Truyền thống, lịch sử tỉnh Kiên Giang - Lịch sử 12

- Chủ trương: Vừa ra sức chống giặc đói, giặc dốt, vừa tập trung xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.

- Kết quả: Kinh tế phục hồi, lực lượng vũ trang lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi tiêu biểu:

+ 5/1946: Ta phục kích tại Vàm Cây Dừa (Giồng Riềng), diệt 50 quân, thu 30 súng.

+ 8/1948 ta giành thắng lợi tại Sóc Xoài (Hòn Đất) diệt 72 tên, phá hủy 11 xe, thu 1 đại bác và 55 súng.

+ Từ đầu 1953 – 1954, ta mở nhiều cuộc tấn công và tiêu diệt các căn cứ ở Xẻo Rô và quận Thứ Ba.

+ 6/3/1954 tại Bàu Môn, ta tiêu diệt hơn 300 quân, thu toàn bộ vũ khí

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3728 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thống, lịch sử tỉnh Kiên Giang - Lịch sử 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỀN THỐNG, LỊCH SỬ TỈNH KIÊN GIANG
(Dành cho lớp 12 THPT)
Thời lượng: 02 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Những truyền thống anh hùng của quân và dân tỉnh Kiên Giang và huyện An Biên trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ 
- Hiếu được những khó khăn của quê hương những năm sau chiến tranh.
- Nắm được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng CNXH ở quê hương.
2. Tư tưởng – tình cảm:
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
3. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận định và so sánh với các thời kỳ của lịch sử dân tộc đã học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Bản đồ các trận đánh tiêu biểu
Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
Bài cũ:
Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV khái quát tình hình Việt Nam khi Hội VN cách mạng thanh niên được thành lập (6/1925)
Người đứng đầu Hội ở Hà Tiên là Lý Văn Đường.
Chi bộ Mỹ Quới là chi bộ CS đầu tiên tại Kiên Giang.
Từ 1930 – 1931, cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, thực dân Pháp tăng cường đàn áp. Tại KG, phong trào không phát triển mạnh nên bọn thực dân buông lỏng, nhiều cán bộ đảng đã về đây hoạt động tích cực.
Thực hiện theo Ngị quyết Hội nghị TW Đảng (7/1936), cơ sở Đảng tại địa phương đã tổ chức nhiều phong trào đấu tranh hợp pháp, kết hợp với các hoạt động bí mật nhằm củng cố và phát triển Đảng.
Tuy tổn thất nhưng các cán bộ Tỉnh vẫn kiên trì xây dựng lại cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng cho Cách mạng tháng 8.
Huyện An Biên cũng giành chính quyền trong ngày 27/8
Hoạt động 2: Cá nhân và cả lớp
GV khái quát những thuận lợi và khó khăn cơ bản của nước ta sau CMT8 và tình hình miền Nam khi Pháp trở lại xâm lược.
Nhân dân KG chiến đấu với nhiều hình thức, nhưng do lực lượng Pháp quá mạnh nên miền Tây nhanh chóng rơi vào tay Pháp
Hỏi: Em cho biết chủ trương cơ bản của Đảng ta để giải quyết tính thế khó khăn của đất nước?
HS trả lời, GV chốt ý.
Hỏi: Em có biết trong giai đoạn 1945 – 1954, quân và dân KG giành được những thắng lợi tiêu biểu nào?
HS trả lời, GV nhận xét.
Hỏi: Các em có thấy Bia chiến công Bàu Môn không? Em biết gì về chiếc Bia anh dũng này?
