Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tiết 8 - Tập viết: Chữ hoa g

- Viết mẫu và nêu quy trình viết: ĐB giữa ĐK 3 và 4, viết chữ hoa G, DB giữa ĐK 1 và 2, sau đó viết tiếp chữ o, chú ý lưng nét cong trái của chữ o chạm điểm cuối chữ G, nét 1 của chữ p chạm vào o, dấu sắc trên o

- Yêu cầu HS viết ( cỡ nhỏ); theo dõi, chỉnh sửa, chú ý HSY.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tiết 8 - Tập viết: Chữ hoa g, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Tập viết
Tiết 8 Ngày dạy: 17 tháng 10 năm 2014
CHỮ HOA G
( Chuẩn KTKN :15 ; SGK : 17)
A. Mục tiêu: theo chuẩn KTKN
 - Viết đúng chữ hoa G(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); 
 chữ và câu ứng dụng: Góp(1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần).
B. Chuẩn bị
 GV: Chữ mẫu G .HS: Bảng, vở
C. Hoạt động dạy chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
- HS chuẩn bị: Vở tập viết, bảng con.
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước các em tập viết chữ hoa nào?
- Câu ứng dụng là câu gì?
- Cho HS viết: E ( cỡ vừa) và Em ( cỡ nhỏ)
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Nhận xét KTBC
- Chữ hoa E, Ê
- Câu Em yêu trường em
- 1HS Giỏi, 1HS Yếu viết trên bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con: E, Em
- HS mở vở cho HS kiểm tra.
- HS lắng nghe.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết tập viết hôm nay, các em sẽ tập viết chữ hoa G, viết cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay
Yêu cầu: chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét đúng.
- Ghi bảng: G
- 2HS lặp lại tựa bài
b) Hướng dẫn viết chữ hoa
b1) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa L ( Cỡ chữ vừa)
- Cho HS quan sát cấu tạo chữ hoa L: chiều cao, bề rộng, số nét.
- Hỏi: chữ hoa L cao mấy dòng li, rộng mấy ô li
- GV treo bảng nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi sau:
Chữ hoa G gồm mấy nét, đó là những nét nào?
A. 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái . Nét 2 là nét khuyết ngược. 
B. 2 nét: cong dưới và lượn ngang
C. 3 nét: cong dưới, lượn dọc, lượn ngang
- GV kết luận( Vừa nói vừa thao tác): Chữ hoa L cao 8 dòng li, rộng 4 ô li, gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái . Nét 2 là nét khuyết ngược. 
- GV thao tác lại từng nét và hỏi:
+ Nét 1 của chữ hoa G giống chữ hoa nào đã học?
+ Tìm điểm đặt bút và dừng bút.
- HS quan sát
- Chữ hoa G cao 8 dòng li, rộng 4 ô li.
- HS làm việc nhóm 2
- Đại diện 1 nhóm trình bày: Đáp án A
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Cả lớp quan sát, theo dõi
- Giống nét 1 chữ hoa C
- 1 HS yếu lên bảng chỉ: ĐB trên ĐK 6, DB trên ĐK 2.
 B2- Hướng dẫn HS viết bảng con:
- GV thao tác trên chữ mẫu và nêu quy trình viết: ĐB trên ĐK 6, viết nét cong dưới rồi lượn trở lên ĐK 6, chuyển hướng viết tiếp nét lượn dọc ( chú ý lượn 2 đầu); sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang (lượn 2 đầu), tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, DB ở ĐK 2.
- GV viết mẫu và nêu lại quy trình viết: - Cho HS viết bảng con, lưu ý về cách viết: đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của chữ. 
- Nhận xét, uốn nắn
- HS quan sát và lắng nghe
- Cả lớp viết bảng con: G ( 2 lần)
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
c1- Giới thiệu câu ứng dụng:
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu nghĩa: Em nào cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ trên?
C2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng: (cỡ chữ nhỏ)
Các em hãy quan sát chữ mẫu, cho biết:
- Câu ứng dụng có mấy chữ?
- Các con chữ nào có độ cao 2 li rưỡi?
- Con chữ nào có độ cao 2 li?
- Con chữ nào có độ cao hơn 1 li một chút?
- Con chữ nào có độ cao 1 li?
- Con chữ nào có độ cao 4 li?
- GV khẳng định độ cao các chữ của cụm từ ứng dụng.
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Cách đặt dấu thanh như thế nào?
- GV kết luận: Đặt dấu thanh trên các âm chính.
- 1HSY đọc: Góp sức chung tay
- HSG: Cùng nhau đoàn kết làm việc
- HS quan sát
- HS Y: Câu ứng dụng có 4 chữ
- g, h,y
- HSY: p, 
- chữ s
- Chữ o. ư, c, u, n,a
- G
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chiều rộng chữ o.
- HSG: chữ Góp, dấu sắc trên o, đặt trên ư chữ sức
C3- Hướng dẫn HS viết Lá vào bảng con
- Viết mẫu và nêu quy trình viết: ĐB giữa ĐK 3 và 4, viết chữ hoa G, DB giữa ĐK 1 và 2, sau đó viết tiếp chữ o, chú ý lưng nét cong trái của chữ o chạm điểm cuối chữ G, nét 1 của chữ p chạm vào o, dấu sắc trên o
- Yêu cầu HS viết ( cỡ nhỏ); theo dõi, chỉnh sửa, chú ý HSY.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Viết chữ Góp vào bảng con ( 2 lần)
Nghĩ giữa tiết ( thư giãn trò chơi)
d) Hướng dẫn viết vào vở Tập viết:
- GV giới thiệu bài viết ở vở ( mẫu):
+ Chữ hoa G: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ
+ Chữ Lá: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ
+ Câu ứng dụng: 3 lần:
- GV giao việc cho HS: 
+ HSG: Viết 4 lần câu ứng dụng
+ HSY: Viết 2 lần câu ứng dụng
- Nhắc tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách từ vở đến mắt.
- GV viết bảng lớp:
+ Nêu lại quy trình viết, quan sát, uốn nắn, khi HS đang viết, nhất là HSY
+ Chữ thứ nhất, dòng 1,
+ Câu ứng dụng: Đặt bút ở dấu chấm đầu câu, bắt đầu viết chữ Góp, chú ý nối liền nét chữ hoa G qua chữ o, dừng bút chữ o ở ĐK 2, nét 1 chữ p chạm vào o, dấu sắc trên a
- Lưu ý: Viết đúng độ cao chữ, khoảng cách chữ, viết liền nét các con chữ, thẳng nét và đặt dấu đúng vị trí
- GV quan sát, uốn nắn
- HS mở vở tập viết
- HS viết
- HS viết
e) Chấm chữa bài
- GV thu một số vở chấm, nhận xét.
- HSG ( 2 bài), HS bình thường ( 3 bài), HSY ( 2 bài)
D. Củng cố – Dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS hoàn thành bài viết.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
..
..
TỔ TRƯỞNG
Ngày .. tháng  năm 2014
HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc