Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường

 - Quy hoạch môi trường cũng giải quyết các rủi ro thiên tai và thảm họa. Lũ lụt là một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất trên thế giới và việc sử dụng các dữ liệu môi trường và GIS để xây dựng một bản đồ nguy cơ lũ lụt đã được thực hiện cho nhiều dự án. Bằng cách kết hợp dữ liệu địa hình, nguồn nước, dòng chảy bề mặt và dữ liệu lượng mưa, nguy cơ lũ lụt có thể trong phạm vi trang web có thể được dự đoán. Ngoài ra, khu vực nguy hiểm như dốc cao, xói mòn đất và lở đất cũng có thể được kết hợp trong quy hoạch môi trường GIS.

 - Phân tích GIS giúp trong việc đánh giá dữ liệu lớn ở cấp độ khu vực cảnh quan và dễ dàng và giúp các nhà sản xuất quyết định trực quan hiểu những hậu quả môi trường của dự án.

 - Trong những thập kỷ gần đây, quy hoạch sinh thái và môi trường GIS đã góp phần vô cùng phát triển bền vững.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ
---—&–---
TIỂU LUẬN
 ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
 Giảng viên hướng dẫn: PHAN THANH QUYẾT
 Sinh viên thực hiện: HOÀNG THỊ DIỄM HƯƠNG
 Lớp: Đại học Quản lý tài nguyên và môi trường K56
Đồng Hới, tháng 10 năm 2015
Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế, xã hội chúng ta đều có thể bắt gặp thuật ngữ “hệ thống thông tin” và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực như hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin hồ sơ bệnh nhân, hệ thống thông tin dân số, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thông tin hiện nay đã ngày càng đáp ứng và giải quyết được những bài toán lớn mà thực tế đặt ra. Trong lĩnh vực hoạt động xã hội, thông tin là huyết mạch chính của các công cụ quản lý. Đó là quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, cho dù sử dụng công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều gói gọn trong hai quá trình là thu thập và xử lý thông tin. Thông tin đất là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được thể hiện bằng Hệ thống thông tin Địa lý. 
 Hệ thống thông tin địa lý (GIS), là một nhánh nghiên cứu mới của khoa học, một bộ sưu tập kỷ luật bao gồm cả khoa học máy tính, tin học, địa lý, Công nghệ GIS quản lý và phân tích toàn diện dữ liệu địa lý của ý nghĩa không gian, bằng cách sử dụng hệ thống kỹ thuật và lý thuyết khoa học thông tin, được hỗ trợ bởi phần mềm và phần cứng trên máy tính. Đó là một không gian nghiên cứu hệ thống thông tin, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, quản lý và ra quyết định.
 Tại Việt Nam, từ những năm thập niên 90 đã bắt đầu quan tâm tới GIS và việc ứng dụng GIS được đưa rộng rãi vào hoạt động các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, trong lĩnh vực quản lý đất đai GIS được quan tâm của rất nhiều địa phương trong cả nước. Ở nước ta, vấn đề đất đai thường xuyên có sự biến động rất lớn qua một thời gian sử dụng như thay đổi mục đích sử dụng đất, nguồn gốc đất, chủ sử dụng, diện tích..Do đó, công tác cập nhật, chỉnh lý các thông tin biến động này một cách kịp thời, đồng bộ, chính xác là rất cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, bản đồ giấy mà xã, phường ở các tỉnh, thành đang thực hiện khó đáp ứng nhu cầu quản lý, khai thác thông tin khi người dân thực hiện giao dịch. Vì thế chúng ta hãy cùng nhau làm rõ ứng dụng của GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường.
B. NỘI DUNG
 I. Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường
 1.1. Xây dựng mô hình số độ cao
 1.1.1. Khái niệm
 Mô hình số độ cao (DEM) là sự thể hiện bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao trong không gian đều.
 1.1.2. Các kiểu dữ liệu
 DEM được lưu trữ khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu số liệu là Raster hay Vector
 - Raster: Trong mô hình Raster DEM (grid): ma trận các ô vuông gồm các hàng và cột. Mỗi một ô (cell) chứa giá trị độ cao của điểm trung tâm của ô.
 - Vector: Trong cấu trúc Vector, DEM có thể được coi như là một lưới tam giác không đều - TIN (Triangle Irregular Network). TIN là tập các đỉnh nối với nhau thành các tam giác, mỗi một tam giác được giới hạn bởi 3 điểm xác định về giá trị x,y và z (độ cao).
