Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nhiều lần cùng nhân dân cả nước cầm vũ khí đứng lên chống giặc ngoại xâm, lâp nên những chiến công vẻ vang. Thời nhà Lý, dưới sự lãnh đạo của Hà Hưng Tông, đồng bào và các nghĩa binh Chiêm Hóa cùng đạo quân của Lý Thường Kiệt đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống. Sau chiến thắng đó, Hà Hưng Tông được phong tước Hữu đại liêu ban đoàn luyện sử, kiêm hiệu Thái phó và chức Tri châu Vị Long. Năm 1083, con trai Hà Hưng Tông là Hà Khánh Di được kén làm phò mã kết duyên cùng công chúa Khâm Thánh, con gái vua Lý Thánh Tông. Hiện nay, tại xã Yên Nguyên còn có tấm bia Bảo Ninh Sùng Phúc niên đại 1107 ghi rõ công lao, vị thế của danh thần Hà Hưng Tông và nhân dân châu Vị Long trong việc đánh giặc giữ nước, duy trì khuôn phép quốc gia dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ, năm 1789 quân và dân Chiêm Hóa dưới sự chỉ huy của hai cha con đại tướng quân Ma Doãn Mẫn và Ma Doãn Giáo cùng quân Tây Sơn chặn đánh cánh quân của Tôn Sỹ Nghị tiêu diệt gần 3.000 tên. Quân của Tôn Sỹ Nghị phải bỏ chạy lên Hà Giang và tháo chạy tan tác về nước.

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHIÊM HÓA
TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA
BÀI DỰ THI 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
 Họ và tên học sinh thực hiện:
 Phạm Thị Anh Điệp Lớp 8
 Năm học 2013-2014
Năm học: 2013 - 2014
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh) thực hiện: 
1. Phạm Thị Anh Điệp Lớp 8 
HỌC SINH ĐANG HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA
- Địa chỉ trường: Thôn Nà Ngày, xã Trung Hòa, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Điện thoại: 
- Email: c2trunghoa.tuyenquang@moet.edu.vn
1. Tên tình huống: 
LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA DANH QUÊ HƯƠNG CHIÊM HÓA ANH HÙNG
	Một đoàn học sinh từ một tỉnh ở miền xuôi lên thăm quê hương Chiêm Hóa. 
	Là học sinh đang sinh sống và học tập tại quê hương em sẽ làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về địa danh quê hương Chiêm Hóa anh hùng. 
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nắm được những kiến thức về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội và kỹ năng làm bài văn thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh. 
- Bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. 
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn bảo vệ và phát huy truyền thống lịch sử, tôn tạo danh lam thắng cảnh. 
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: 
1. Phạm vi nghiên cứu: 
- Nghiên cứu thực tế địa danh huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
2. Sử dụng kiến thức của các môn:
	- Bộ môn Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. 
	- Bộ môn Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. 
	- Bộ môn Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế. 
	- Bộ môn Giáo dục công dân – lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
	- Bộ môn Giáo dục công dân: Tăng thêm tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
	- Bộ môn Âm nhạc để thấy được nét văn hóa trong làn điệu hát then
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
	- Cần có những kiến thức về Lịch sử như: Nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. Địa lí – về vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế. Giáo dục công dân – lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
 V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Giới thiệu quê hương Chiêm Hóa:
Vị trí huyện Chiêm Hóa trong bản đồ tỉnh Tuyên Quang E
Chiêm Hoá:
Diện tích: 1455,8 km2(2010)
Dân số: 126.100 người (2004)
Mật độ dân số: 87 người/km2
Huyện lỵ: Thị trấn Vĩnh Lộc
BẢN ĐỒ TỈNH TUYÊN QUANG (2010)
Chiêm Hoá có 24 xã gồm: Minh Quang, Phúc Sơn, Trung Hà, Tân Mỹ, Hà Lang, Tân An, Hùng Mỹ, Phúc Thịnh, Hoà Phú, Tân Thịnh, Hoà An, Trung Hoà, Yên Nguyên, Nhân Lý, Yên Lập, Bình Phú, Phú Bình, Ngọc Hội, Kim Bình, Kiên Đài, Tri Phú, Linh Phú, Vinh Quang và Bình Nhân.
	Chiêm Hóa là huyện miền núi ở phía Đông Bắc tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang 67km về phía Bắc, nơi có hơn 80% là dân tộc thiểu số.
	Lịch sử hình thành: Theo các tài liệu lịch sử, thời Đinh, Tiền Lê, Lý, huyện Chiêm Hóa có tên là châu Vị Long. Thời thuộc Minh thuộc châu Tuyên Hóa với tên gọi Đại Man, tức huyện có nhiều dân tộc thiểu số. 
	Trong các triều Đinh- Lý- Trần- Lê, Châu Đại Man được gọi là châu Vị Long, khi thuộc Minh, châu Vị Long đổi thành châu Đại Man; đến năm 1835 đổi thành châu Chiêm Hoá (nay là huyện Chiêm Hoá).
