Bài giảng Lớp 3 - Môn Mĩ thuật - Bài 1 : Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ

+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính các bộ phận lại .

+ Nặn từ thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết .

+ Các em nên tạo dáng cho sản phẩm cho sinh động hơn .

- GV có thể cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ỷ trong GSK và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình theo đề tài.

- Cách nặn 2 là một thỏi đất năn ta nặn trực tiếp thành một cáI gì đó

Hoạt động 3. Thực hành .( 21' )

 

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Mĩ thuật - Bài 1 : Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc nhỏ so với trang giấy?
- GV giới thiệu và cho HS nhắc lại cách tiến hành bài vẽ :
+ Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu .
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng? 
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình .
+ Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm nhạt của mẫu .
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu .
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của các bạn năm trước.
 Hoạt động 3: Thực hành .( 21' )
- GV cho HS vẽ vào phần giấy quy định.
- GV nhắc HS về bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy quy định.
- GV bao quát lớp và kết hợp giúp HS làm bài .
 Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá. ( 3' )
- GV chọn một số bài vẽ lên cho cả lớp nhận xét: bố cụ, hình vẽ, độ đậm nhạt.
- GV nhận xét và xếp loại bài vẽ của các em .
Dăn dò HS : Sưu tầm tranh các con vật và tập quan sát các con vật khác nha
 Tuần 13
 Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2010
Mĩ thuật:
BàI 13: TậP NặN TạO DáNG Tự DO: 
 Nặn dáng người 
I . Mục tiêu.
- HS hiểu đặc điểm, hình dáng của một số người hoạt động
- HS Nặn được một, hai dáng người đơn giản. Hình nặn cân đối giống hình dáng con người đang hoạt động
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh, ảnh về dáng người hoạt động
- Một số bài nặn, vẽ của HS 
- Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDHT
- Một số dụng cụ nặn: đất nặn, bút chì, giấy màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 3' )
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét ( 4' ) 
- GV giới thiệu một số hình ảnh, tượng và gợi ý để HS nhận xét về các dáng của người hoạt động.
+ Con người chúng ta gồm những bộ phận nào?
+ Khi đi, đứng, chạy, nhảy thì dáng người như thế nào?
+ Nhận xét một số bộ phận của dáng người khi hoạt động.
- GV tạo dáng người khi hoạt động
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách nặn. ( 4' )
- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát.
- GV vẽ một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể: đá bóng, nhày dây
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn chi tiết sau rồi ghép dính lại.
+ Có thể nặn hình người từ thỏi đất, nặn các chi tiết rồi tạo dáng.
+ GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn phù hợp với đề tài
Hoạt động 3 : Thực hành ( 21' )
- Nặn một dáng người theo ý thích: người bế em, đọc sách,
- Nặn thêm một số hình phụ
- Tạo bố cục theo một đề tài nào đó.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
- GV chon một số sản phẩm lên cho HS nhận xét:
+ Tỉ lệ hình nặn
+ Hình dáng
+ Cách sắp xếp.
- GV nhận xét bài các em, tuyên dương các HS có bài làm tốt.
Dặn dò : ( 3' )
- Hoàn thành bài ở lớp nếu chưa xong
- Xem lại các bài vẽ
 Tuần 14 
 Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010
Mĩ thuật:
Bài 14: vẽ trang trí. trang trí đường diềm ở đồ vật
I. Mục tiêu:
- HS hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật
- HS biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật, vẽ được đường diềm vào đồ vật. Sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều rõ hình tra
II . Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Một vài bài trang trí đường diềm trên đồ vật của HS lớp trước
- Một số hình gợi ý cách vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu ( 3' )
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 4' )
- GV giới thiệu một vài có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK:
+ Đường diềm thường được dùng để trang trí những đồ vật nào?
+ Khi được trang trí, hình dáng các đồ vật như thế nào?
- GV bổ sung nhận xét và gợi ý để HS tìm ra hoạ tiết.
+ Có thể dùng hoạ tiết hoa, lá, 
+ Hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp đều theo hàng ngang, dọc
+ Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
Hoạt động 2: Cách trang trí (5' )
- GV hướng dẫn các bước trang trí đường diềm cho đồ vật.
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm và kích thước của nó, kẻ hai đường thằng hoặc hai đường cong cách đều.
+ Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
- HS theo dõi
Hoạt động 3: Thực hành ( 20' )
- GV quan sát chung, gợi ý cho HS:
+ Kẻ trục
+ Tìm hình mảng
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng trên đường diềm.
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền.
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS lớp trước để HS tham khảo
- GV quan sát chung, đi đến từng bàn để gợi ý, bổ sung cho HS.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 3' )
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên để nhận xét.
+ Bố cục
+ Hoạ tiết
+ Vẽ màu.
- GV bổ sung nhận xét của HS và tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp.
 Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về quân đội
Tuần 15
 Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2010 
Mĩ thuật:
Bài 15: Vẽ tranh đề tài quân đội
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung và hoạt động của bộ đội trong sản xuất ,chiến đấu và trong simh hoạt hàng ngày
- HS biết cách vẽ tranh về đề tài quân đội, vẻ được tranh đề tài quân đội. Hình vẻ cân đối biết chọn màu phù hợp.
II. Chuẩn bị: 
 - Sưu tầm một số tranh, ảnh về quân đội
 - Một số bài vẽ của HS các năm trước về đề tài này.
 - SGK, SGV, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
III. Các hoạt động chủ yếu: ( 3' )
Hoạt động 1: ( 4' ) Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh, ảnh về quân đội và gợi ý để HS nhận thấy:
+ Hình ảnh chính trong tranh thường là các chú bộ đội
+ Trang phục của bộ đội khác nhau tuỳ theo từng binh chủng.
+ Vũ khí và phương tiện gồm có: Súng, pháo, tàu chiến
+ Đề tài về quân đội rất phong phú, có thể vẽ các hoạt động khác nhau.
- GV cho HS quan sát một số tranh về quân dội để các em hình dung về hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.( 4' )
- GV gợi ý về cách vẽ tranh:
+ Hình ảnh chình là các cô, các chú bộ đội trong một hoàn cảnh nào đó.
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung.
+ Vẽ màu đậm nhạt hài hoà với nội dung bức tranh.
+ Chú ý sắp xếp hình ảnh cân đối, hợp lí.
Hoạt động 3: Thực hành.( 21' )
- GV cho HS quan sát tranh ở SGV để HS định hướng cho bài vẽ
- ở bài này yêu cầu chủ yếu HS là vẽ được các hình ảnh về quân đội
- GV nhắc HS các bước vẽ tương tự như các tiết trước
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu phù hợp.
- HS vẽ tranh theo cảm nhận riêng.
- GV quan sát, giúp đỡ các em trong quá trình làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.( 3' )
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét:
+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh.
+ Cách vẽ hình.
+ Màu sắc.
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
Dặn dò: HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Tuần 16
 Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010 
Mĩ thuật:
Bài 16: Vẽ theo mẫu - Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I. Mục tiêu .
- HS hiểu hình dángư đặc điểm của mẩu, biết cách vẻ mẫu có hai vật mẫu
- HS vẽ được hình hai vật mẫu. Sắp xếp hình vẽ cân đối hình vẻ gần với mẫu.
II. Đồ dùng dạy học .
- Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ
- Chuẫn bị một số mẫu vẽ có hình dáng khác nhau.
- Bài vẽ của HS năm trước.
- Vỡ tập vẽ , bút chì , bút màu .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ( 3' )
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. ( 4' )
- GV cùng HS bày mẫu để HS nhận biết :
 + Khung hình chung của mẫu.
 + Khung hình của từng vật mẫu.
+ Vị trí của vật mẫu, Tỉ lệ của vật mẫu .
+ Hình dáng, màu sắc, đặc diểm, lọ hoa, quả
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu.
+ Phần sáng , phần tối của vật mẫu.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ. ( 4' )
- GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận biết về một số bố cục :
+ Hình vẽ như thế nào là vùa với tờ giấy ?
+ không to quá hoặc nhỏ so với trang giấy?
- GV giới thiệu và cho HS nhắc lại cách tiến hành bài vẽ :
+ Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu .
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng? 
