Tự giải 60 bài tập tiếng việt 9 - Phần II

Bài 44:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”

 (Tế Hanh)

a) Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên ?

b) Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?

Đáp án Bài 44:

- Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang

- Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:

+ tuấn mã là ngựa tốt (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh)

+ trường giang: sông dài ( nói sông rộng vẫn chấp nhận)

- Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự giải 60 bài tập tiếng việt 9 - Phần II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 31:
a) lời dẫn trực tiếp 	
b) lời dẫn gián tiếp 
Bài 32:
1. Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? 
a) Chẳng lẽ ông ấy không biết.
b) Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.
c) Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ!
d. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong đoạn sau:	
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.”
3. Phân tích thành phần câu cho câu sau:
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
Đáp án Bài 32:
1. Xác định và cho biết thành phần biệt lập. 
a) Chẳng lẽ: thành phần tình thái. 
b) vốn dân Nam Bộ gốc: thành phần phụ chú. 
c) Ôi: thành phần cảm thán. 
d) Thưa ông: thành phần gọi - đáp. 
2. Thành phần khởi ngữ: mắt tôi
3. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lũng tụi, mấy người học trũ cũ / sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. TN CN VN
Bài 33: 
Gạch 1 gạch dưới từ ghép, 2 gạch dưới từ láy trong đoạn thơ sau
 Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
 Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Đáp án Bài 33: 
Từ láy: tà tà , thơ thẩn , thanh thanh ,nao nao , nho nhỏ 
Từ ghép: dan tay , tiểu khê , phong cảnh , dòng nước, uốn quanh , dịp cầu , bắc ngang 
Bài 34: 
Có đoạn đối thoại sau:
Lan học có giỏi không ?
Lan hát và múa rất hay.
Hãy chỉ ra hàm ý có trong đoạn đối thoại trên.
b) Cho biết đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?
Đáp án Bài 34: 
a) Hàm ý: Lan học không giỏi
b) Về hình thức là vi phạm phương châm quan hệ. Tuy nhiên đây là sự vi phạm cố ý để tạo hàm ý, do sự tế nhị trong nói năng
Bài 35: 
	Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
	Minh hỏi Nga:
Bạn đó bảo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa?
Tớ báo cho tổ của Mai rồi.
Đáp án Bài 35: 
	- Câu chứa hàm ý: Tớ bảo cho tổ của Mai rồi 
- Vi phạm phương châm về lượng 
- Nội dung hàm ý: Chưa báo cho tổ của Xuân
Bài 36: 
a) Nêu công dụng của thành phần tình thái trong câu. Xác định thành phần tình thái trong các câu sau.
	Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cả bọn ở làng lại đốn đến thế được.
 	 (Kim Lân - Làng)
b) Nêu công dụng của thành phần phụ chú trong câu. Xác định thành phần phụ chú trong câu sau:
	"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi."
 	 (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Đáp án Bài 36: 
a. Nêu đúng công dụng của thành phần tình thái. 
=> Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
Thành phần tình thái trong câu. 
=> Ngờ ngợ, chả nhẽ.
b. Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung (giải thích) một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
Thành phần phụ chính trong câu : Kể cả anh 
=> Ngờ ngợ, chả nhẽ.
Bài 37: 
Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ là các từ được in đậm.
a) Tôi biết rồi nhưng không nói ra được.
b) Tôi nghe bài học hôm nay chăm chú lắm.
Đáp án Bài 37: 
a) Biết thì tôi cũng biết rồi nhưng không nói ra được.
b) Đối với bài học hôm nay, tôi nghe chăm chú lắm.
Bài 38: 
Xác định thành phần biệt lập trong câu sau, cho biết đó là thành phần gì và giải thích công dụng của thành phần đó trong câu?
 Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà )
Đáp án Bài 38: 
- Xác định đúng thành phần biệt lập: kể cả anh
- Nêu đúng tên: thành phần phụ chú
- Nêu đúng công dụng của thành phần phụ chú: giải thích cho cụm từ: mọi người 
Bài 39: 
Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?
 Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom
 	 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Đáp án Bài 39: 
- Các từ ngữ: Nó, Còn có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước.
- Xác định đúng: Nó: phép thế.
 	 Còn: phép nối
Bài 40: 
a) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
 	“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”
	 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
 	“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang” 
 ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Đáp án Bài 40: 
Thành phần tình thái: Cũng may
Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên.
 	b) Các phép liên kết câu đó được sử dụng:
 	Phép lặp : Mưa
 Phép nối: Nhưng
Bài 41: 
a) Sấm cũng bớt bất ngờ
	 Trên hàng cây đứng tuổi
	Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Xác định và nêu rõ tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên.
	b) Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
	(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Đáp án Bài 41: 
a) - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh 
	 - Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ.
	+ Phép tu từ: ẩn dụ “Sấm”. Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi”: con người đó từng trải.
	+ Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đó từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời .
	b, - Phép liên kết câu: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ .
	 - Phép liên kết đoạn văn: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ; sự sống - sự sống. 
Bài 42: 
Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ “đầu” trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
a) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
b) Đầu máy bay; đầu tủ
Đáp án Bài 42: 
Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Nghĩa của từ “đầu” trong hai câu được chuyển nghĩa theo phương thức:
a) Hoán dụ.
b) Ẩn dụ.
Bài 43: 
Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau: 
“ Trăng đó lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì”
Đáp án Bài 43: 
Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man
Bài 44: 
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”
	(Tế Hanh)
a) Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên ?
b) Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?
Đáp án Bài 44: 
- Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang
- Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:
+ tuấn mã là ngựa tốt (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh)
+ trường giang: sông dài ( nói sông rộng vẫn chấp nhận)
- Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh 
Bài 45: 
Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp.
Làng thì yêu thật, nhưng làng đó theo Tõy rồi thì phải thù. 
(Ông Hai- Tác phẩm Làng)
b) Mình sinh ra là gì , mình đẻ ra ở đâu , mình vì ai mà làm việc. 
	(Anh Thanh niên –Lặng lẽ Sapa) 
Đáp án Bài 45: 
a) Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn, dằn vặt, cuối cùng ông Hai đó đi đến quyết định :” làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam , khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
b) Anh thanh niên là người sống có lý tưởng . Vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của anh là vẻ đẹp hiến dâng :” Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”
Bài 46: 
Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
	Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:
	 - Chào thầy.
	Thầy giáo trả lời và hỏi
	- Em đi đâu đấy?
	- Em làm bài tập rồi- A đáp.
Đáp án Bài 46: 
- Lời thoại thứ nhất của A “Chào thầy” không tuân thủ phương châm lịch sự.
 	Chào thầy giáo nhưng chào trống không, thiếu từ nhân xưng và tình thái từ. 	
 	- Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan hệ. 	
Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi.” Núi không đúng vào đề tài, lạc đề. 
Bài 47: 
a) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 
b) Cho lời dẫn trực tiếp sau: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tago- người Ấn Độ có nói: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội." 
Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp.
Đáp án Bài 47: 
a) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
* Giống: Đều dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật 	
* Khác
- Cách dẫn trực tiếp: Là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 	
- Cách dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kộp. 	b) Chuyển sang lời dẫn gián tiếp: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tago, người Ấn Độ cho rằng giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình còn nếu giáo dục một người thầy được cả một xã hội. 
Bài 48: 
Xác định phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.	a) “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
	(Nguyễn Khoa Điềm)
 	“Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
 (Nguyễn Du)
c) “ Nhớ nước đau lũng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”
 (Bà huyện Thanh Quan)
	d) “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 	Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 	(Phạm Tiến Duật)
e) “Bác Dương thôi đó thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
 	(Nguyễn Khuyến)
Đáp án Bài 48: 
a) Ẩn dụ->Em bé là nguồn hạnh phúc ấm áp thiêng liêng của đời mẹ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ , dũng cảm vì miền Nam
b) Ẩn dụ ->Tấm lũng thương nhớ của Thúy Kiều không bao giờ nguôi quên (hoặc tấm lũng son của Kiều bị vùi dập không bao giờ gột rửa)
c) Chơi chữ -> Tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả
d) Hoán dụ -> trái tim người chiến sĩ yêu nước, gan dạ , dũng cảm vì miền Nam
e) Nói giảm nói tránh->Tránh cảm giác đau buồn cảm xúc của tác giả
Bài 49: 
Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp:
a)“Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về; không có tiền sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...”. (Lão Hạc - Nam Cao)
b) “Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?...” 
(Lão Hạc - Nam Cao)
Đáp án Bài 49: 
a) “Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo rằng nó biếu tôi ba đồng để thỉnh thoảng tôi ăn quà; xưa nay nó ở nhà mãi cũng chẳng nuôi tôi được bữa nào, thì nó đi cũng chẳng phải lo; tôi bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; nó đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm nó mới về; không có tiền sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...”.
b) “Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?...”
Bài 50: 
Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ “nhóm” trong khổ thơ:
 “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
 (Bếp lửa – Bằng Việt)
Đáp án Bài 50: 
Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:
Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.
Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.
Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tần tảo. Từ đó bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy. 