ĐỀN BÁCH THẦN
	Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nhiều lần cùng nhân dân cả nước cầm vũ khí đứng lên  chống giặc ngoại xâm, lâp nên những chiến công vẻ vang. Thời nhà Lý, dưới sự lãnh đạo của Hà Hưng Tông, đồng bào và các nghĩa binh Chiêm Hóa cùng đạo quân của Lý Thường Kiệt đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống. Sau chiến thắng đó, Hà Hưng Tông được phong tước Hữu đại liêu ban đoàn luyện sử, kiêm hiệu Thái phó và chức Tri châu Vị Long. Năm 1083, con trai Hà Hưng Tông là Hà Khánh Di được kén làm phò mã kết duyên cùng công chúa Khâm Thánh, con gái vua Lý Thánh Tông. Hiện nay, tại xã Yên Nguyên còn có tấm bia Bảo Ninh Sùng Phúc niên đại 1107 ghi rõ công lao, vị thế của danh thần Hà Hưng Tông và nhân dân châu Vị Long trong việc đánh giặc giữ nước, duy trì khuôn phép quốc gia dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ, năm 1789 quân và dân Chiêm Hóa dưới sự chỉ huy của hai cha con đại tướng quân Ma Doãn Mẫn và Ma Doãn Giáo cùng quân Tây Sơn chặn đánh cánh quân của Tôn Sỹ Nghị tiêu diệt gần 3.000 tên. Quân của Tôn Sỹ Nghị phải bỏ chạy lên Hà Giang và tháo chạy tan tác về nước. 
	Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân Chiêm Hóa phối hợp với bộ đội chủ lực làm nên chiến thắng vang dội cả vùng chiến khu Việt Bắc như: Bản Heng (Phú Bình), Vật Nhèo (Ngọc Hội), Cầu Cả (Yên Nguyên) tiêu diệt hàng trăm tên giặc, buộc giặc Pháp phải rút lui, phá vỡ gọng kìm bao vây Việt Bắc của chúng. Chiêm Hóa  là nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại xã Kim Bình. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức trong nước. Tại Đại hội các đại biểu đã nhất trí đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam cho phù hợp với tình hình cách mạng. Mảnh đất Chiêm Hóa có nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong đó phải kể đến Sân bay Soi Đúng (xã Vinh Quang) là sân bay đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
	Năm 1931 được đổi tên thành châu Chiêm Hóa bao gồm cả huyện Nà Hang. Đến năm 1943 châu Chiêm Hóa được chia tách thành hai huyện Chiêm Hóa và Nà Hang. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa còn được gọi là châu Khánh Thiện bao gồm một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn. Đến đầu năm 1946, huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi Chiêm Hóa. Năm 2011, huyện Chiêm Hóa có 3 xã Hồng Quang, Bình An, Thổ Bình được tách ra thuộc huyện mới Lâm Bình. Huyện Chiêm Hóa còn lại 128.037 ha diện tích tự nhiên và 124.337 nhân khẩu, có 26 đơn vị hành chính trực thuộc. Địa hình huyện Chiêm Hóa là sự xen kẽ không đồng đều giữa các núi đá vôi và núi đất. Chiêm Hóa có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, Quạt, Phia Choóng. Ngọn núi cao nhất huyện thuộc dãy Cham Chu trên địa phận xã Trung Hà với độ cao 1.587m so với mực nước biển. Giữa các vùng đồi núi xuất hiện các thung lũng có diện tích không lớn, song đất đai màu mỡ, thích hợp cho người cổ đại cư trú, đặc biệt là đồng bào Tày. Điều đó đã được các nhà khảo cổ học chứng minh, trên địa bàn huyện đã tìm thấy công cụ bằng đá như rùi xéo, mũi giáo, dao găm, trống đồng mang đặc trưng của thời kỳ hậu văn hóa Hòa Bình.
	Trước năm 1976, Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1976, Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành Hà Tuyên, Chiêm Hoá thuộc tỉnh Hà Tuyên
	Năm 1991, tỉnh Hà Giang tách khỏi Hà Tuyên, Chiêm Hoá trở thành huyện của tỉnh Tuyên Quang.
	I- Điều kiện tự nhiên
	Vị trí địa lý
	Phía Bắc Chiêm Hoá giáp huyện Na Hang; phía Nam giáp huyện Yên Sơn; phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp huyện Hàm Yên và tỉnh Hà Giang.
	Địa hình
	Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, núi quạt Phia Gioòng, Chạm Chu… giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc cao, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250.
	Khí hậu
	Chiêm Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia thành 2 mùa, mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.700 - 1.500 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 - 240C.
