Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 4 - Luyện tập

Bài tập 1 và 2 một HS đọc yêu cầu

- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm

- Đại diện nhóm lần lượt trình bày .

Bài tập 1:

Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gụcđầu khóc bên tảng đá

Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi .NhàTrò kể lại khốn khó bị ăn thịt

Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 4 - Luyện tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hãy kể cho các bạn trong lớp cùng nghe.
- Nừu HS không kể được ví dụ, Gv có thể kể thêm cho HS 1 số câu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập đã sưu tầm được (như Mười năm cõng bạn đi học,)
- Một vài em trình bày trước lớp 
HĐ3 :Làm việc cá nhân (BT4 sgk )
- GV giải thích yêu cầu bài tập 
- Một số em trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục . GV ghi tóm tắt ý kiến hs lên bảng . HS cả lớp trao đổi nhận xét 
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt
Kết luận chung :
	- Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng 
	- Để học tập tốt ,cần cố gắng vượt qua những khó khăn
3. Củng cố, dặn dò: - Khắc sâu kiến thức.
 - Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Toán 
Yến, tạ, tấn
I. Mục tiêu 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ , tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với kg
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kg
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn
- HS làm được các bài tập 1, 2 (cột 2 làm 5 trong 10 ý), 3 (2 trong 4 pt). 
II. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ
- 2 HS lên bảng so sánh:
HS 1: 86 720 . 87 320
HS 2: 231 678 . 23 678
- Gv và cả lớp đánh giá, nhận xét
B. Bài mới
1 . Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến ,tạ ,tấn 
a. Giới thiệu đơn vị yến 	
 - HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học : kg, g 
 - GV: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị đo là yến 
- GV viết lên bảng :1 yến =10 kg 
- HS đọc và nói: 10 kg =1yến 
- GV hỏi : mua hai yến gạo tức là mua mấy kg gạo ?
- Có 10kg khoai tức là có mấy yến khoai ?
b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn như trên 
 1tạ =10yến 10 yến =1tạ 
	1tạ =100kg 100kg =1tạ 
	1tấn =10tạ 10tạ =1tấn 
1tấn =1000kg 1000kg =1tấn 
 2. Thực hành:
Bài 1: HS thảo luận theo cặp, nêu kết quả:
a. con bò cân nặng 2 tạ 
b. con gà cân nặng 2 kg 
c. con voi cân nặng 2 tấn 
Bài 2: Làm việc cá nhân vào vở
- Lưu ý HS không làm 5 ý sau ở cột 2
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. Gv chấm 1 số bài và nhận xét
Bài 3: Làm việc cả lớp
- Gv hướng dẫn HS thực hiện: 18 yến + 26 yến = ? 
Lưu ý: Nếu đã cùng đơn vị đo, ta thực hiện phép tính bình thường như trong số tự nhiên và nhớ viết đơn vị sau kết quả tìm được
+ Vậy 18 yến + 26 yến = ?
HS: 18yến +26yến = 44yến 
- Tương tự HS nêu kết quả phép tính: 135 tạ x 4 = 540 tạ
3. Nhận xét tiết học.
- Gv và HS hệ thống lại kiến thức. Nhận xét giờ học
Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
I. Mục tiêu
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- 2 HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu 
- GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài : (2p)
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn HS kể chuyện (25p)
a. GV kể chuyện:
 - GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ 
b. Tìm hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc cả lớp
- 1HS đọc các câu hỏi a,b,c,d .HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi :
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua,dân chúng phản ứng bằng cách nào ? (....truyền nhau hát lên án thói hóng hách .....)
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?(Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy )
+Trước sự đe doạ của nhà vua , thái độ cuẩ mọi người như thế nào ?(Các nhà thơ ,các nghệ nhân lần lượt khuất phục )
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?(Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ )
c. Luyện kể chuyện 
- HS luyện kể chuyện theo nhóm 3. 