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình .
+ Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm nhạt của mẫu .
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu .
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của các bạn năm trước.
 Hoạt động 3: Thực hành . ( 21' )
- GV cho HS vẽ vào phần giấy quy định.
- GV nhắc HS về bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy quy định.
- GV bao quát lớp và kết hợp giúp HS làm bài .
 Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá. ( 3' )
- GV chọn một số bài vẽ lên cho cả lớp nhận xét: bố cụ, hình vẽ, độ đậm nhạt.
- GV nhận xét và xếp loại bài vẽ của các em .
Dăn dò HS : Sưu tầm tranh của hoạ sĩ trên sách báo.
 Tuần 17
 Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2010
Mĩ thuật:
 Bài 17 : Thường thức mĩ thuật
Xem tranh du kích tập bắn
I . Mục tiêu : 
-HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, có cảm nhận vẽ đẹp của tranh du kích tập bắn. Nêu lý do tai sao thích bức tranh hay không thích.
II . Đồ dùng dạy học 
- Một số tranh vẽ của hoạ sĩ về Du kích tập bắn .
- Một vài bức tranh lụa và ranh các chất liệu khác .
- Sưu tầm tranh ảnh về Bác hồ .
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 3' )
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ( 15' )
- GV cho HS xem mục 1 và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả .
+ Hoạ sĩ sinh ra và lớn lên ở đâu ? 
+ Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào ? 
- GV bổ sung :
+ Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp kháo V trường mic thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.
+ Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tham gia kháng chiến sớm, ông là một trong những người đầu tiên vẽ chân dung Bắc Hồ tại Bắc Bộ.
+ Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong khi hoạ sĩ tham gia tiến vào miền Nam trong cuộc kháng chiến chồng Thực dân Pháp .
+ Hoạ sĩ còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng khác.
Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác và được nhag nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
Hoạt động 2 : Xem tranh Du kích tập bắn ( 14' )
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh .
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ?
+ Dáng vẽ trong từng nhân vật trong bức tranh như thế nào ?
+ Hình ảnh phụ của tranh là những hình ảnh nào?
+ Màu sắc chính của bức tranh là gì?
- Dựa vào các ý trả lời của HS , Gv bổ sung làm rỏ nội dung của bức tranh: Tranh thể hiện đề tài Chiến tranh cách mạng
- GV gợi ý nhận xét một số tranh khác của hoạ sĩ
+ Cách bố cục
+ Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ
+ Màu sắc trong tranh.
Hoạt động 3 .Nhận xét,đánh giá, Dặn dò ( 3 ' )
- GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi những HS tích cực phát xây dựng bài 
 Tuần 18
 Thứ 4 ngày 5 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật:
	Bài 18	: vẽ trang trí - Trang trí hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí hình chữ nhật đơn giãn, hs trang trí được hình chữ nhật theo ý thích. Hoạ tiết cân đối phù hợp với hình tô màu đều rỏ hình
II Chuẩn bị:
- Một vài bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật có họa tiết, màu sắc khác nhau
III Các hoạt động dạy- học chủ yếu( 3' )
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 4' )
- GV giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật có tiết họa, màu sắc khác nhau (bài đẹp) và gợi ý HS nhận xét và so sánh về:
* Giống nhau:
- Hình mảng chình ở giữa được vẽ to, hoạ tiết, màu sắc thường được sẵp xếp đối xứng qua các trục.
- Trang trí các mảng hoạ tiết ở hình chữ nhật không khác nhiều với hình vuông và hình tròn.
- Màu sắc có độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm.
* Khác nhau:
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: Coa thể chia thành các mảng trang trí vuông, tròn, tam giác
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông ( 4' )
- GV hướng dẫn các bước trang trí hình chữ nhật:
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.
+ Kẻ trục, tìm, và sắp xếp các hình mảng phân chia các mảng chính, phụ
+ Chọn họa tiết phù hợp các hình mảng để vẽ
+ Vẽ màu theo ý thích: Cần có đậm, nhạt.
- HS theo dõi
Hoạt động 3: Thực hành: ( 21' )
- GV quan sát chung, gợi ý cho HS:
+ Kẻ trục
+ Tìm hình mảng
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 3' )
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên để nhận 