Ngày 6/3/1954, địch tập trung 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 15 Ngụy và tiểu đoàn 221 thuộc lực lượng Hòa Hảo) chia làm nhiều mũi từ Xẻo Rô kéo vào Bàu Môn kinh Thầy Cai. Đến vườn cau Tuần Hơn rơi vào phục kích của ta. Sau hơn 2 giờ chiến đấu, bọn địch tháo chạy, ta tiêu diệt và bắt sống hơn 300 tên.
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân.
GV khái quát tình hình VN sau 1954 từ đó liên hệ tới Kiên Giang. Nhấn mạnh chủ trương đấu tranh hòa bình của Đảng ta.
Hỏi: Em biết gì về Bia chiến công tiêu diệt chi khu Kiên An tại phà Xẻo Rô cũ?
HS trả lời, GV chốt ý và nhận xét.
- Đứng đầu chi khu Xẻo rô là Lâm Quang Quận, hắn chủ trương thủ tiêu hàng trăm tù nhân bằng cách bỏ vào bao quăng xuống sông, dùng đá tảng đập đầu… Trong những người bị giết, có cả đồng chí Nguyễn Thanh Hòa – bí thư đầu tiên của huyện ta.
- Thực hiện theo Nghị quyết 15 của TW Đảng, nhân dân An Biên đứng lên đấu tranh, hòa vào “Đồng Khởi” của cả nước.
- Đại diện cho Tỉnh ủy Rạch Giá là đồng chí Nguyễn Tấn Thanh – Thường vụ Tỉnh ủy.
GV khái quát những nét chính của cách mạng VN sau các chiến thắng lớn ở 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, từ đó TW Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968.
Liên hệ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 trên cả nước.
Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân
GV khái quát kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976 của TW Đảng
25/4/1975 Ban chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại huyện An Biên được thành lập do đ/c Nguyễn Văn Bớt đứng đầu. Ban chỉ huy chiến dịch gồm: Nguyễn Văn Bớt (Chỉ huy trưởng), Lê Hồng Châu (Chính trị viên) và Bành Văn Đởm (thường trực)
Hoạt động 5: Cá nhân và tập thể
Ở Cam-pu-chia, sau khi CM thành công, chính quyền Pôn-pốt có hành động xâm phạm nước ta. 5/1975 chúng đưa quân áp sát Phú Quốc định tấn công chiếm đảo nhưng không thành. Sau đó chúng tấn công Thổ Chu, thủ tiêu hơn 500 dân trên đảo.
Ở giai đoạn 1, cục diện vẫn đang ở thế cân bằng, ta chỉ tập trung phòng ngự ở biên giới VN
Khi được chi viện lực lượng, quân Khmer đỏ tiếp tục trần sang lãnh thổ ta và giết hại nhiều dân thường.
Hỏi: Em nào đã từng đến Ba Chúc (AG)? Cảm nhận của em khi thấy những chứng tích diệt chủng này?
HS trình bày quan điểm của mình. GV có thể nhận xét, giáo dục và kết luận.
Hoạt động 6: Tập thể và cá nhân
Đặt câu hỏi: Theo em, sau 1975 huyện Kiên Giang có những thuận lợi gì?
HS trả lời, GV chốt ý.
Đặt câu hỏi: Theo em, nhân dân An Biên có những đức tính gì nổi bật trong chiến đấu và lao động?
HS trả lời, GV chốt ý
An Biên có căn cứ UMT, trung tâm của cách mạng nên địch bắn phá điên cuồng, từ đó để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Nhất là tình trạng vượt biên trái phép, lợi dụng tôn giáo gieo rắc sợ hải trong nhân dân (truyền đơn)
Từ 1986 – 1990 KG vẫn làm nhiệm vụ quốc tế giúp cam-pu-chia.
Vùng U Minh Thượng cũng sản xuất được 2 vụ lúa. Khu Tứ giác Long Xuyên từ chổ vùng phèn chủng thành khu trung tâm sản xuất lúa.
- Cơn bão số 5 (1997) gây cho ta nhiều thiệt hại.
Của An Biên là 805USD, tương đương 14.650.000đ
I. NHÂN DÂN KIÊN GIANG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)
