Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tập đọc: Đường đi Sa Pa (tiết 1)

Kiên giữ quần áo sạch sẽ .

- GV yêu cầu HS đọc câu đã chuyển.

-> Củng cố cách chuyển câu kể thành câu khiến.

Bài 2: Viết câu khiến phù hợp với các tình huống sau:

* HS viết 2-3 câu khiến trong mỗi tình huống.

a) Em muốn ra ngoài gặp người nhà .

b) Em muốn nhờ người khác chỉ đường khi bị lạc.

- HS viết vở.

 

doc36 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tập đọc: Đường đi Sa Pa (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u một số từ ngữ nói về hoạt động du lịch, thám hiểm.
- Nêu một vài câu tục ngữ nói về hoạt động du lịch - thám hiểm.
- GV chốt kiến thức, ghi lại một số từ lên bảng.
Hoạt động 2:. Luyện tập 
Bài 1 : ( BP) Cho các từ sau : du lịch, du học, du kích, du canh, du cư, du khách, du kí, du ngoạn, du mục, du xuân.
 Xếp các từ thành 2 nhóm : 
a, Các từ trong đó có tiếng du có nghĩa là “đi chơi” 
M : du lịch.
b, Các từ có tiếng du có nghĩa là “không cố định”. 
M: du cư
* Tìm thêm một số từ có 2 nghĩa trên? 
-> Củng cố, mở rộng vốn từ về Du lịch- thám hiểm.
Bài 2: Du ngoạn có nghĩa là “ đi chơi ngắm cảnh”. Em hãy đặt một câu với từ du ngoạn.
* Đặt từ 2 câu trở lên.
-> Củng cố cách đặt câu.
Bài 3 : Thám hiểm có nghĩa là “thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm”. Em hãy viết thành một đoạn văn ngắn có nói đến thám hiểm.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
-> Củng cố cách viết đoạn văn có câu mở đoạn, câu kết đoạn.
*Bài 4:( BP) Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: thám hiểm, thám thính, thám báo, thám không 
a) Vây bắt tên  
b) Trên trời lơ lửng một quả bóng  
c)  vùng Bắc Cực.
d) Đi  tình hình.
* HS tìm thêm các từ khác để điền vào mỗi câu?
-> Củng cố cho HS về điền từ, hoàn chỉnh câu.
- Hoạt động cả lớp.
- HS lần lượt nêu các từ ngữ đã được học.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập.
 Bài 1:
a) Du lịch, du khách, du kí, du ngoạn, du xuân.
b) Du học, du kích, du canh, du cư , du mục
- HS đặt câu, đọc câu trước lớp.
- HS viết vở.
- Đại diện một số HS đọc.
- HS xác định yêu cầu 
* Giải nghĩa các từ.
- HS tự làm 
- 1 HS lên bảng điền
- Nhận xét
* Giải nghĩa các từ dựa vào câu đã hoàn thành
Đáp án: a.thám báo , b.thám không, c. Thám hiểm, d. thám thính
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò:
- Củng cố nội dung ôn tập.
- GV nhận xét giờ
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên dạy
_____________________________
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
_____________________________
Tin học
Giáo viên chuyên dạy
(2 tiết)
____________________________
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân Thanh(Năm 1789)
I. Mục tiêu:
-Sau bài học, học sinh nêu được: Dựa vào lược đồ và gợi ý của giáo viên thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu:Ngọc Hồi. Đống Đa.
- Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
-Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học.
Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ- giới thiệu bài mới
Gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi cuối bài 24
3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu
Giáo viên nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh 
Lớp nhận xét
Một số học sinh trả lời trước lớp theo hiểu biết riêng
Giáo viên cho học sinh quan sát hình chụp gò Đống Đa (Hà Nội) và hỏi: Em biết gì về di tích lịch sử này?
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Quân Thanh xâm lược nước ta
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi: Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
Đứng trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài
Học sinh: phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà vua Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta
Hoạt động 2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và cùng thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận, sau đó theo dõi học sinh thảo luận.
Tiến hành thảo luận.
Hết thời gian thảo luận, giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
Đại diện các nhóm báo cáo, mỗi nhóm chỉ báo cáo một nội dung, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
Giáo viên tổng kết cuộc thi. 
Các nhóm cử đại diện tham gia cuộc thi, khuyến khích các nhóm thuật lại diễn biến theo các hình thức nối tiếp để nhiều học sinh được tham gia. 
Hoạt động 3 : Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung(10’)
Giáo viên tiến hành hoạt động cả lớp yêu các học sinh trao đổi để tìm những sự việc, hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của nhà vua
Giáo viên gợi ý:
