Vấn đề sử dụng câu hỏi trong giảng dạy

Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều.

 Việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mặc dù là yêu cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính chất thời sự và là một câu chuyện dài. Bởi vì để thực hiện nó hiệu quả không phải là đơn giản mà liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết của người thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống của người thầy

 Hệ thống câu hỏi trong dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng để cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi đạt yêu cầu đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, cân chỉnh, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, qua nhiều năm công tác

 Mỗi tiết dạy đưa ra nhiều hay ít câu hỏi, còn tùy thuộc vào từng bài và đối tượng học sinh. Điều quan trọng nhất là đưa ra được các câu hỏi cần thiết vừa đủ, có chất lượng, có tác dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám phá kiến thức. Có bài hầu như chỉ phù hợp với phương pháp thuyết trình, tuy nhiên nếu chịu khó tìm tòi, cân nhắc chúng ta vẫn có cơ hội đưa ra được một số câu hỏi tạo tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả giờ dạy

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề sử dụng câu hỏi trong giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG 
CÂU HỎI TRONG GIẢNG DẠY
 Nguyễn Lương Phùng
 THPT Chuyên Phan Bội Châu - NA
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều.
 Việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mặc dù là yêu cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính chất thời sự và là một câu chuyện dài. Bởi vì để thực hiện nó hiệu quả không phải là đơn giản mà liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết của người thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống của người thầy…
 Hệ thống câu hỏi trong dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng để cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi đạt yêu cầu đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, cân chỉnh, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, qua nhiều năm công tác
 Mỗi tiết dạy đưa ra nhiều hay ít câu hỏi, còn tùy thuộc vào từng bài và đối tượng học sinh. Điều quan trọng nhất là đưa ra được các câu hỏi cần thiết vừa đủ, có chất lượng, có tác dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám phá kiến thức. Có bài hầu như chỉ phù hợp với phương pháp thuyết trình, tuy nhiên nếu chịu khó tìm tòi, cân nhắc chúng ta vẫn có cơ hội đưa ra được một số câu hỏi tạo tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả giờ dạy
 Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến về những câu hỏi nên và không nên sử dụng 
I. Yêu cầu của câu hỏi
- Câu hỏi phải có tác dụng phát huy trí lực học sinh, đòi hỏi có sự động não mới làm sáng tỏ được những điều mà giáo viên đặt ra
- Câu hỏi dựa trên nền kiến thức cũ tạo cho học sinh kết nói, kế thừa giữa vốn kiến thức với việc tìm hiểu kiến thức mới
- Câu hỏi có tính định hướng làm học sinh hiểu rõ, hiểu đúng yêu cầu đặt ra
- Cần thiết có hệ thống gợi ý, dẫn dắt để học sinh trả lời các ý , từ đó hoàn chỉnh vấn đề cần trả lời
II. Những câu hỏi không nên dùng
Câu hỏi là phương tiện cần thiết cho việc dạy theo phương pháp nêu vấn đề. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy để đưa ra được các câu hỏi đạt được yêu cầu quả không phải là dễ dàng. Có không ít câu hỏi được sử dụng đã tạo ra tác dụng ngược lại làm cho giờ dạy nhạt nhẽo, lũng cũng, tốn phí thời gian, dấu ấn rất mờ nhạt trong trí não học sinh. Xin nêu ra đây một số ví dụ:
1. Câu hỏi không dựa trên nền kiến thức cũ, làm học sinh lúng túng và thường phản ứng bằng cách đoán mò hoặc đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời 
2. Câu hỏi không định hướng làm học sinh khó xác định hoặc xác định sai yêu cầu, điều này làm học sinh rối trí, mất nhiều thời gian đồng thời không hoàn thành được yêu cầu thầy giáo đặt ra. Dạng câu hỏi này thực tế dẫn tới người giải quyết vấn đề lại chính là thầy giáo
3. Đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học làm cho bài giảng nát vụn ra, mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích
4. Các câu hỏi quá đơn giản, không có giá trị phát huy trí lực học sinh, các câu hỏi vụn vặt với những trả lời như: có, không, đúng ạ… loại câu hỏi này đưa ra vừa làm mất thời gian vừa làm cho giờ dạy đơn điệu nhạt nhẽo
III.Vấn đề sử dụng sách giáo khoa trong tiết học 
 Một trong những đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay đó là rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Sách giáo khoa trở thành một phương tiện được sử dụng cho mục đích này và sử dụng trong các trường hợp sau:
 - Nghiên cứu SGK để rút ra các kết luận về mặt lí thuyết hoặc so sánh các kiến thức các nội dung liên quan…
 - Từ vốn kiến thức SGK để giải thích các tình huống lí thuyết hoặc thực tiễn đặt ra( ví dụ trả lời các lệnh trong SGK)
 - Từ các kênh hình học sinh phân tích so sánh và rút ra các kết luận cần thiết theo yêu cầu của bài học
 - Kênh hình SGK được sử dụng minh họa giúp học sinh hiểu thêm những điều mà thầy giáo trình bày
 - Một số nội dung được nêu trong sách giáo khoa không phải là kiến thức cốt lõi và đơn giản học sinh có thể tự đọc để hiểu 
Hiện trạng đáng lưu ý hiện nay đó là một bộ phận giáo viên lạm dụng SGK trong quá trình giảng dạy thể hiện:
 - Câu hỏi đưa ra mà nội dung trả lời có sẵn trong SGK, học sinh không cần phải động não, không cần ghi nhớ chỉ cần đọc đúng là trả lời được vấn đề mà thầy giáo nêu lên 
 - Giáo viên phát phiếu học tập . Câu hỏi nêu lên trong phiếu học sinh chỉ cần dựa vào sách giáo khoa chép lại nguyên xi là đạt yêu cầu…
 Việc sử dụng SGK theo cung cách nêu trên sẽ dần dần hình thành một tật xấu cho học sinh đó là cứ mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh không động não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK để tìm câu trả lời. Cách làm này giờ dạy diễn ra có vẻ trôi chảy nhẹ nhàng và hình như một bộ phận đáng kể giáo viên và nhiều em học sinh cũng thích cung cách này vì việc học tập diễn ra thật dễ dàng khỏe khoắn. Tuy nhiên hiệu quả giờ dạy rất thấp, dấu ấn các kiến thức được khắc họa trong trí não học sinh rất mờ nhạt, không đạt được các yêu cầu và mục tiêu của việc dạy học. Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra không những không phát huy tính tích cực mà trái lại làm cho học sinh có thói quen trông chờ ỷ lại ít cố gắng, lười biếng. Người thầy cũng thấy việc dạy học thật nhẹ nhàng, không mất nhiều công sức cho việc soạn bài, không cần phải nghiên cứu học hỏi gì nhiều và cảm thấy rồi mọi việc cũng ổn.Thật là tai hại
IV. Nguyên nhân hạn chế trong việc sử dụng các câu hỏi
- Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều câu hỏi như thế là đã dạy học nêu vấn đề là phát huy tính tích cực của học sinh
- Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vì để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa đòi hỏi phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có thể thực hiện được
- Một bộ phận đáng kể học sinh lười học hoặc học lệch không có vốn kiến thức cần thiết để cùng tham gia xây dựng bài với thầy giáo
- Một bộ phận học sinh ngại trả lời câu hỏi, học tập thụ động không hăng hái trong học tập
V.Kết luận
 Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề ngày càng được nhiều nhà giáo quan tâm thực hiện với chất lượng ngày càng cao và trở thành suy nghĩ thường nhật trong quá trình soạn bài và giảng dạy đã có tác dụng thiết thực nâng cao hiệu quả qua từng tiết lên lớp. Quan tâm đến nó sẽ làm cho chúng ta hình thành được hệ thống câu hỏi ngày càng dễ dàng, chất lượng , thực hiện các giờ dạy hào hứng, hiệu quả, qua đó người thầy cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn và cũng cho mọi người biết rằng, nghề dạy học phải trãi qua bao nhọc nhằn trăn trở mới có được giờ dạy thành công. Trên đây chỉ là một số ý kiến rút ra từ thực tế giảng dạy của bản thân và qua tiếp xúc trao đổi với các bạn đồng nghiệp xin được nêu lên để cùng trao đổi với các bạn 

File đính kèm:

  • docCau hoi.doc