	Tài nguyên: Chiêm Hoá có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát, sỏi ở Ngòi Quãng, Sông Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú; ngoài ra Chiêm Hoá  còn có mỏ chì, kẽm…
	II- Điều kiện kinh tế, xã hội
	1. Tiềm năng kinh tế
	Đất đai ở các xã vùng cao của Chiêm Hoá phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nông nghiệp, còn các xã phía Nam của Chiêm Hoá có độ dốc phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. Chiêm Hoá hiện có trên 9.000 ha rừng đặc dụng ở các xã Kim Bình, Hòa Phú, Hà Lang, Trung Hà với nhiều loài cây cổ thụ, động vật hoang dã quý hiếm.
	Chiêm Hoá cũng là vùng đất thích hợp trồng các loại cây ăn trái, ở Chiêm Hoá hiện có 290,2 ha nhãn, 122,5 ha vải, 58,5 ha quýt…
	Chiêm Hoá có đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua Chiêm Hoá đến  Na Hang, đường 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường 188 từ thị trấn Vĩnh Lộc đến xã Thổ Bình và đường 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiêm Hoá có 127 km liên huyện; 5,5 km đô thị và tuyến giao thông thuỷ là sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km. 
	Chiêm Hoá có Cụm Công nghiệp An Thịnh tại thôn An Thịnh xã Phúc Thịnh được đầu tư xây dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nông lâm sản, luyện quặng Ferromangan. Hiện đã có 2 nhà máy được khởi công là nhà máy khai thác, chế biến Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế biến đũa gỗ tách xuất khẩu. 	
	Ngoài ra, Chiêm Hoá còn có nhiều cơ sở chế biến cơ khí, sản xuất đồ mộc, đồ gia dụng, làng nghề mây tre đan tại xã Trung Hà…
	2. Tiềm năng văn hoá, xã hội
	Chiêm Hoá nổi tiếng với lễ hội Lồng tông của bà con dân tộc Tày tại thị trấn Vĩnh Lộc vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội gồm: Rước các mâm đồng cúng tế tạ ơn, cầu mưa, cày ruộng, phát lộc tông, múa xuống đồng…
Sau khi làm lễ, mọi người tham gia trò hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội Lồng tông Chiêm Hoá. Trên cây còn treo 3 vòng nhật nguyệt, tượng trưng cho Thiên - Địa – Nhân (trời, đất và người).
	Theo quan niệm của bà con dân tộc Tày, còn phải được ném thủng và nếu thủng trước 12 giờ trưa thì năm đó mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu.
	Ngoài trò chơi tung còn, trong lễ hội Lồng tông còn có các trò vui khác như: Thi khâu còn đẹp, thi kéo co, đi cà kheo, leo cột, bắn nỏ, thi hát Shi, hát lượn, hát then, cọi, páo dung, khèn, sáo; thi nấu ăn…
Chơi đu một trò chơi dân gian thể hiện sự dũng cảm và khéo léo của các nam thanh, nữ tú được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Ngày nay, mảnh đất Chiêm Hóa còn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa rất riêng. Du khách có thể khám phá vẻ đẹp của danh thắng thác Bản Ba, xã Trung Hà hay thác Tát Lụa, xã Hòa Phú; chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Nàng, xã Kim Bình; Đèo Gà xã Phúc Thịnh... Chiêm Hóa có lễ hội Lồng tông và Nghi lễ hát Then rất đặc sắc của đồng bào Tày được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên địa bàn huyện có ba ngôi đền: Bó Cuống (Minh Quang), Bách Thần (TT Vĩnh Lộc), Đầm Hồng (Ngọc Hội) rất linh thiêng thu hút du khách thập phương ngày càng đông. 
Hội giao lưu văn nghệ “ vang mãi lời then”
	3. Tiềm năng du lịch
	Chiêm Hoá có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá như: Rừng nguyên sinh Cham Chu; thác Bản Ba, xã Trung Hà; hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng, thác Lung Chiêng, xã Phúc Sơn; hang Núi Chùa, hang Mỏ Bài, động Bản Pài xã Minh Quang; thác Lụa xã Hà Lang; rừng sinh thái trên núi đá Tầng, Biến xã Phúc Sơn; các khu di tích lịch sử: Kim Bình, Kiên Đài, Yên Nguyên, Vinh Quang, Linh Phú, Xuân Quang…
Khu di tích lịch sử Kim Bình nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
Với truyền thống lịch sử hào hùng, ngày nay Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa đang nỗ lực khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, đưa Chiêm Hóa trở thành một huyện giàu mạnh, xứng đáng với danh hiệu đất anh hùng.
 	Những thành tích đã đạt được, Đảng, Nhà nước đã phong tặng huyện Chiêm Hóa Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Bàn Hồng Tiên, dân tộc Dao, xã Yên Nguyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Toàn huyện có 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 58 cá nhân được công nhận người có công với nước, 94 gia đình được tặng bảng vàng danh dự, 3.265 gia đình được tặng bằng gia đình vẻ vang. 
	 VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
	Thực tế qua quá trình học tập nhóm học sinh chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi mỗi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức một bộ môn mà phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
	 Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho chúng em chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp chúng em có ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.

File đính kèm:

  • docBài dự thi vận dụng kiến thức liên môn của HS-trung hòa.doc