Hình ảnh: Mô hình raster và vector biểu diễn Thế giới thực
 1.1.3. Cách thức phương pháp xây dựng
 - Cách xây dựng: DEM thường được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ viễn thám hơn là việc đi thu nhập dữ liệu trực tiếp.
 - Phương pháp xây dựng: 
 + Phương pháp chụp ảnh lập thể:
 Dùng các dụng cụ chuyên dụng chụp ảnh để thu thập dữ liệu của một vùng với các giá trị x, y z của các điểm trên bề mặt quả đất.
 Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc chụp và xử lý ảnh, đòi hỏi số điểm kiểm soát nhiều. 
 Ví dụ: 
 Ảnh hàng không Ảnh viễn thám
 + Phương pháp xây dựng DEM từ đường đồng mức:
Bản đồ địa hình 
(đường đồng mức)
TIN
ê
GRID
ê
Hình ảnh: Đường đồng mức
 1.1.4. Ứng dụng của thành lập mô hình số độ cao
 DEM là bản đồ đầu vào của các quá trình xử lý liên quan đến độ cao. DEM phục vụ cho nhiều mục đích ứng dụng sau:
 - Tính toán độ dốc 
 - Tính hướng dốc 
 - Tính mức độ lồi lõm của sườn dốc 
 - Tính toán khối lượng đào đắp 
 - Tính độ dài sườn dốc
 - Phân tích địa mạo của khu vực 
 - Xác định lưu vực và kiểu tưới tiêu nước của một khu vực
 - Lưu trữ bản đồ số địa hình trong các CSDL của quốc gia
 - Phục vụ cho mục đích thiết kế và quy hoạch cảnh quan 
 1.2. Quy hoạch môi trường 
 Sự xuất hiện của GIS trong năm 1970 và sự phát triển đồng thời trong quy hoạch sinh thái và môi trường. Với số lượng lớn các dữ liệu môi trường mà cần phải được biên dịch để phân tích phù hợp hiệu quả, GIS đã được sử dụng như một công cụ hiệu quả cho tổ chức, lưu trữ, phân tích, hiển thị và báo cáo các thông tin không gian. GIS cho phép tạo và thay đổi các phân tích mà làm cho công việc sử dụng dữ liệu tốt nhất có sẵn. GIS cũng được hỗ trợ các phương pháp áp dụng các hướng dẫn và tiêu chuẩn cho địa phương. 
 1.2.1. Quy trình tiến hành GIS trong quản lý tài nguyên môi trường
 - Xác định các tiêu chí để phân tích
 - Xác định nhu cầu dữ liệu và bản đồ cơ sở
 - Mua lại và chuẩn bị các dữ liệu như bản đồ chuyên đề
 - Tạo GIS mô hình/lớp
 - Đánh giá kết quả và tinh tế của mô hình
 1.2.2. Lộ trình quy hoạch 
Hình ảnh: Tích hợp bối cảnh 3D cho sự phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai
 1.2.3. Vai trò của GIS trong Quy hoạch môi trường
 - Quy hoạch môi trường cũng giải quyết các rủi ro thiên tai và thảm họa. Lũ lụt là một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất trên thế giới và việc sử dụng các dữ liệu môi trường và GIS để xây dựng một bản đồ nguy cơ lũ lụt đã được thực hiện cho nhiều dự án. Bằng cách kết hợp dữ liệu địa hình, nguồn nước, dòng chảy bề mặt và dữ liệu lượng mưa, nguy cơ lũ lụt có thể trong phạm vi trang web có thể được dự đoán. Ngoài ra, khu vực nguy hiểm như dốc cao, xói mòn đất và lở đất cũng có thể được kết hợp trong quy hoạch môi trường GIS.
 - Phân tích GIS giúp trong việc đánh giá dữ liệu lớn ở cấp độ khu vực cảnh quan và dễ dàng và giúp các nhà sản xuất quyết định trực quan hiểu những hậu quả môi trường của dự án.
 - Trong những thập kỷ gần đây, quy hoạch sinh thái và môi trường GIS đã góp phần vô cùng phát triển bền vững.