- Đại diện khoảng 2 nhóm kể nối tiếp trước lớp
-Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Mỗi tổ cử đại diện 1 HS kể 	
d. Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- HS trao đổi theo nhóm bàn về ý nghĩa của câu chuyện
3. Nhận xét giờ học: (3p)
- GV tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt
Tập đọc
Tre Việt Nam
I. Mục tiêu 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm
- Hiểu ND bài: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2, thuộc ít nhất 8 dòng thơ)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy học
A . Bài cũ : (5p)
- 2HS đọc nối tiếp truyện: Một người chính trực 
- HS trả lời câu hỏi :Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài (2p)
- Gv dựa vào chủ điểm tuần để giới thiệu bài
2. HS luyện đọc và tìm hiểu bài (25p) 
a. Luyện đọc : 
- 1HS khá đọc bài.
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. (2 - 3 lượt) GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới và lỗi phát âm cho HS 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. Tìm hiểu bài 
 - 1HS đọc thành tiếng đoạn 1, 2. HS còn lại đọc thầm bài thơ.
+ Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?( Tre xanh,xanh tự bao ..., chuyện ngày.....bờ tre xanh.)
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)? (ở đâu tre...bấy nhiêu .......)
- HS đọc thầm lướt toàn bài.
+Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích? Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó? (HS phát biểu )
- 1 HS đọc 4 dòng cuối. HS suy nghĩ theo nhóm bàn:
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? 
- GV kết luận: Tác giả dùng biện pháp điệp ngữ Mai sau và cách ngắt dòng đột ngột như muốn khẳng định sự trường tồn, bất diệt của tre cũng như khẳng định sức sống mãnh liệt của tre, màu xanh tươi đẹp của tre sẽ sống mãi với thời gian ....
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn thơ : Nòi tre đâu chịu mọc cong..xanh màu tre xanh.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS đọc nhẩm những câu học thuộc lòng ưa thích. Yêu cầu phải thuộc được ít nhất 8 câu thơ.
- GV gọi 1 số HS đọc thuộc lòng, nhận xét
3. Củng cố dặn dò (3p):
- Nêu ý nghĩa bài thơ : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam , giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực .
- Nhận xét tiết học .
Lịch sử
Nước Âu Lạc
I. Mục tiêu
- Nắm được 1 cách sơ lược cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kỳ đầu do đoàn kết có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại
* HS khá giỏi: Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc
+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
II. Đồ dùng dạy học 
- Lược đồ thành Cổ Loa.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (5p)
- Kiểm tra cá nhân HS, trả lời các câu hỏi:
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Nêu 1 số đặc điểm về hoạt động sản xuất, nhà ở, trang phục của người dân Lạc Việt?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. (2p)
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học
2. Phát triển bài: (25p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt
- Làm việc theo nhóm bàn 
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm bàn về những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt :
- Đại diện 1 số nhóm nêu, Gv viết bảng:
	+ Sống cùng trên một địa bàn 
	+ Đều biết chế tạo đồ dùng 
	+ Đều biết rèn sắt 
	+ Đều trồng lúa và chăn nuôi 
	+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- GV kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều diểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau. 
Hoạt động 2 : Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Làm việc cả lớp
- HS đọc thông tin Sgk từ Năm 218 TCN  vùng Cổ Loa, trả lời câu hỏi:
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của nước Âu lạc
+ Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở đâu? 
- HS xác định trên lược đồ hình 2 nơi đóng đô của nước Âu Lạc . Gv treo lược đồ di tích Cổ Loa ngày nay, gọi 1 số HS lên bảng chỉ vị trí Cổ Loa
* HSKG : So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc
Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Thời Âu Lạc....phương Bắc ”
- HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc 
+ Người dân Âu Lạc đã chống lại quân xâm lược như thế nào? 
+ Nêu những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc?
- HS thảo luận nhóm bàn và trả lời:
+Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ?
+Vì sao năm 179 trước Công Nguyên nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò: (3p)
- Gọi 1 - 2 HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
Tập làm văn
Cốt truyện
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó 
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
Một bức thư gồm những phần nào ? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ?