Học sinh trao đổi với nhau theo hướng dẫn của giáo viên. nhận xét
Trả lời câu hỏi.
Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
Nhà vua phải cho quân hành quân bộ từ nam ra bắc để đánh giặc, đó là đoạn đường dài, gian lao nhưng nhà vua và quân sĩ vẫn quyết tâm đi đánh giặc
Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em việc chọn thời điểm ấy có gì lợi cho quân ta, có hại gì cho quân địch? Trước khi tiến quân vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ?
Nhà vua chọn đúng Tết Kỷ Dậu để đánh giặc.Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân ăn Tết trước ở Tam Điệp để quân sỹ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
Vua cho quân ta ghép mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tám tiến lên. Tấm lá chắn này giúp cho quân ta tránh được mũi tên của quân địch, rơm ướt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta.
Vậy, theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
-Nguyễn Huệ đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước?
Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
Đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Củng cố - dặn dò(1’)
Tổng kết giờ học
Dặn học sinh về chuẩn bị bài: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
________________________________
Toán 
Tiết 144 : Luyện tập
i. Mục tiêu
- HS củng cố lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS có lời văn dạng hiệu - tỉ.
- Có ý thức trình bày bài khoa học, có óc sáng tạo, tư duy tốt.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy - học 
A. kiểm tra bài cũ
 - Nêu lại các bước giải toán có lời văn dạng hiệu - tỉ ? 
b. Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1 : 
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
- Bài này thuộc dạng toán nào? 
- GV đánh giá.
-> Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Bài 3:
- Bài này thuộc dạng toán nào?
- GV nhận xét đánh giá.
->Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Bài 4: 
* Dựa vào sơ đồ bài toán em hãy đặt thành đề toán ?
- GV chấm một số bài, nhận xét bài.
-> Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Cách đặt đề toán theo sơ đồ cho trước.
Bài 2: Khuyến khích HS làm
- Yêu cầu HS nắm được yêu cầu, xác định được hiệu, tỉ số của 2 số trong bài toán.
- Yêu cầu HS làm vở.
-> -> Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
- HS nêu.
- HS tự làm bài vào vở. 
-1 HS chữa bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.
- HS nêu yêu cầu bài 
- Vài HSđọc đề toán
- Cả lớp giải bài toán vào vở. 
- 1HS chữa bài
- HS nêu yêu cầu, tìm hiểu đề toán.
- HS làm vở.
- HS nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò 
- GV nhắc lại nội dung bài; củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Nhận xét tiết học.
____________________________
Tiếng Việt(tăng)
Luyện tập về cách đặt câu khiến
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách đặt câu khiến từ câu kể, từ tình huống cho sẵn.
- Rèn kĩ đặt câu khiến, viết câu.
- Lịch sự khi giao tiếp, sử dụng câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học 
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là câu khiến? các cách để đặt câu khiến?
- Đặt 1 câu khiến? 
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nêu lại.
- 2 HS viết bảng lớp, HS khác viết nháp.
- Lần lượt nêu câu đặt được trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Chuyển mỗi câu kể sau thành câu khiến: 
* HS chuyển thành 2-3 câu khiến trong mỗi phần.
a) Lan ra ngoài .
b) Ngân học bài. 
c) Kiên giữ quần áo sạch sẽ . 
- GV yêu cầu HS đọc câu đã chuyển.
-> Củng cố cách chuyển câu kể thành câu khiến.
Bài 2: Viết câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
* HS viết 2-3 câu khiến trong mỗi tình huống.
a) Em muốn ra ngoài gặp người nhà .
b) Em muốn nhờ người khác chỉ đường khi bị lạc.
- HS viết vở.
- HS lần lượt đọc câu mình đặt được.
-> Củng cố cho HS cách đặt câu khiến.
Bài 3: Viết một đoạn văn từ 3-5 câu trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu khiến.
* Viết một đoạn văn từ 5 -7, trong đó có từ 2 câu khiến trở lên.
- HS viết vở.
- GV chấm một số bài.
-> Củng cố cho HS cách viết câu khiến trong một trường hợp tự chọn.
 Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức 
- Nhắc lại các cách để đặt câu khiến?
- GV nhận xét giờ .
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn 
điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được được các yêu cầu, nội dung trong thư chuyển tiền. 
- Biết điền đúng nội dung cần thiết vào thư chuyển tiền.Bước đầu biết ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi(BT2).
- Giáo dục HS tính khoa học và biết ứng dụng kiến thức học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học 