Bài 51: 
Em hãy trích dẫn ý kiến sau theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
 	“ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,và các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
 	(Hồ Chí Minh)
Đáp án Bài 51: 
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”,Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vỡ các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
 	+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”,Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài 52: 
Cho đoạn văn:
“ Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
a) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp ở đoạn văn trên.
b) Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. 
Đáp án Bài 52: 
a) Lời dẫn trực tiếp: “ Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”
b) Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nó . Khóc rằng không cho ông Sáu ( ba nó) đi nữa, ông Sáu ( ba nó) phải ở nhà với nó	
Bài 53: 
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ, câu văn sau?
a) “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung”. 
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
b) “Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”.
 (Ca dao).
 “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim”.
 (Từ ấy – Tố Hữu)
d)	 Bạn Nam lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
Đáp án Bài 53: 
a) Từ “tay” trong ví dụ (a) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ).
b) Từ “đầu” trong ví dụ (b) được dùng theo nghĩa gốc.
c) Từ “đi” trong ví dụ (c) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)
d) Từ “chân” trong ví dụ (d) được dùng theo nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ).
Bài 54: 
 	Cho biết các biện pháp tu từ và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong đoạn văn sau:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. 
(Nguyễn Tuân - Cô Tô, Ngữ văn 6, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2004) 
Đáp án Bài 54: 
 	Các biện pháp tu từ có trong đoạn văn: so sánh, ẩn dụ. 
 	Hiệu quả thẩm mĩ: 
Gợi tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rực rỡ, tráng lệ nên thơ ...
Thể hiện niềm say mê cái đẹp; tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; sự trân trọng của Nguyễn Tuân với người dân lao động. 
Thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Tuân trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh 
Bài 55: 
Đọc kỹ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:
 	Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
 	Bên trời góc bể bơ vơ,
 	 	Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
(Ngữ văn 9 – tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 93, 94)
a) Tìm hai từ đồng nghĩa với từ tưởng. Có thể thay thế các từ tìm được với từ tưởng không? Vì sao?
b) Tìm thành ngữ trong đoạn thơ.
Đáp án Bài 55: 
Những từ đồng nghĩa với từ tưởng: nhớ, mơ, mong, nghĩ.
Tưởng nghĩa là nhớ mong, mơ màng, đang nghĩ tới, đang hình dung rất rõ hình ảnh người yêu nơi phương xa của Thúy Kiều. Từ tưởng vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động của tư duy, nghĩa của từ tưởng bao gồm nghĩa của các từ trên cộng lại. Vì thế, không thể thay thế từ tưởng bằng các từ ấy.
 Thành ngữ được sử dụng: rày trông mai chờ, bên trời góc bể.
Bài 56: 
	Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau:
	Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
	Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ?
Đáp án Bài 56: 
	Từ láy trong dòng thơ đầu "chờn vờn".
	Từ láy này có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh. Từ láy này còn có tác dụng dựng nên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nông thôn trước đây.
Bài 57: 
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
a) 	Đuề huề lưng túi gió trăng,
 	 Sau chân theo một vài thằng con con.
 	 	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) 	 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 	 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đáp án Bài 57: 
a) Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.
b) Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.
Bài 58: 
	“Mùa xuân người cầm súng
	 Lộc giắt đầy trên lưng”
	Trong câu thơ trên, từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “ Lộc giắt đầy trên lưng”?
Đáp án Bài 58: 
	Từ “lộc” trong câu thơ là từ có nhiều nghĩa.
+ Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
+ Nghĩa chuyển: Sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bảo về đất nước trong những ngày đầu xuân.hiểu theo nghĩa chuyển
+ Hình ảnh “ Người cầm súng” lại được tác giải miêu tả “ Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người linh lúc nào cũng có những cành lá ngụy trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cần súng để bảo vệ đất nước, mùa xuân tươi đẹp đó.
+ Tác giả đã diễn đạt sức sống của mùa xuân gắn với nhiệm vụ lớn lao là bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.
Bài 59: 
Tìm các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !"
Đáp án Bài 59: 
Thành ngữ: “nước mặn đồng chua”
Điệp ngữ: súng”,”đầu”
Kết cấu sóng đôi, đối ứng nhau:
“quê hương anh” – “làng tôi”
“nước mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá” 
“súng” – “đầu”.
=> Tạo nên một sự nhịp nhàng, đồng điệu, đồng cảm, cùng ý chí của hai con người xa lạ.
Bài 60: 	“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong Sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Vi

File đính kèm:

  • doc60_Bai_tap_Tieng_Viet_9_P2_20150725_032409.doc
Giáo án liên quan