Truyện cười dân gian VIệt Nam

Có hiếu.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN

Hai vợ chồng nhà nọ rủ nhau đi bắt cá. Anh chồng bắt được con cá quả khá to , đưa vợ cầm về trước, bảo làm thịt, thái khúc, kho tương để ăn một bữa cho hả hê.

Ðến bữa ăn, sực nghĩ đến cha mẹ, chồng nói:

- Không đem thức ăn cho ông bà à?

- Tôi đã gắp một miếng to rồi – Vợ đáp.

- Miếng to là miếng nào? Cái thủ kia à?

- Anh yên trí, tôi đã gỡ hết thịt hai bên má rồi.

 

doc94 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Truyện cười dân gian VIệt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bắt gà làm thịt rồi làm các món nhắm khác.
Bụng thầy đói meo, mà chủ nhà vẫn từ từ chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất.
Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn thấy quả mít trong gầm gường, miệng thầy thèm lắm. Chờ mãi, không thầy chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói:
- Thôi bác ạ, phiền phức quá, bác để tôi về.
Chủ nhà sai con:
- Có nác mới (nước chè xanh mới nấu), lấy ấm rót, mời thầy uống con.
Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song thầy:
- Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ!
Lúc đó, bác ta mới nhớ là nhà mình có quả mít chín để ở gầm giường, liền sai con:
- À quên, lấy quả mít, bố mời thầy xơi đã con!
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Thứ Bảy, 31/01/2015 03:27:21 +07:00
Quả trầu không..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có bốn anh thợ cưa xẻ gỗ cho một ông nhà giàu dưới vườn cây vào tiết tháng năm. Mít vừa độ chín, mùi hương thơm toả khắp khiến bốn anh thợ cưa thèm rỏ dãi. Chủ nhà lại là một lão hà tiện và keo kiệt, trưa nào cũng ra rình và đếm lại những quả mít đã chín. Bốn anh thợ cưa vừa thèm vừa ghét lão chủ, tìm cách lấy mít ăn cho bõ thèm.
Một anh giựt hai quả nơi cây mít có bụi trầu không leo quanh và bảo cả bọn cùng ăn rồi sẽ có cách xử trí.
Trưa, lão chủ ra đếm mít, thấy mất hai quả bèn nổi giận, định đến bắt đền bốn anh thợ cưa. Lão vừa đến thì anh chàng đã hái mít nói ngay:
- Ðó, nhờ ông ra phân xử cho xem ai đúng, ai sai.
- Ðúng sai thế nào không biết chứ các anh phải trả tiền hai quả mít ở cây kia cho tôi.
- Chính hai quả ấy đó ạ. Tôi thì bảo là quả mít, còn bọn kia thì lại nhất định là quả trầu không. Chúng cãi với tôi đã ngót mười hôm nay. Ðến lúc hạ xuống ăn thì rõ rằng là quả mít, đúng như tôi nói. Ấy thế mà chúng nó vẫn gân cổ lên cãi. Chúng bảo rằng quả trầu không cũng thơm và ngọt như quả mít. Bây giờ, may nhờ có ông ra, nhờ ông nói cho một lời.
- Một lời làm sao?
- Dạ, là quả mít hay quả trầu không ạ.
Ông chủ keo kiệt “tao đoán nó là quả trầu không” rồi  lặng thinh đi vào.
Thối quá, thối thật..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Hai anh đại nịnh ngồi hầu chuyện cụ lớn. Bất thần, cụ đánh một cái trung tiện. Một anh giả vờ lắng nghe, rồi nói:
- Y hi ! Quản huyền chi âm (Ôi ! Nghe như tiếng đàn, tiếng sáo).
Một anh hếch mũi lên ngửi, rồi nói:
- Phảng phất ngọc lan chi vị (Thoang thoảng như mùi hoa ngọc lan).
Cụ lớn có ý buồn, bảo:
- Ta nghe nói trung tiện là uế khí, nó ra ngoài mùi nó thối mới phải, chứ nó thơm thì ta e rồi không thọ được bao lâu nữa.
Một anh nghe nói vậy, vội đưa tay lên như bắt hơi, hít đi hít lại, rồi bẩm:
- Bẩm, bây giờ đã có mùi thối ạ.
Anh kia cũng vờ vịt khịt luôn hai ba cái, nói tiếp:
- Bẩm bây giờ thì thối thật, thối quá ! Thối kinh khủng !
Nói chữ
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Anh nọ nghe lỏm người ta, lúc ngồi ăn, thường hay nói đến hai chữ tửu, sắc. Anh biết tửu là rượu, còn sắc thì đoán là cơm, chả còn gì khác nữa! Một hôm, có người mời ăn cỗ. uống rượu ngà ngà say, anh ta bảo bạn:
- Thôi bây giờ thì ông cho sắc ra đây thôi!  Anh bạn tưởng anh đòi xuống xóm cô đầu, bèn nói:
- Cứ uống rượu đã. Muốn có sắc thì sẽ có sắc thôi!  Anh ta càng được thể, khề khà:
- Bao giờ tôi cũng thế. Có tửu thì phải có sắc mới được. Không có sắc, cứ cồn cào trong bụng, không chịu nổi.  Ðợi một lát, không thấy bưng cơm ra, anh ta giục:
- Thôi ông bạn cho sắc ra đi thôi! Còn chờ gì nữa!  Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm đi ra. Anh ta trông thấy, một tay vỗ đùi, một tay chỉ liễn cơm, bảo:
- Có thế chứ! Sắc đây rồi!  Anh bạn tưởng anh kia ghẹo vợ mình, nỏi giận, vừa đánh vừa mắng:
- À thằng này láo thật! Mày muốn chim vợ ông hả?
Râu quặp..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh chàng rất sợ vợ. Quanh năm anh ta không dám nói vợ nửa lời. Ngày nào anh ta cũng phải làm theo lời sai khiến chỉ bảo của vợ. Ðã thế mà thôi đâu, nhiều lúc anh còn bị vợ đay nghiến, nhiếc móc thậm tệ.
Tớc tối vô cùng, một hôm anh ra chợ tỉnh bói xem tại sao mình phải sợ vợ. Thầy bói không cần gieo quẻ, liền nói:
- Nhìn tướng mạo anh thì sợ vợ là phải, vì có chòm râu mọc quặp vào trong.
Nghe thầy bói nói như vậy, hôm sau vợ đi vắng, ngổi ở nhà một mình, anh ta lấy gương soi rồi cầm râu vuốt ra và nói:
- Ngồi buồn thong thả, vuốt râu cho thẳng ra kẻo mà sợ vợ.
Nào ngờ, vừa lúc đó, chị vợ đi làm về. Nghe được câu nói đó của chồng, chị gắt giọng:
- Ông ở nhà, nói cái gì lảm nhảm một mình như vậy?
Anh ta giật mình lo sợ, liền vuốt râu vào mà nói:
- Tôi đang vuốt râu vào cho quặp thêm tí nữa thôi mà..
Cây nhà lá vườn
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Quỳnh nhiều lần dùng trí thông minh, tài đối đáp để trêu chọc chúa Trịnh, nên trước chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Chúa càng ghét, Quỳnh càng trêu tợn.
Một lần, chúa sai lính tới kéo đổ nhà Quỳnh. Thấy lính đến Quỳnh bảo:
- Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta, các anh cứ làm, nhưng không được reo,cười , ai mà reo cười ta cắt lưỡi.
Ở đời, hễ kéo nặng thì phải reo hò, không dô ta, hò khoan sao mà kéo nổi? Bọn lính
đành chịu thua về trình báo lại. Lần khác chúa sai bọn lính đến ỉa vào vườn nhà Quỳnh, Quỳnh thản nhiên cầm dao ra bảo:
- Chúa sai các anh đến ỉa thì cứ ỉa nhưng ta cấm đái. Thằng nào đái thì dao đây, ta cắt. Ngay!
- Ỉa ai không đái bao giờ?
Bọn lính lại phải về tâu lại. Chúa truyền cho chúng mang gáo dừa theo và đái vào đó. Quỳnh đành chịu thua nhưng vẫn nghĩ cách chơi lại chúa. Một tháng sau, Quỳnh ra chợ, thấy người ta bán cải tốt, liền mua thật nhiều về, mang lên biếu chúa. Chúa thấy cải ngon, sai đầu bếp nấu canh, và quên chuyện cũ liền hỏi Quỳnh cải đâu mà ngon vậy. Quỳnh thưa ngay:
- Dạ, đó là cải nhà trồng. Trước nó không tốt lắm nhưng từ khi chúa sai lính “Bón phân” vườn nhà thần, nên nó tốt tươi như vật. Cây nhà lá vườn thôi, thần mới dám dâng cho chúa xơi!
Ước
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có hai anh em nhà nọ chẳng may đá bóng sang vườn nhà bên cạnh. Khi sang bên hàng xóm xin lại quả bóng, họ thấy một người đàn ông đứng cạnh một cái bình vỡ còn trên tay cầm một quả bóng. Người đàn ông lên tiếng:
- Có phải hai con đã đá quả bóng này không?
Hai anh em chưa hết ngạc nhiên thì ông ta lại hỏi tiếp:
- Cảm ơn các con đã giúp ta thoát khỏi cái bình này, ta là một vị thần đã bị nhốt trong này khá lâu, và bây giờ để cảm ơn công cứu mạng của các con, ta sẽ ban cho mỗi con một điều ước. Tuy nhiên, ta cũng có một điều kiện cho các con, đấy là ta muốn các con hãy phục vụ ta một ngày.
- Vậy là từ sáng đến trưa, tư trưa đến tối, anh em nhà nọ phục vụ ông ta. Đến đêm khuya, người anh bèn hỏi: Chúng con bây giờ có thể ước được rồi chứ a!
- Ông thần hỏi: Con bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ, con 25 tuổi rồi ạ!
- Lạ thật, chẳng lẽ người ta 25 tuổi rồi mà vẫn còn tin vào các vị thần ư?
Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc.
Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say. Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu.
Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi:
- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?
Xiển thưa:
- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.
Quan quát: – Thằng này muốn chết à?
Xiển trịnh trọng nói:
- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.
Quan gắt:
- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?
Xiển đáp:
- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.
Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:
- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là “điên cuồng ngu ngộ” ta xem.
Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:
Cao Tổ điên hào kiệt
Võ Ðế ngộ thần tiên.
Tặng Ðiểm cuồng thiên địa
Nhan Tử ngu thánh hiền
Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về.
Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.
Sợ vỡ mật
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo:
- Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi.
Cả hai cùng hỏi thầy:
- Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế?
Thầy nói:
- Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ
mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.
Nói có đầu có đuôi..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
Đừng có nói dối..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:
- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?
Thầy trả lời liều:
- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?
Trò thưa:
- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!
Thầy tức giận nói:
- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?
Trò trả lời:
- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: “Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối”.
Thứ Bảy, 31/01/2015 03:27:21 +07:00
Dẻo và bền nhất
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồngvật liệu nào dẻo dai và bền nhất?
- Quỳnh: Thưa thầy làThưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.
- Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?
- Quỳnh: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.
Phê đơn xin li dị..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Hai vợ chồng nhà nọ xích mích với nhau đã lâu. Thấy khó lòng chung sống, chị vợ vác đơn lên quan huyện xin li dị để lấy chồng khác. Xem đơn, quan thấy việc xin li dị của chị vợ này không chính đáng, hơn nữa thấy chị ta cũng chẳng có lễ lạt gì, nên quan liền phê một câu vào đơn bằng chữ Hán “Phố hồi cải giá bất đắc phu cựu”, nghĩa là “Cho về lấy chồng không được, cứ chồng cũ”.
Chị ta không hiểu gì, vội mang đơn về nhờ thầy đồ trong xóm giảng hộ. Xem qua lời phê, thầy đồ biết ý quan huyện, song muốn nhân dịp này vạch cái dốt mà sính chữ của quan cho thiên hạ thấy. Ông bảo chị kia:
- Thế là chị toại nguyện rồi đấy nhé. Lời quan phê, rành rành ra đây này.
“Phó hồi cải giá” nghĩa là cho về lấy chồng khác”, còn “bất đắc phu cựu” nghĩa là “không được trở về với chồng cũ”.
Ðược lời như cởi tấm lòng, chị kia lấy chồng ngay. Tự nhiên mất vợ, người chồng cũ phát đơn lên tỉnh kiện về việc quan huyện vô cớ phê chuẩn cho vợ mình đi lấy chồng khác. Bị quan trên quở trách là không nắm vững luật lệ, là ngu xuẩn, quan huyện tắc họng không dám cãi nửa lời. Ra khỏi tỉnh đường, quan huyện chửi đổng:
- Cha cái lão thầy đồ nào đã bày cho nó cách ngắt câu!
Từ đó quan cạch đến già không dám phê đơn bằng chữ Hán nữa.
Ăn vụng..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Mẹ: Con ăn vụng canh phải không?
- Quỳnh: Không như thế được, khi con ăn, con có đánh đổ ra quần áo đâu?
- Mẹ: !!!
Cương quyết từ chối..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một anh chàng keo kiệt có bạn đến chơi. Bạn nhìn thấy bình rượu đòi uống, anh ta kiếm kế từ chối:
- