Vùng trung du và miền núi bắc bộ
A Học sinh đọc ghi nhớ.
B Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Với diện tích là 100965 km2 , dân số chiếm 11.5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng:
a. 31% diện tích và 15 % dân số b. 31.7% diện tích và 14.4 % dân số
c. 35.1% diện tích và 25 % dân số d. 30.7% diện tích và 14.4 % dân số
Câu 2: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở vùng Trung du miền núi phía bắc là:
a. Nguồn lâm sản phong phú b. Khoáng sản và thủy điện to lớn
c. Sản phẩm cây công nghiệp d. Nguồn lương thực thực phẩm dồi dào
i tiểu vùng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ? Hs: Lên bảng xác định THẢO LUẬN NHÓM Thời gian: 3 phút Kĩ thuật: mảnh ghép Nội dung: Nhóm 1 và 2: Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc: Nhóm 3 và 4: Nêu sự khác biệt về thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng? Hs: Thảo luận và trình bày. Gv: Nhận xét, đánh giá. ? Qua phần thảo luận, hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng? Hs: - Tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú đa dạng. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. - Phát triển kinh tế biển. - Du lịch sinh thái Gv: Dựa vào H17.1 và bản đồ tự nhiên xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: s.Đà, s.Lô, s.Chảy, s. Gâm. Hs: Lên bảng xác định. Gv: Nêu những khó khăn về tự nhiên của vùng trung du miền núi Bắc Bộ? Hs: Trả lời ( Tích hợp giáo dục môi trường ) ? Dựa vào lược đồ kinh tế vùng, xác định tên các tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ? Hs: Lên bảng xác định Đông Bắc: 11. Tây Bắc: 4. ? Trung du miền núi Bắc Bộ có các dân tộc nào? Hs: Trả lời Gv: Đặc điểm sản xuất của họ là gì? ? Quan sát H 17.2: cho biết tại sao ở miền núi Trung du Bắc Bộ lại phát triển ruộng bậc thang? Hs: Chủ động tưới tiêu, chống xói mòn, tận dụng đất trồng cây lương thực…. ? Quan sát bảng 17.2, hãy phân tích dân cư xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Nhận xét? Hs: Trả lời Gv: So sánh, nhận xét về sự phát triển dân cư xã hội ở trung du miền núi Bắc Bộ so với cả nước? Biện pháp giải quyết? Hs: Trả lời Gv: Những điều kiện dân cư và xã hội trên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng? Hs: Trình bày, nhận xét. Gv: Nhận xét đánh giá. ? Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Hs: Trả lời I Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 1. Vị trí - Là vùng lãnh thổ ở phía Bắc đất nước: + Phía Bắc giáp: Trung Quốc. + Phía Tây: giáp Lào. + Phía Đông Nam: giáp biển. + Phía Nam: giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. 2. Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ, có đường bờ biển dài. à Ý nghĩa: dễ giao lưu với các vùng trong và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng. II Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh, nhiều loại khoáng sản, trữ lượng thuỷ điện dồi dào. 2. Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. 3. Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét… . III Đặc điểm dân cư, xã hội * Đặc điểm: - Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Thái, Mường, Dao, Mông). Người Việt (Kinh) cư trú hầu hết các địa phương. - Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển dân cư, xã hội. - Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới. 2 Thuận lợi: + Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…). + Đa dạng về văn hóa. 3. Khó khăn: + Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. + Đời sống người dân con nhiều khó khăn. 3 Củng cố A Học sinh đọc ghi nhớ. B Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: Với diện tích là 100965 km2 , dân số chiếm 11.5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng: a. 31% diện tích và 15 % dân số b. 31.7% diện tích và 14.4 % dân số c. 35.1% diện tích và 25 % dân số d. 30.7% diện tích và 14.4 % dân số Câu 2: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở vùng Trung du miền núi phía bắc là: a. Nguồn lâm sản phong phú b. Khoáng sản và thủy điện to lớn c. Sản phẩm cây công nghiệp d. Nguồn lương thực thực phẩm dồi dào 4. Dặn dò: a. Hoàn thành bài tập trong sgk b. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế theo phiếu học tập Tiết 21: KINH TẾ VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Công nghiệp.12 phút.Cá nhân Gv: Treo bản đồ kinh tế của vùng. ? Dựa vào H18.1: Trung du miền núi Bắc Bộ có những ngành công nghiệp nào? Ngành nào là thế mạnh của vùng? Hs: Trả lời ? Xác định trên H 18.1: các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim cơ khí, hóa chất? Hs: Lên bảng xác định. (Nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà …) ? Nêu thế mạnh phát triển công nghiệp của từng tiểu vùng? Vì sao? Hs: Trả lời - Đông Bắc: Tập trung phát triển công nghiệp khai thác. - Tây Bắc: phát triển công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thủy điện). Thuyết trình 1 phút ? Dựa vào H18.2 và tài liệu đã sưu tầm: nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình? Hs: 1979- 12/ 1994 hoàn thành. - Điều tiết lũ cung cấp nước tưới trong mùa khô cho Đb sông Hồng. Điều hòa khí hậu. - Khai thác du lịch, nuôi trồng thủy sản. - Cung cấp, sản xuất điện. Hoạt động 2: 13 phút. Nhóm ? Cho biết những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp? Hs: - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới… ? Nhận xét về cơ cấu nông nghiệp? Hs: Trả lời Thảo luận nhóm: Thời gian 3 phút. Nội dung: Nhóm A và B: Cho biết các cây lương thực chính ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? Phân bố chủ yếu ở đâu? Nhóm C và D: Căn cứ vào H18.1: Xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi? Hs: Thảo luận, trình bày, nhận xét. Gv: Chuẩn kiến thức ?Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? Hs: Liên hệ kiến thức trả lời. Đất feralit diện tích rộng. Khí hậu cận nhiệt thuận lợi cho cây chè Thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước: chè là thức uống truyền thống. Thế giới: chè là thích uống ưa thích của nhiều nước. Nhất là thị trường châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mĩ ...) Chú ý: Gv: Cho điểm miệng nếu học sinh trả lời đúng. ? Nêu khái quát tình hình phát triển chăn nuôi của vùng? Hs: Trả lời ? Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ? Hs: Liên hệ kiến thức cũ trả lời. Làm độ che phủ rừng tăng lên: hạn chế xói mòn đất.Điều tiết nuồn nước cho các hồ thủy điện, thủy lợi. Cơ sở nguyên liệu cho nhà máy sản xuất gỗ, giấy ... Góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, thu nhập tăng, đời sống của đồng bào được cải thiện. ? Nêu những khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp của vùng? Hs: Thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường. Hoạt động 3: Cá nhân” 7 phút ? Vùng có mối quan hệ kinh tế với vùng nào? Nước nào? Hs: Nối liền Đb s.Hồng với Trung Quốc và Lào. ? Xác định trên H18.1 các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các thành phố thị xã các tỉnh biên giới Việt Trung, Việt Lào? Hs: Lên bảng xác định. Tuyến đường sắt: Hà Nội – Lào Cai. Tuyến đường bộ: 2, 3, 70, 6 ... ? Cho biết vùng trung du miền núi Bắc Bộ có thể trao đổi các sản phẩm gì với vùng khác? Hs: Xuất: khoáng sản, lâm sản, sản phẩm chăn nuôi. Nhập: lương thực, hàng công nghiệp. ? Tìm trên H 18.1 các của khẩu quan trọng ở biên giới Việt Trung, Việt Lào? Hs: Lên bảng xác định- Các cửa khẩu quốc tế quan trọng là: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai. ? Cho biết thế mạnh phát triển du lịch của vùng? ? Xác định các điểm du lịch nổi tiếng của vùng? Hs: Lên bảng xác định. (V. Hạ Long, Đền Hùng, Pác Pó, Tân Trào, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể ...) Hoạt động 4: Cá nhân. 4 phút ? Xác định trên H18.1 các trung tâm kinh tế của vùng và nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm? Hs: Thái Nguyên: trung tâm công nghiệp luyện kim cơ khí. Việt Trì: Hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng. Hạ Long: công nghiệp than, du lịch. Lạng Sơn: cửa khẩu quốc tế quan trọng I. II. III. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1 Công nghiệp - Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện. - Phân bố: + Khai thác khoáng sản chủ yếu: ở Đông Bắc. + Các nhà máy thuỷ điện lớn: Tây Bắc + Trung tâm luyện kim đen: Thái Nguyên. 2 Nông nghiệp - Nông nghiệp cơ cấu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới). Quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trên thị trường (chè, hồi, hoa quả …) - Phân bố: + Chè: là thế mạnh của vùng: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang … + Hồi: Lạng Sơn Chăn nuôi: Là vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn … Lâm nghiệp: Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp. 3 Dịch vụ - Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Đặc biệt là vịnh Hạ Long. V. Các trung tâm kinh tế - Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long là các trung tâm kinh tế của vùng. Củng cố: 5 phút a. Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì: Đông Bắc là vùng khai thác khoáng sản từ lâu đời. Đông Bắc là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có nhất nước. Có nhiều loại khoáng sản để phát triển công nghiệp. Là vùng có nhiều loại tài nguyên khoáng sản công nghiệp quan trọng. Câu 2: Phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì: Trong vùng có địa hình cao, đồ sộ, bị cắt xẻ. Sông ngòi trong vùng có nhiều thác ghềnh. Nhờ có nguồn thủy năng dồi dào. Tất cả các ý trên. Câu 3: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? Địa hình đất đai phù hợp. C.Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khí hậu cận nhiệt, đất feralit D.Có nguồn lao động dồi dào. b. Làm bài tập 3 trang 69. Trả lời: a/ Vẽ biểu đồ: Năm (Tỉ đồng) Biểu đồ trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ b/ Nhận xét: - Tây Bắc tăng: (696,2 - 302,5) : 7 = 56,24 tỉ đồng. - Đông Bắc tăng: (14301,3 – 6179,2) : 7 = 1.160,3 tỉ đồng. * Vậy trong cùng thời gian 7 năm (1995- 2002) giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc 20 lần. 4. Dặn dò a. Học bài và làm bài tập sgk b. Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị theo nội dung câu hỏi bài thực hành sgk 70. Chủ đề: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Tiết 22: Thực hành Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Xác định các mỏ. Cá nhân.7 phút Gv: Treo bản đồ tự nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: ? Quan sát bản đồ và H 17.1: Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, mangan, thiếc, bô xit, apatit, đồng, chì, kẽm. Hs: Lên bảng xác định Hoạt động 2: 28 phút.Nhóm. Thảo luận: Thời gian: 4 phút Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học cho biết những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Tại sao? Hs: Thảo luận theo bàn, ghi kết quả và thuyết trình trước lớp 1 phút. ? Chứng minh rằng công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại chỗ? Hs: Trả lời. Gv: Hướng dẫn Hs: Tính khoảng cách các mỏ trên thực tế dựa vào tỉ lệ số . Gv treo bản đồ kinh tế vùng: ? Hãy xác định vị trí: Vùng than Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Cảng xuất khẩu than Cửa Ông? Hs: Lên bảng xác định. ? Dựa vào H18.1 và sự hiểu biết: hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích? Hs: Lên bảng vẽ. Gv: gợi ý: - Dựa vào câu c. - Làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện - > vùng mỏ than. - Phục vụ nhu cầu cho nhà máy nhiệt điện (tên nhà máy). - Xuất khẩu: - Xác định mối quan hệ để sử dụng mũi tên phù hợpVïng than Qu¶ng Ninh: CÈm Ph¶ Hßn Gai §«ng TriÒu NhiÖt ®iÖn: U«ng BÝ, Ph¶ L¹i XuÊt than cho nhu cÇu trong níc XuÊt khÈu: NhËt B¶n, Trung Quèc, EU, Cu Ba… V. Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ. 1. Bài tập 1: Xác định vị trí các mỏ Than: Quảng Ninh. Thiếc: Cao Bằng. Sắt: Thái Nguyên. Mangan: Cao Bằng. Thiếc: Cao Bằng. Bô xit: Cao Bằng, Lạng Sơn. Apatit: Lào Cai. Chì: Lạng Sơn. Kẽm: Bắc Cạn. 2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. a. - Các ngành công nghiệp: than, sắt, apatit. - Vì: + Trữ lượng khá, chất lượng quặng khá tốt cho phép đầu tư khai thác. + Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. + Là những khoáng sản quan trọng với quốc gia để phát triển công nghiệp. b. - Vị trí các mỏ khoáng sản phân bố gần nhau: + Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm Thái Nguyên: 7 km. + Mỏ than: Khánh Hòa: 10 km. + Mỏ than mỡ: Phấn Mễ: 17 km. c. Xác định trên bản đồ. d. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích. 3. Củng cố: 5 phút a. Lập sơ đồ tư duy đơn giản vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. b. Đánh giá kết quả và quá trình học của học sinh sau khi tìm hiểu xong chủ đề vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cho điểm nhóm, cá nhân làm tốt. 4 Dặn dò: 2 phút a. Học bài theo câu hỏi phần câu hỏi và bài tập từ bài 17 đến 19 sgk. b. Chuẩn bị bài sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Chuẩn bị theo nội dung phiếu học tập 2 tiết của vùng: Nội dung Vùng Đồng bằng sông Hồng 1 Vị trí, giới hạn lãnh thổ 2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: aĐặc điểm bThuận lợi cKhó khăn 3 Đặc điểm dân cư – xã hội aĐặc điểm bThuận lợi cKhó khăn Kinh tế a.Công nghiệp: Tên các ngành công nghiệp: Phân bố b.Nông nghiệp Trồng trọt: Chăn nuôi: c.Lâm nghiệp: Các trung tâm kinh tế của vùng: Dựa vào kiến thức đã học: giải thích vì sao vùng đông dân? Khó khăn gì trong phát triển kinh tế, xã hội? Giải pháp khắc phục. Sưu tầm những cảnh đẹp, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử của vùng? HẾT Người thực hiện: Bùi Thị Lanh. THCS Minh Hà. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆ HÒA BÌNH: Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 245.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Nhiệm vụ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình Chống lũ: Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Phát điện: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam. Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp: Đập thủy điện Hòa Bình quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ỏ vùng hạ lưu trong đó có đồng bằngsông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông. Giao thông thủy: Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này. Tặng thưởng Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998) Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba. 24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân 05 cờ luân lưu của Chính phủ 02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 02 cúp bạc chất lượng Việt Nam Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình. Mất mát Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình,168 người đã hy sinh,trong đó có 11 công dân Liên Xô.Bia tưởng niệm những người đã hy sinh vẫn còn ở đây. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á[1]. Ngày 23/12, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kW, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012[5]. Nhà máy thủy điện công suất lớn nhất Nằm ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống bậc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà, Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh). Tiến độ thi công “cán đích” nhanh nhất Lực lượng thi công đông đảo nhất Tham gia xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư; Tổ hợp nhà thầu xây lắp do Tổng công ty Sông Đà, nay là Tập đoàn Sông Đà – làm tổng thầu; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là các nhà thầu phụ. Các nhà thầu này đều là những đơn vị thi công thủy điện năng lực mạnh, giàu kinh nghiệm. Công trình có dự án di dân đông nhất Để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, hàng vạn hộ dân thuộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phải di dời lên chỗ ở mới để nhường đất cho dự án. Theo Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La, tổng số dân phải di chuyển là 20.260 hộ, 95.733 khẩu, trong đó, tỉnh Sơn La là 12.500 hộ, 61.509 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.436 hộ, 17.805 khẩu và tỉnh Lai Châu 3.324 hộ, 16.419 khẩu. Tính đến năm 2009, cả 3 tỉnh đã di chuyển được 18.157 hộ. Như vậy, số dân phải di chuyển đến năm 2010 là 2.103 hộ, trong đó Sơn La 1.012 hộ và Điện Biên 1.091 hộ, còn Lai Châu đã hoàn thành xong việc di dân. Hồ chứa nước rộng nhất Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước (dung tích hồ Thuỷ điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước). CÂY CHÈ Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ Thái Nguyên "đệ nhất danh trà"Với diện tích gần 20 nghìn ha, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích canh tác, số lượng, chất lượng sản phẩm từ cây chè. Tại hầu hết các vùng chè của tỉnh, từ nhiều năm nay người dân đã tự tạo dựng cho mình thương hiệu mạnh "chè Thái" thông qua chất lượng và độ an toàn thực phẩm cao. Tại vùng chè Tân Cương, sản phẩm chè búp sao thô của một số hộ gia đình luôn được tư thương săn đón với mức giá đắt gấp nhiều lần so các nơi khác. Vào thời điểm hiện tại, giá mua buôn ở mức hơn 500 nghìn đồng/kg. Ðể đạt được mức giá như vậy, người làm chè Tân Cương đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng chất lượng chè xứng với danh tiếng "đệ nhất trà". Câu lạc bộ chè hữu cơ Tân Cương (xóm Nam Thái, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên) là đơn vị đầu tiên của cả nước được Tổ chức Hữu cơ quốc tế IFOAM và Tổ chức ICEA (I-ta-li-a) cấp Giấy chứng nhận sản phẩm chè sạch theo tiêu chuẩn châu Âu. Chủ nhiệm CLB chè hữu cơ Tân Cương Nguyễn Văn Kim cho biết, CLB thành lập năm 2005 với 16 hộ tham gia, diện tích chè trồng thử nghiệm gồm 1,5 ha. Phương thức canh tác được thay đổi, chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ, không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào trong suốt quá t
File đính kèm:
- chu de dia 9 trung du mien nui phia Bac.docx