiệm.
 Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau ta nhận thấy:
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
2. Nhiệt hoá hơi.
 - Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm.
- Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.
Hoạt động 4 (2 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức trong bài.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 209 và 210 SGK.
- Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Tiết 65 Ngày soạn: 24/4/2014
BÀI 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng : 	
	- Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.
- So sánh các khái niệm.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Các lọai ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương.
Học sinh : Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hòa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu các điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt đối.
- Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm cực đại.
- Cho học sinh trả lời C1.
- Ghi nhận khái niệm.
- Ghi nhận khái niệm.
- Trả lời C1.
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
1. Độ ẩm tuyệt đối.
- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
- Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.
2. Độ ẩm cực đại.
- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hoà. 
- Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.
- Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.
Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu độ ẩm tỉ đối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tỉ đối.
- Cho học sinh trả ời C2.
- Giới thiệu các loại ẩm kế.
- Cho HS đọc phần em có biết về các loại ẩm kế.
- Ghi nhận khái niệm.
- Trả lời C2.
- Ghi nhận cách đo độ ẩm.
 - Đọc phần các loại ẩm kế.
II. Độ ẩm tỉ đối.
 Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ : 
f = .100%
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ:
f = .100%
- Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí và cách chống ẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Cho HS nếu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
- Nhận xét các câu trả lời và hệ thống đầy đủ các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
- Cho HS nếu các biện pháp chống ẩm.
- Nêu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
- Ghi nhận các ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
- Nêu các biện pháp chống ẩm.
III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
- Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …
- Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …
Hoạt động 5 (2 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức trong bài.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 213 và 214.
- Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 25/4/2014
Tiết 66: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
- Vận dụng được kiến thức đã học về độ ẩm của không khí để giải các bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị nội dung bài dạy theo phiếu học tập và tiến trình dạy học.
Phiếu học tập:
Câu 1 (39.2): Không khí ở 28oC có độ ẩm tuyệt đối là 20,40 g/m3. Cho biết khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 28oC là 27,2 g/m3. Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhiệt độ này.
Câu 2 (39.3): Nhiệt độ không khí trong phòng là 25oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 70%. Xác định khối lượng m của hơi nước trong phòng có thể tích 100 m3. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC là 23,00 g/m3.
Câu 3 (39.8): Căn cứ các số đo dưới dây của trạm quan sát khí tưởng, hãy cho biết không khí buổi sáng hay buổi trưa mang nhiều hơi nước hơn? Giải thích tại sao?
Buổi sáng: Nhiệt độ 20oC, độ ẩm tỉ đối 85%.
Buổi trưa: Nhiệt độ 30oC, độ ẩm tỉ đối 65%.
Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC là 17,3 

File đính kèm:

  • docC7.QUANG DANG SUA GA 10_CB 3 COT.doc
Giáo án liên quan