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài 
2.Phần nhận xét :
- Bài tập 1 và 2 một HS đọc yêu cầu 
- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm 
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày .
Bài tập 1:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gụcđầu khóc bên tảng đá 
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi .NhàTrò kể lại khốn khó bị ăn thịt
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện 
Sự việc 4: Gặp bọn nhện Dế Mèn ra oai ,lên án sự nhẫn tâm của chúng 
Sự việc 5 : Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo , Nhà Trò được tự do 
Bài tập 2: Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ trả lời câu hỏi 
Cốt truyện gồm có ba phần : - Mở đầu 
 - Diễn biến 
 - Kết thúc 
3. Phần ghi nhớ 
Bốn HS đọc phần ghi nhớ 
4. Phần luyện tập
Bài 1: GV giải thích thêm Truyện cây khế gồm có sáu sự việc chính .Thứ tự không đúng các em cần sắp xếp lại 
HS làm theo cặp sau đó địa diện chữa bài (b-d-a-c-e-g)
Bài 2: HS kể lại chuyện theo cặp 
 5.Nhận xét , dặn dò
Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tên gọi , kí hiệu, độ lớn của đề - ca - gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đề-ca-gam và héc-tô-gam
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng
- Học sinh làm được các bài tập 1, 2
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu đề – ca – gam , héc –tô - gam: (7p)
a. Giới thiệu Đề – ca- gam: 
* Làm việc cả lớp, GV dùng phương pháp đàm thoại:
+ HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học: yến, tạ, tấn, kg , g 
- 1 số HS nêu lại :1kg =1000g; 1 yến = 10kg; 1 tạ = 100kg; 1 tấn= 1000kg
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng tới hàng chục, hàng trăm g người ta còn dùng đề- ca -gam . Đề – ca – gam viết tắt là dag . 
- GV viết lên bảng : 1dag=10 g ; 1dag =10 g
- HS đọc lại 
b. Giới thiệu hec - tô -gam (tương tự như trên )
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng (8p)
* Làm việc cả lớp
Lớn hơn kg
1kg
Bé hơn kg
1Tấn
1Tạ
1Yến
1hg
1dag
1g
- Cho HS hoàn thành bảng đơn vị đơn vị đo khối lượng 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
Hoạt động 3: Thực hành (18p)
Bài 1: HS làm bài cá nhân vào vở
- Gv gọi 1 số HS lên bảng điền kết quả, GV và cả lớp nhận xét
Bài 2: Tương tự bài 1, HS làm bài cá nhân vào vở. Gv lưu ý HS viết đơn vị ở sau mỗi kết quả của phép tính.
 - Chấm chữa bài. 
Hoạt động 4: Củng cố (2p)
- Gv và HS hệ thống lại bài học
Thể dục
Cô Minh dạy
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu
- Qua luyện tập bước đầu nắm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) BT1, Bt2
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) BT3
* GT: BT 2 chỉ yêu cầu HS tìm được 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại
II. Chuẩn bị 
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
B. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài. (2p)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (25p)
Bài 1: Làm việc theo nhóm bàn
- HS nêu nghĩa của 2 từ Bánh trái và bánh rán (Sgk)
- HS thảo luận nhóm bàn, suy nghĩ trả lời câu hỏi a, b.
- GV kết luận và giới thiệu cho HS về 2 loại từ ghép :
+ Từ ghép có nghĩa phân loại 
VD: bánh rán: chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn (nghĩa cụ thể chỉ 1 loại bánh)
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp 
VD: bánh trái: Chỉ chung các loại bánh.