 1.3. Nghiên cứu đánh giá xói mòn đất
 1.3.1. Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ xói mòn
 GIS là công cụ mạnh có khả năng ứng dụng để đánh giá xói mòn đất. Sử dụng trực tiếp GIS trong đánh giá, xây dựng bản đồ xói mòn đất được thực hiện qua 2 bước sau:
 Bước 1: Xây dựng bản đồ hợp phần gồm 4 loại bản đồ sau:
 - Bản đồ thổ nhưỡng
 - Bản đồ lượng mưa
 - Bản đồ địa hình
 - Bản đồ thảm thực vật
 Bước 2: Sử dụng GIS tính toán để được bản đồ xói mòn đất
 1.3.2. Mô hình hóa tính xói mòn đất
 Mô hình hóa trong tính toán xói mòn bằng hệ số thông tin địa lý. Các thông số của mô hình (các hệ số) được tính toán trên GIS từ các dữ liệu đầu vào (các bản đồ). Cuối cùng dựa trên bản đồ số, tính toán bản đồ xói mòn và bản đồ xói mòn tiềm năng. Các bước tiến hành gồm 3 bước:
 Bước 1: Xây dựng các bản đồ hợp phần.
 Bước 2: Từ các bản đồ đơn tính, ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ hệ số xói mòn của phương trình USLE.
 Bước 3: Từ các bản đồ hệ số xói mòn, ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tiềm năng xói mòn và xói mòn hiện tại của khu vực nghiên cứu.
 1.4. Ứng dụng GIS trong nghiên cứu tai biến môi trường
 1.4.1. Khái niệm
 Tai biến môi trường là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường. Quá trình tai biến phản ánh nhiễu loạn, tính bất ổn định của hệ thống và thường gồm 3 giai đoạn:
 - Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm họa): Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống.
 - Giai đoạn phát triển: Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định, nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
 - Giai đoạn sự cố: Trạng thái mất ổn định đã vượt quan ngưỡng an toàn của hệ thống, gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người (về sức khỏe, tính mạng, sản nghiệp) được gọi là thiên tai hoặc sự cố môi trường.
 Lũ lụt Sạt lở đất
 1.4.2. Các ứng dụng GIS trong tai biến môi trường
 - Phá hủy lũ lụt: Dự báo được những vùng sẽ chịu ảnh hưởng của lũ, ngoài ra GIS còn được dùng để tính toán, ước tính thiệt hại tài chính.
 - Trượt đất: Dùng các khả năng của GIS để phân tích độ dốc, địa chất và độ ổn định đất, có thể định danh những được những vùng gặp sự cố do trượt đất. Khi những vùng này đã được dịnh danh, những thông tin này sẽ giúp hiệu chỉnh kế hoạch phát triển và xây dựng củng cố các công trình, cấu trúc để bảo vệ những vùng có nguy cơ cao.
 - Sự cố địa chấn: Dự báo các sự cố của các mảng.
 - Ứng dụng trong dự báo bão: GIS đã được sử dụng trong nghiên cứu về bão, mô hình hóa, dự báo và đặc biệt trong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão.
 1.5. Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động môi trường
 1.5.1. Khái niệm
 Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment) : là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ quan sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, Và các công trình kinh tế khác, đề xuất các giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ môi trường. 
 1.5.2. Nguồn dữ liệu GIS trong ĐMT
 1.5.3. Vai trò của GIS trong ĐMT
 - Xác định các tác động không gian của các tác nhân gây hại liên quan đến các thực thể.
 - Xác định vị trí để thiết lập một nhân tố hoặc một cơ sở hạ tầng nào đó.
 - Xác định đường đi ngắn nhất của quá trình chất thải lỏng dọc kênh dẫn nước.
 - Chồng xếp bản đồ lên bản đồ thực tế và đánh giá các tác động, thực thể nào sẽ chịu tác động.
 - Giám sát và dự báo các sự cố môi trường.
II. Ứng dụng của viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường
 2.1. Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên đất
 Nói đến tài nguyên đất cần đề cập đến hai khía cạnh: Lớp phủ thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất. Để điều tra, giám sát hai khía cạnh này, ở những mức độ khác nhau, đều có thể ứng dụng công nghệ viễn thám.
 Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Những bản đồ này phủ trùm các vùng lãnh thổ khác nhau, từ khu vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn quốc.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng Tây Nguyên được thành lập trong khuôn khổ các chương trình điều tra tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài liệu chính. Những bản đồ này được thành lập trong những năm 1989, 1990 của thế kỉ trước và do các cơ quan nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản thực hiện. 
 Bản đồ được thành lập chủ yếu ở tỉ lệ 1: 250 000.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và các khu vực hẹp hơn của một số địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh. Những bản đồ này thường được thành lập ở các tỉ lệ 1:100 000 (cấp tỉnh) đến 1: 25 000 (khu vực cụ thể) và do các Viện thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số Trường Đại học thực hiện trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu và các dự án.