- GV bổ sung nhận xét của HS và tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp.
 Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội ở sách báo.
Tuần 19
 Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật:
Bài 19: Vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I. Mục tiêu:
- HS hiểu đề tài ngày tết lể hội và mùa xuân, biết cách tranh, vẽ được tranh về ngày tết hoặc lễ hội mùa xuânở quê hương. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị: 
 - Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
 - Một số bài vẽ của HS các năm trước về đề tài này.
 - SGK, SGV, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy và màu vẽ
III. Các hoạt động chủ yếu:( 3' )
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài ( 4' )
- GV giới thiệu tranh, ảnhvề ngày tết, lễ hội và một số tranh có đề tài khác nhau và đặt câu hỏi:
+ Những bức tranh này vẽ gì về đề tài gì ?
+ Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân như thế nào ?
+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội là gì ?
+ Màu sắc trong ngày tết, lễ hội thì như thế nào ?
- GV gợi ý cho HS kể về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. ( 4' )
- GV gợi ý HS một số nội dung về đề tài Tết, lễ hội và mùa xuân như :
+ Chuẩn bị cho ngày tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng 
+ Những hoạt động chính trong ngày tết như: Chúc tết ông bà, cha mẹ, đi lễ chùa
- Những hoạt động chính trong dịp lễ hội như: Rước rang, múa lân, chọi gà 
- GV cho HS nhận xét một số bức tranh để các em nhận xét cách vẽ:
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân trước.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng, rực rỡ.
- GV cho HS xem một số bài vẽ về đề tài ngày Tết, lễ hội và quê hương.
Hoạt động 3: Thực hành. ( 21')
- ở bài này yêu cầu chủ yếu HS là vẽ được những hình ảnh của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV nhắc HS:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá, cũng cố dặn dò ( 3' )
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét:
+ Cách chọn và sắp xếp ácc hình ảnh.
+ Cách vẽ hình.
+ Màu sắc.
 Tuần 20
 Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật:
Bài 20: Vẽ theo mẫu - Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu .
- Hs hiểu hình dáng đặc điểm của mẫu, biết cách vẽ, vẽ được hai vật mẫu. Sắp xếp hình vẽ cân đối hình vẽ gần với mẫu.
II. Đồ dùng dạy học .
- SGK,SGV, vỡ tập vẽ.
- Chuẫn bị một số mẫu vẽ có hình dáng khác nhau.
- Bài vẽ của HS năm trước.
- Vỡ tập vẽ , bút chì , bút màu .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.( 3' )
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.( 4' )
- GV cùng HS bày mẫu để HS nhận biết 
+ Tỉ lệ của vật mẫu .
+ Vị trí của vật mẫu .
+ Hình dáng, màu sắc, đặc diểm, của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu.
+ Phần sáng , phần tối của vật mẫu .
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ. ( 4' )
- GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận biết về một số bố cục :
+ Hình vẽ như thế nào là vùa với tờ giấy ?
+ không to quá hoặc nhỏ so với trang giấy?
- GV giới thiệu và cho HS nhắc lại cách tiến hành bài vẽ :
+ Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu .
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng? 
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình .
+ Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm nhạt của mẫu .
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu .
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của các bạn năm trước.
 Hoạt động 3: Thực hành .( 21' )
- GV cho HS vẽ vào phần giấy quy định.
- GV nhắc HS về bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy quy định.
- GV bao quát lớp và nhắc nhỡ Hs làm bài .
 Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá. ( 3' )
- GV chọn một số bài vẽ lên cho cả lớp nhận xét .
- GV nhận xét và xếp loại bài vẽ của các em .
Dăn dò HS : chuẩn bị đất nặn để học bài sau .
 Tuần 21
 Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật:
Bài 21: Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn
I . Mục tiêu: 
- Hs biết cách nặn các hình khối nặn được hình người con vật đồ vậttạo dáng theo ý thích. Nặn giống hình người hoặc con vật đang hoạt động .
II. Đồ dùng dạy học .
- SGK, SGV,vỡ tập vẽ .bút chì , bút màu .
- Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mỹ nghệ