Bài 2: HS làm việc theo nhóm 4
- Trên cơ sở BT 1, Gv chia lớp thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm, yêu cầu các nhóm tìm được 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại trong 2 đoạn văn a và b
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS làm bài cá nhân vào VBT
- HS làm bài. 1 số em nêu miệng kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và giới thiệu cho HS về 3 loại từ láy : láy âm đầu, láy phần vần và láy cả âm và vần
- GV có thể yêu cầu HS khá giỏi tìm thêm 1 số ví dụ về các loại từ láy
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: (3p)
 - HS nhắc lại các loại từ ghép và từ láy đã được học trong bài
 - Nhận xét tiết học
Chiều: 
 Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về từ Đơn và từ phức ( t1 + t2)
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về từ đơn và từ phức: xác định được từ đơn, từ phức trong đoạn văn 
- Nắm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp , có nghĩa phân loại ) và 3 nhóm từ láy (láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần) . Vận dụng vào làm được các bài tập về từ ghép và từ láy.
II. Chuẩn bị 
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức cần nhớ
* Làm việc cả lớp, sử dụng phương pháp đàm thoại:
 a) Cách phân chia từ dựa theo cấu tạo:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nờn từ. Từ là đơn vị nhỏ nhất dựng cú nghĩa dựng để đặt cõu. 
- GV hướng dẫn HS nắm kiến thức theo sơ đồ:
 Từ đơn: gồm 1 tiếng tạo thành. VD: sách, bố, mẹ, ăn, đẹp,..
Từ 
 Từ phức: là từ gồm 2 hay nhiều tiếng tạo thành. VD: xinh đẹp, cô giáo,
	Láy âm đầu: trập trùng, rì rào,
 Từ ghép Từ láy 
 Láy vần : lao xao, lom khom,..
TGTH TGPL
VD: xe cộ VD: xe đạp Láy cả âm đầu và vần (láy tiếng): VD: luôn luôn,
b ) Cỏch phõn định ranh giới từ:
- Gv hướng dẫn HS cách phân biệt từ phức và cụm từ gồm 2 từ đơn, kết hợp lấy ví dụ:
Cỏch 1 : Dựng thao tỏc chờm, xen: Nếu quan hệ giữa cỏc tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tỏch rời, cú thể chờm, xen 1 tiếng khỏc từ bờn ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn khụng thay đổi thỡ tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
 V.D: tung cỏnh Tung đụi cỏnh
 lướt nhanh Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trờn đó chờm thờm tiếng đụi , rất nhưng nghĩa cỏc từ này về cơ bản khụng thay đổi, do đú tung cỏnh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
 Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa cỏc tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khú cú thể tỏch rời và đó tạo thành một khối vững chắc, mang tớnh cố định ( khụng thể chờm , xen ) thỡ tổ hợp ấy là 1 từ phức.
 V.D: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
 mặt hồ mặt của hồ
(Khi ta chờm thờm tiếng sống và của vào, cấu trỳc và nghĩa của 2 tổ hợp trờn đó bị phỏ vỡ ,do đú chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
Cỏch 2 : Xột xem trong kết hợp cú yếu tố nào đó chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay khụng.
VD : bỏnh dày (tờn 1 loại bỏnh); ỏo dài (tờn 1 loại ỏo) đều là cỏc kết hợp của 1 từ đơn vỡ cỏc yếu tố dày, dài đó mờ nghĩa, chỉ cũn là tờn gọi của 1 loại bỏnh, 1 loại ỏo, chỳng kết hợp chặt chẽ với cỏc tiếng đứng trước nú để tạo thành 1 từ
Cỏch 3 : Xột xem tổ hợp ấy cú nằm trong thế đối lập khụng ,nếu cú thỡ đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.
 VD : cú xoố ra chứ khụng cú xoố vào
 cú rủ xuống chứ khụng cú rủ lờn xoố ra, rủ xuống là 1 từ phức 
 ngược với chạy đi là chạy lại
 ngược với bũ vào là bũ ra chạy đi, bũ ra là những kết hợp của 2 từ đơn
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
* Hình thức tổ chức: Bài 1: HS làm việc theo nhóm bàn. Bài 2 và bài 3 HS làm việc cá nhân vào vở sau dó chữa bài. Bài 4 cho HS làm việc cá nhân rồi nêu miệng kết quả. Bài 5, 6 HS làm bài cá nhân vào vở .