 Mẫu thư chuyển tiền phô tô cho từng học sinh 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu tác dụng của phiếu khai tạm trú, tạn vắng? 
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: 
- Gv treo tờ Thư chuyển tiền đã phô tô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền :
+ Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện chuyển tiền về quê biếu bà . Như vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
+Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước cột phải phía trên thư chuyển tiền là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện. Các em lưu ý không ghi mục đó. GV giải thích: nhật ấn, căn cước, người làm chứng
+Mặt trước thư các em phải ghi đầy đủ những nội dung như ngày, thánghọ tên...
- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bài 2: 
 - GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền 
Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền .Nếu khi nhận được tiền các em cần điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:
+Số chứng minh thư của mình, họ tên ( căn cước)
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.( họ tên người lĩnh). 
+Kiểm tra lại số tiền.
 +Kí đã nhận được đủ số tiền gửi đến vào ngày tháng năm nào? tại địa chỉ nào.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Người gửi là em và mẹ em. Người nhận là bà em
*1 HS đọc mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe
- HS tự làm VBT.
- HS đọc thư của mình
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
-1 HS trong vai người nhận tiền là bà nói trước lớp: Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm 
- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền
- 1số HS đọc thư của mình
- Nhận xét
C.Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
_________________________________
Toán
Tiết 145: Luyện tập chung 
i. mục tiêu 
- Củng cố lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn để giải toán về Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Yêu thích môn học, có óc tư duy, sáng tạo..
II. Đồ dùng dạy - học :Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 2 : 
* Xác định tỉ số của hai số? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- Chấm bài làm của 1 số HS.
-> Củng cố cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
Bài 4: 
- GV vẽ sơ đồ, hướng dẫn HS tìm hiểu đề, xác định dạng toán.
- GV theo dõi, nhận xét.
-> Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ.
Bài 1: Khuyến khích HS làm
- GV theo dõi, chốt kết quả đúng.
-> Củng cố cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
Bài 3: Khuyến khích HS làm
- HS xác định dạng toán? Nêu các bước giải?
- GV nhận xét, đánh giá.
-> Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS xác định.
- HS tự làm bài vào vở .
 - Nhận xét bài.
- HS nêu dạng toán.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét.
- HS làm SGK.
- HS đọc kết quả trước lớp.
- HS đọc đề bài.
- Tóm tắt.
- Tìm các bước giải- làm bài.
- 1 HS chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhắc lại nội dung ôn.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau 	 
___________________________
Mĩ thuật 
Giáo viên chuyên dạy
 _______________________________
Khoa học
 Nhu cầu nước của thực vật. 
I. Mục tiêu:
- HS biết :Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt .Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Rèn kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Có ý thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 116, 117.
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực vật cần gì để sống?
- GV nhận xét.
- HS trả lời- nhận xét.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
- Cho HS hoạt động nhóm 4:
+ Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh( hoặc cây).
+ Phân loại các cây thành 4 nhóm: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước. 
+ Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
- GV kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
- HS hoạt động nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
- HS nhắc lại.
Hoạt động2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. 
- Cho HS quan sát các hình trang 117SGK và trả lời câu hỏi: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- Cho HS lấy thêm ví dụ để chứng tỏ cây có nhu cầu về nước ở những giai đoạn khác nhau
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS lấy ví dụ- nhận xét.
 - GV kết luận: Biết nhu cầu về nước của cây để có ché độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây và từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
- HS theo dõi.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
C. Củng cố: 
- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước như thế nào? Cho VD ?
- Nước cần thiết như vậy, vậy để bảo vệ môi trường nước, em cần làm gì? 
- Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tiếng Việt( tăng)
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
I. Mục tiêu:
- Củng cố thế nào là lời nhờ cậy, yêu cầu, đề nghị ...lịch sự. tại sao phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, đề nghị?
- Biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
- Có ý thức giữ phép lịch sự ở mọi lúc, mọi nơi.	
II. Chuẩn bị :
- GV : Hệ thống bài tập 
- HS : vở.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học 
- Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự cần làm gì?
- Chốt : + Khi nêu yêu cầu, đề nghị phải lịch sự.
+ Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp...
+ Có thể dùng câu hỏi, câu kể dể yêu cầu, đề nghị.
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Khi muốn nhắc bạn không được nói chuyện riêng trong giờ học, em có thể chọn những câu nói nào? Khoanh tròn vào trước đáp án em chọn
a) Im đi, không được nói chuyện!
b) Có im mồm đi không? Không biết đang giờ học à ?
c) Các bạn không nên nói chuyện riêng trong giờ học.
d) Lan và Hà có thể nói nhỏ hơn được không?
e) Đang giờ học đấy, các bạn ạ!
* Giải thích sự lựa chọn của mình? 
-> Chốt cách chọn đáp án lịch sự
Bài 2: Khoanh tròn vào trước những câu nói em cho là phù hợp, lịch sự ở những tình huống sau:
 a) Mượn bạn cục tấy
 a) Ê , đưa tẩy đây!
 b) Nam cho mình mượn cục tẩy nhé!
b) Nhờ anh( hoặc chị) đèo đi học vì sợ muôn giờ
 a) Đưa em đi học ngay, muộn rồi.
 b)Anh ơi! Đèo em đi học với. Em muộn giờ học rồi.
c) Nhờ em bé lấy cốc nước
 a) Lấy cho cốc nước!
 b) Em lấy giúp chị cốc nước.
* Trong mỗi tình huống, hãy tìm câu nói thích hợp khác?
-> Củng cố cách bày tỏ yêu cầu, đề nghị lịch sự.
Bài 3: Hãy viết một câu:
a, Xin phép cô cho vào lớp khi mình đến muộn.
b, Hỏi một người qua đường đến bến xe
c, Em muốn nhờ một người đi đường chỉ cho một địa điểm em chưa biết.
* Khuyến khích HS nói từ 2 câu trở lên trong mỗi phần? 
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Khi viết các câu khiến chúng ta chú ý điều gì?
 -> Chốt cách ứng xử phù hợp với tình huống
- Hoạt động cả lớp.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS làm phiếu học tập.
- HS đổi phiếu kiểm tra.
- Một số HS nêu ý kiến.
 Đáp án c, d, e
- HS làm phiếu học tập.
- HS nêu cách lựa chọn của mình.
- Một số HS nêu câu đặt được trước lớp.
 Đáp án: b, b, b
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết vở.
- HS đọc các câu đã viết.
- HS nêu.
HĐ3 : Chấm chữa bài củng cố kiến thức 
- Củng cố cách bày tỏ yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Nhận xét tiết học.
______________________________
âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
_______________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp tuần 29
I. Mục tiêu
	- H tự kiểm điểm nhận ra ưu nhược điểm của bản thân từ đó phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.
	- Đề ra phương hướng tuần 30
	- Giáo dục ý thức kỷ luật.
II. Các hoạt động dạy và học.
1. Nhận xét, đánh giá thi đua.
	- Các tổ trưởng nhận xét, đánh giá thi đua của tổ mình
	- Các lớp phó nhận xét đánh giá thi đua về lĩnh vực mình phụ trách.
	- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung.
	- Lớp đưa ra ý kiến cá nhân.
	- T nhận xét , đánh giá chung.
2. Phương hướng tuần 30
	- Thi đua học tốt chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam ( 30 /4) và Quốc tế lao động ( 1/5).
 	- Duy trì nề nếp học tập ( hăng hái xây dựng bài, chú ý nghe giảng... ).
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp và ý thức nhặt rác và tích cực lao động chuyên.
____________________________________________________________________
 Thanh Lang, ngày 2 tháng 4 năm 2012
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật.
* HS tự rút ra cấu tạo của bài văn miêu tả con vật và vận dụng linh hoạt vào lập dàn ý cho bài văn miêu tả một vật nuôi trong nhà.
- Giáo dục HS yêu quý, chăm sóc, bảo vệ những con vật có ích.
II. Đồ dùng dạy - học 
 HS chuẩn bị tranh minh hoạ về một con vật mà mình yêu thích.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Phần nhận xét: 
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm 
- Bài văn có mấy đoạn?
- Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì 
- Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- GV giảng bài: từ bài văn miêu tả “Con mèo hung” ta thấy một bài văn miêu tả con vật thường có cấu tạo gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc
Giáo án liên quan