- Đất nặn và dụng cụ để nặn .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .( 3' )
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét . ( 4' )
- GV giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK để các em thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn.
- Tượng và phù điêu là những hình mà do con người ta làm nên từ những vật dụng như :
+ Đá , xi măng , gỗ ,gốm ,đất nungđể lam nên nhưng hình dáng rất sinh động.
+ Em thấy những bức nặn này như thế nào ?
+ Hình dáng có sinh động không ?
+ Trong những bức này em thích những bứ nào ?
- Trong cuộc sống đời thường người ta thường làm nên những sản phẩm để phục vụ cho mọi người củng như khách du lịch ưa những sản phẩm có tính nghệ thuật cao này .
Hoạt động 2 . Hướng dẫn cách nặn. ( 4' )
- GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS làm bài .
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính các bộ phận lại .
+ Nặn từ thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết .
+ Các em nên tạo dáng cho sản phẩm cho sinh động hơn .
- GV có thể cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ỷ trong GSK và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình theo đề tài.
- Cách nặn 2 là một thỏi đất năn ta nặn trực tiếp thành một cáI gì đó
Hoạt động 3. Thực hành .( 21' )
- GV cho HS làm bài :
- Cho HS chọn hình định nặn .
- Nặn theo cá nhân hay nặn theo nhóm .
- GV gợi ý, bổ sung cho từng em HS, từng nhómvề cách nặn và tạo dáng để bài nặn đẹp hơn.
Hoạt động 4 . Nhận xét, đánh giá. ( 3' )
- Các nhóm và cá nhân bày sản phẫm lên bàn 
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại .
Dặn dò HS : Sưu tầm và tìm hiểu các chữ nét thanh nét đậm.
 Tuần 22
 Thứ 2 ngày 22 tháng 2 năm 2010
 Mĩ thuật :	 bài 22: Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm, xác định được nét thanh, nét đậm và biết cách kẻ chữ. Kẻ đúng chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
- Một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo tạp chí
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, com pa, thước kẽ .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 3' )
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét ( 5' )
- Gv giới thiệu một ssố kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét.
+ Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ.
+ Đặc điểm riêng của các kiểu chữ.
+ Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm ?
- Gv tóm tắt : 
+ In hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong một con chữ có nét thanh ,nét đậm.
+ Nét thanh, nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẽ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.
+ Nét thanh, nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình dáng chữ cân đối hài hoà.
+ Kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm có chân hoặc không có chân.
 Hoạt động 2. Tìm hiểu cách kẽ chữ. ( 4' )
- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh ,nét đậmcàn dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ.
- Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh .
Những kéo xuống là nét đậm.
- GV có thể minh hoạ bằng thị phạm trên bảng những động tác dưa tay nhẹ nhàng để có nét thanh hoặc ấn mạnh để có nét đậm khi kéo xuống.
- GV kẻ một vài dòng chữ làm mẫu vừa kẻ vừa phân tích để HS nắm bài .
- Tìm khuôn khổ chữ : xác định vị trí của nét thanh, nét đậm, kẻ nét thẳng vẽ nét cong
- Trong một dòng chữ các nét thanh có độ “mảnh” như nhau, các nét đậm có độ dày bằng nhau thì dòng chữ mới đẹp .
- GV cho HS xem hai dòng chữ đẹp và cưa đẹp để các em thấy rỏ hơn về nét thanh, nét đậm trong dòng chữ.
- Tuỳ thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh, nét đậm cho phù hợp .
Hoạt động 3. Thực hành .( 20' )
- GV nêu yêu cầu của bài tập :HS làm bài 
+ Tập kẻ chữ :A, B, M, N.Vẽ màu vào các con chữ và nền.Vẽ màu gọn 
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá, dăn dò ( 3' )
- GV cùng HS nhận xét một số bài và xếp loại .
- Khen ngợi những Hs có bài vẽ tốt- Nhắc nhỡ những em chưa hoàn thành 
 Tuần 23
 Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2011 
 Mĩ thuật:
Bài 23: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
- HS hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn, biết cách tìm chọn chủ đề vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. Sắp xếp hình vẽ cân đối chon màu, vẽ màu phù hợp

File đính kèm:

  • docvetranhdetaitruongem.doc
Giáo án liên quan