* Nội dung BT:
Bài 1: Tìm 1 từ đơn và 1 từ phức nói về lòng nhân hậu. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm.
Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức trong câu văn:
	a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
	b. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
Bài 3: Gạch 1 gạch chéo giữa ranh giới các từ trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
Bài 4: a. Những từ nào là từ láy
	Ngay ngắn	Ngay thẳng	Ngay đơ
	Thẳng thắn	Thẳng tuột	Thẳng tắp
	b. Những từ nào không phải từ ghép?
	Chân thành	Chân thật	Chân tình
	Thật thà	Thật sự	Thật tình
Bài 5: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
Bài 6: Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
Hoạt động 3: Củng cố
Gv và HS hệ thống lại kiến thức
Hoạt động tập thể
ATGT: Bài 1: Biển báo hiệu
giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu gt phổ biến
- HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu GT
* Kỹ năng:
- HS nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vực gần trường hoặc nơi thường gặp
* Thái độ
- Khi đi dường có ý thức chú ý đến biển báo
- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh các loại biển báo
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới (10p )
+ Để điều khiển nguời và các phương tiện đi trên đường an toàn, trên đường phố người ta đặt những cột biển báo hiệu GT
- GV gọi 1 số HS nêu, vẽ lại các biển báo hiệu GT em đã thấy 
- Nêu ý nghĩa của từng biển báo 
- GV giảng thêm giúp HS hiểu ý nghĩa các biển báo đó
Hoạt động 2: . Tìm hiểu nội dung biển báo mới (20p)
- GV giới thiệu 2 biển báo mới: biển số 110 a, 122
+ HS nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển
+ Biển báo này thuộc nhóm biển nào?
GV : Đây là các biển báo cấm. ý nghĩa biểu thị những điều cấm người đi đường phải châp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo
- Cách làm tương tự với các biển khác
- GV treo 1 số biển báo lên bảng, HS thi phản ứng nhanh, nói nhanh tên các loại biển báo
- HS tham gia chơi
Hoạt động 3: Củng cố (5p)
- Gv và HS hệ thống lại bài học. Nhận xét
- Gv nhận xét buổi học ATGT
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Toán
Giây, thế kỉ
I. Mục tiêu 
- Biết đơn vị giây, thế kỷ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm
- Biết xác định 1 năm cho trước thuộc thế kỷ
- Học sinh làm được bài tập 1, 2 (a,b)
- GT: Bài 1 không làm 3 ý: 7 phút = . Giây, 9 thế kỉ = năm, 1/5 thế kỉ =  năm
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu giây bằng cách dùng đồng hồ 
* Làm việc cả lớp, sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với đàm thoại
- GV cho HS quan sát sự dịch chuyển của kim giờ , kim phút và nêu 
	1 giờ = 60 phút 
GV giới thiệu kim giây trên đồng hồ
	1phút = 60 giây 
60 phút = ? giờ ; 60 giây = ? phút 
Hoạt động 2. Giới thiệu về thế kỉ 
Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ 
	1 thế kỉ = 100 năm ; 100 năm = 1 thế kỉ 
Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ thứ II
- Năm 1975 là thế kỉ thứ mấy ?
- Năm 1990 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
- Năm nay thuộc thế kỉ thứ nào?
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1: 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây 1/3phút =20 giây 
 	1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm 1/2 thế kỉ = 50 năm 
Bài 2: HS làm bài rồi gọi HS nêu kết quả
a. Bác Hồ sinh năm 1890 , Bác Hồ sinh vào thế kỉ XI X
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
b. Cách mạng tháng tám thành công năm 1945 ,năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò 
 - GV hệ thống bài học , nhận xét giờ học. 
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp
 đạm động vật và đạm thực vật?
I. Mục tiêu 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 4.doc
Giáo án liên quan