1. Thời kỳ truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
- Sau khi thành lập, Hội VNCMTN sớm có cơ sở tại vùng Mỹ Quới (Rạch Giá) và hoạt động tích cực.
- Cuối 1929 Hội mở rộng hoạt động tại Hà Tiên
2. Thời kỳ cách mạng 1930 - 1945
- Sau khi Đảng ra đời, chi Hội VNCMTN tại Rạch Giá chuyển thành chi bộ của Đảng Cộng sản.
- Từ 1932 – 1935 nhiều cơ sở Đảng được thành lập như: Vĩnh Phú, Ninh Quới, Vĩnh Phong…
- Từ 1936 – 1939: Nhiều phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ bùng nổ mạnh mẽ, nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Mỹ Lâm, Sóc Sơn…
- Từ 1939 – 1945: Thực dân Pháp tăng cường đàn áp các tổ chức Đảng trên địa bàn, cách mạng gặp nhiều khó khăn.
- 27/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhân dân Kiên Giang nổi dậy giành chính quyền:
+ Trưa 27/8: Rạch Giá giành chính quyền
+ 28/8: Hà Tiên giành chính quyền.
II. KIÊN GIANG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)
1. Chống thực dân Pháp trở lại xâm lược:
- 3/10/1945 Pháp tấn công Cần Thơ, mở đầu cho hành động tái chiếm miền Tây.
- 12/1945 cuộc đấu tranh bảo chống Pháp của nhân dân Kiên Giang bùng nổ.
- 1/1946 Kiên Giang rơi vào tay Pháp.
2. Thực hiện Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Chủ trương: Vừa ra sức chống giặc đói, giặc dốt, vừa tập trung xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.
- Kết quả: Kinh tế phục hồi, lực lượng vũ trang lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi tiêu biểu:
+ 5/1946: Ta phục kích tại Vàm Cây Dừa (Giồng Riềng), diệt 50 quân, thu 30 súng.
+ 8/1948 ta giành thắng lợi tại Sóc Xoài (Hòn Đất) diệt 72 tên, phá hủy 11 xe, thu 1 đại bác và 55 súng.
+ Từ đầu 1953 – 1954, ta mở nhiều cuộc tấn công và tiêu diệt các căn cứ ở Xẻo Rô và quận Thứ Ba.
+ 6/3/1954 tại Bàu Môn, ta tiêu diệt hơn 300 quân, thu toàn bộ vũ khí
- 25/4/1954 An Biên được giải phóng. 7/1954 Kiên Giang giải phóng.
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC.
1. Tình hình Kiên Giang sau Hiệp định Giơ-nê-vơ:
- Cuối 1954, 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên được tái lập.
- Phong trào đấu tranh chính trị bùng nổ mạnh mẽ chống trò “chưng cầu dân ý” của Ngô Đình Diệm.
2. Diệt chi khu Xẻo Rô (30/10/1959)
- Hoàn cảnh: Những năm 1957 – 1959 CM Kiên Giang gặp nhiều khó khăn, tổn thất do đạo Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm. Trong đó, chi khu Xẻo Rô là một “lò sát sanh” ở An Biên.
- Diễn biến:
+ 10/9/1959 Tỉnh ủy Rạch Giá triển khai kế hoạch tiêu diệt chi khu Xẻo Rô.
+ Đêm 30/10/1959 ta đồng loạt nổ súng tấn công. Sau 39 phút, ta chiếm được chi khu.
- Kết quả: Ta tiêu diệt 42 tên đầu sỏ gian ác (tiêu biểu là Lâm Quang Quận), bắt sống 24 tên, thu 56 súng các loại. Giải thoát 113 người bị giam.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- 29/1/1968, BTV Tỉnh ủy họp tại Bờ Dừa (Đông Yên –An Biên) và quyết định mở cuộc tổng tiến công chiến lược vào các huyện thị, trọng tâm là Rạch Giá.
- 31/1/1968 (Rạng sáng mùng 2 tết) quân ta đồng loạt nổ súng tấn công vào các cứ điểm quan trọng ở Rạch Giá và các huyện thị lân cận.
- Cuối 1968, địch củng cố lại lực lượng, phản công và gây cho ta nhiều khó khăn.
è Dù không đạt được mục tiêu kế hoạch nhưng cuộc tấn công đã góp phần làm thất bại “Chiến tranh cục bộ” và mở ra cuộc đàm phán tại Paris.
4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
- 25/4/1975, Tỉnh ủy Kiên Giang họp và quyết định thực hiện Tổng khởi nghĩa và quyết tâm giành thắng lợi.
- Diễn biến:
+ Đêm 29/4/1975 ta nổ súng tấn công cơ quan đầu não của địch tại phường Vĩnh Thanh
+ Chiều 30/4/1975 giải phóng Rạch Sỏi
+ 10h tối 30/4, Thị xã Rạch Giá giải phóng. 
+ 12h đêm 30/4 An Biên giải phóng.
III. ĐẤU TRANH CHỐNG BỌN DIỆT CHỦNG PÔN-PỐT
1. Giai đoạn 1:
- 30/4/1977 Pôn-pốt bất ngờ tấn công biên giới VN thuộc tỉnh An Giang.
- 14/6/1977 chuyển sang tấn công Hà Tiên.
è Cả 2 đợt ta đều phòng thủ thành công, chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng.
- 12/1977 ta phản công và truy kích sang lãnh thổ Cam-pu-chia, gây cho địch nhiều thiệt hại.
- Từ tháng 1 – 4/1978 địch vẫn tiếp tục tập trung lực lượng tấn công lãnh thổ Việt Nam.
2. Giai đoạn 2:
- Từ tháng 5 – 7/1978 Khmer đỏ tiếp tục tấn công Hà Tiên và giết hại nhiều dân thường.
- 12/1978 ta chuyển sang phản công đẩy chúng về biên giới Cam-pu-chia.
- 25/12/1978 bộ đội VN phối hợp với Mặt trận Cam-pu-chia truy kích lực lượng Pôn-pốt. 1/1979 Phnôm-pênh giải phóng, chế độ diệt chủng Khmer đỏ sụp đổ.
IV. KIÊN GIANG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (1975 – 2010)
1. Những thuận lợi và khó khăn sau chiến tranh
a. Thuận lợi:
- Đất nước hòa bình, độc lập và tiến lên XHCN.
- Có sự lãnh đạo của Đảng.
- Kiên Giang có truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động.
b. Khó khăn:
- Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề. Cơ sở vật chất chưa có.
- Nền kinh tế (NN) lạc hậu
- Trình độ dân trí thấp. Nhiều tàn dư còn tồn tại
- Sự lôi kéo, chống phá của kẻ thù.
2. Công cuộc đổi mới ở Kiên Giang (1986 – 2010)
- 1986 – 1990: 
+ Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nạn vượt biên giảm dần.
+ Sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, từ 690.000 tấn (1986) lên 920.000 tấn (1990)
+ Cơ chế thị trường hình thành, thương nghiệp phục hồi.
+ Ngư nghiệp phát triển mạnh, tàu cá từ 280 chiếc (1985) tăng lên 5061 chiếc (1990)
- 1990 – 2000: 
+ NN: Sản lượng tăng nhanh từ 1,7 triệu tấn (1995) lên 2,235 triệu tấn (2000)
+ Ngư nghiệp: Không ngừng phát triển.
+ GD, Y tế: Được tăng cường. 1995 hoàn thành phổ cập tiểu học.
- 2000 – 2010:
+ Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. GDP bình quân của tỉnh là 1.003 USD. Đời sống nhân dân ổn định.
+ GD&Đào tạo tiếp tục phát triển mạnh
+ QPAN: Được giữ vững.
+ Đối ngoại: Quan hệ với các nước trong khu vực luôn được mở rộng.
* Hạn chế:
+ Tốc độ tăng trưởng chưa ổn định.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
+ Chất lượng giáo dục còn thấp so với mặt bằng cả nước.
+ Tệ nạn, buôn lậu, tai nạn giao thông… còn nhiều.
3. Củng cố:
- Khái quát từng kiến thức quan trọng ở từng thời kỳ.
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng đã đưa Kiên Giang ngày càng đi lên.
4. Dặn dò: Thi học kỳ II
GV SOẠN: Nguyễn Trường Duy
Tổ: Sử - Địa –GDCD
Trường THPT An Biên

File đính kèm:

  • docSu Kien Giang.doc