 Nhằm đưa công nghệ viễn thám về các Sở Tài nguyên và Môi trường, phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất vào dịp tổng kiểm kê đất năm 2000 Trung tâm Viễn thám đã có những cố gắng ban đầu để một số Sở tiếp cận với công nghệ viễn thám, đã xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh và tiến hành thử nghiệm ở một số địa phương. 
 Như vậy, cho đến nay nhiều cơ quan ở nước ta đã sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Kế hoạch sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách hệ thống theo quy định của tổng kiểm kê đất thuộc ngành địa chính cũng như để giám sát và cập nhật biến động về sử dụng đất đai một cách liên tục theo các chu kì ngắn hạn, đang được Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đưa vào thực hiện trong thời gian tới.
 Về mặt thổ nhưỡng, ảnh vệ tinh có thể được sử dụng trong công tác điều tra, thành lập bản đồ thổ nhưỡng, nghiên cứu, giám sát quá trình suy thoái đất do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như xói mòn, nhiễm mặn, cát lấn, ở nước ta, ảnh vệ tinh mới được sử dụng như tài liệu hỗ trợ để thành lập một số bản đồ thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để thành lập bản đồ xói mòn đất ở tỉ lệ nhỏ cũng đã được thực hiện. Như vậy, kết quả sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta đã được áp dụng tuy vậy còn ít. Hình ảnh: Bản đồ thổ nhưỡng
 2.2. Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước
 Từ góc độ chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khái niệm tài nguyên nước bao hàm nước mặt và nước ngầm. Để phục vụ các mục đích quản lí và khai thác tài nguyên nước phải điều tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm, khối lượng và chất lượng cũng như diễn biến theo mùa, theo thời gian của chúng, các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến động lòng sông, lòng hồ,
 Ngày nay, ảnh vệ tinh có thể đem lại nhiều thông tin trực tiếp và gián tiếp về các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Các thông tin về chất lượng nước và về nước ngầm cũng cần được nghiên cứu áp dụng, khai thác từ ảnh vệ tinh. Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước là một phương pháp cho kết quả nhanh và kịp thời nhất.
Hình ảnh: Ảnh vệ tinh giám sát tại Biển Đông
 Ảnh vệ tinh được sử dụng chuyên cho mục đích kiểm kê các nguồn nước mặt, qua công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh là tài liệu chính dùng để cập nhật mạng lưới thủy văn bao gồm sông, suối, kênh mương, các hồ chứa nước và hồ, đầm, ao. ảnh vệ tinh đã được một số cơ quan sử dụng để khảo sát, thành lập bản đồ biến động lòng sông ở các tỉ lệ khác nhau, từ 1: 100 000 đến 1: 25 000 cho hệ thống sông Cửu Long, một số sông ở miền Trung và sông Hồng. Phần lớn những bản đồ này do Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập. Ngoài ra, ảnh vệ tinh đã được một số đơn vị thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng để thành lập bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung. ảnh vệ tinh hiện nay có khả năng sử dụng để điều tra giám sát chất lượng nước như độ mặn, mức độ ô nhiễm do chất thải công nghiệp và để điều tra, quản lí tổng hợp các lưu vực sông.
 Về mặt nước ngầm, các nhà địa chất - thuỷ văn đã tiến hành một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với các phương pháp truyền thống để điều tra, thành lập bản đồ nước ngầm. Một trong những công trình đầu tiên về mặt này ở nước ta là bản đồ nước ngầm Tây Nguyên tỉ lệ 1: 250 000 được thành lập trong khuôn khổ chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên.
 2.3. Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát môi trường
 Điều tra, giám sát môi trường là một lĩnh vực rất lớn, rất khó khăn, trong đó có những vấn đề có thể sử dụng ảnh vệ tinh như một công cụ hữu hiệu. Xét về góc độ công nghệ viễn thám, việc phân tích, suy giải phổ cho phép phát hiện những thay đổi của môi trường ở mức độ tổng thể, việc nghiên cứu môi trường ở mức độ chi tiết cần có các nghiên cứu, đo đạc của nhiều bộ môn khác. Điều tra, giám sát môi trường là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành. Vì vậy, trong những năm qua, ngoài cơ quan quản lý môi trường, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản của nhiều ngành cũng như một số Trường Đại học ở nước ta đã quan tâm đến ứng dụng công nghệ viễn thám để thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan đã tiến hành nhiều thử nghiệm, dưới dạng các đề tài nghiên cứu, các dự án về sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra khảo sát các đối tượng, hiện tượng liên quan đến môi trường (hoặc từ góc độ môi trường) và đã thu được những kết quả ban đầu quan trọng.
