Văn mẫu lớp 8 - Bài viết số 3: Văn thuyết minh

Bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.

Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn mẫu lớp 8 - Bài viết số 3: Văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Tham khảo thêm: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam 
Bài viết số 3 lớp 8  đề 2: Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.
Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.
Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?
1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.
Theo các báo cáo từ các bệnh viện, ngay từ khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng, số ca chấn thương do tai nạn giao thông lập tức giảm thấy rõ. Ở Bệnh viện Việt Đức số bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đã giảm từ 40 ca/ngày năm ngoái xuống còn 30 ca/ngày chỉ sau 3 ngày luật được áp dụng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí cũng cho biết các ca chấn thương sọ não đã giảm rõ rệt sau khi luật đội nón bảo hiểm có hiệu lực.
Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.
Bài viết số 3 lớp 8  đề 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Bài làm thuyết minh về cây bút máy
Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.
Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.
Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.
Bên trong bút gồm các bộ phận: ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi ià hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.
Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.
Bài làm thuyết minh về cây bút bi 
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :”hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yêu quý nó.
Bài viết số 3 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về cái kéo.
Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp
Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.
Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.
Bài viết số 3 lớp 8  đề 5: Thuyết minh về cái cặp.
Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước, và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp – một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai

File đính kèm:

  • docBai_14_Viet_bai_tap_lam_van_so_3_Van_thuyet_minh_lam_tai_lop.doc