 Ảnh vệ tinh đã được sử dụng để điều tra và thành lập bản đồ các hệ sinh thái nhạy cảm như: Rừng ngập mặn, đất ngập nước (phạm vi cả nước), Các bản đồ rừng ngập mặn được thành lập ở tỉ lệ 1: 100 000, phủ trùm toàn dải ven biển và ở tỉ lệ lớn hơn cho từng vùng. Bản đồ đất ngập nước toàn quốc được thành lập ở tỉ lệ 1: 250 000. Những bản đồ này do Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trưòng và một số cơ quan khác thực hiện theo chương trình của Cục Bảo vệ Môi trường. 
 Ảnh vệ tinh đa thời gian đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất để khảo sát biến động của nhiều hợp phần môi trường thiên nhiên, như biến động bờ biển, lòng sông, biến động rừng ngập mặn, diễn biến rừng, biến động lớp phủ mặt đất và sử dụng đất (ở một số vùng). Ảnh vệ tinh đã được sử dụng để khảo sát và thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường dải ven biển với mục đích phòng chống dầu tràn.
 Hình ảnh: Ảnh vệ tinh đa thời gian
 Tuy mới là bước đầu, nhưng cũng đã xuất hiện công trình nghiên cứu “áp dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu hiện trạng và biến động môi trường tỉnh Ninh Thuận” (TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Hà Nội - 1999). Trong đó, ảnh vệ tinh đa thời gian là nguồn tư liệu để phân tích sự thay đổi về vị trí và diện tích các đơn vị môi trường, sự biến đổi thảm thực vật, biến đổi hình thức sử dụng môi trường, biến đổi về diện tích và vị trí các loại tai biến.
 Như vậy, trong những năm qua nhiều cơ quan của nước ta đã tiếp cận với công nghệ viễn thám trong lĩnh vực điều tra, giám sát môi trường. Tuy nhiên, những kết quả thu được mới đề cập đến một số khía cạnh môi trường một cách rời rạc, tản mạn và được thực hiện trong khuôn khổ của các đề tài, các dự án với các mục tiêu khác nhau. Nhiều vấn đề môi trường có nhu cầu khai thác thế mạnh của công nghệ viễn thám nhưng chưa được đáp ứng.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Lời kết luận
 Trình độ nhận thức của xã hội loài người ngày càng phát triển do những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đem lại. Nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống của chúng ta, hiện nay đã được khoa học và công nghệ tác động một cách mạnh mẽ.
 Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và khoa học kỹ thuật, GIS như là một công nghệ lập kế hoạch mới, được áp dụng cho các lĩnh vực quy hoạch. Nó sẽ làm cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường. Sự kết nối chặt chẽ của GIS và công nghệ lập kế hoạch sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong quá trình này. 
 Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, có nhiều chương trình xử lý tư liệu viễn thám và gis, mỗi chương trình đều có điểm mạnh và điểm yếu nên chúng ta cần lựa chọn những chương trình phù hợp với mục đích, khả năng của trang thiết bị, công việc. Để từ đó có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
 Qua việc nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ viễn thám và gis trong quản lý tài nguyên và môi trường thì đã phần nào giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng và hiệu quả của công nghệ viễn thám và gis trong quản lý tài nguyên và môi trường. Một lần nữa có thể khẳng định rằng: “công nghệ viễn thám và gis đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường”.
II. Tài liệu tham khảo
Công ty TNHH Địa Hải “Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát tài nguyên môi trường ở Việt Nam”, 2009
Hội thảo khoa học DITAGIS lần thứ sáu “Áp dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để nghiên cứu hiện trạng và biến động môi trường tỉnh Ninh Thuận”, Thành phố HCM, 2000
Bộ TN&MT với dự án “Giám sát tài nguyên môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám”, Hà Nội, 2014
Sở TN&MT Thành phố HCM “Giám sát tài nguyên môi trường bằng ảnh vệ tinh quang học chất lượng cao”, 2014
Trung tâm Viễn thám và GIS - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp “Tổng quan tình hình nghiên cứu và ứng dụng”
Đề tài “Ứng dụng gis và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường” của PGS.TS Lê Văn Trung, 2013
Tiểu luận “Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường” của Lê Vũ Yến Thanh, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM, 2012

File đính kèm:

  • docTieu_luan_Mon_Gis.doc
Giáo án liên quan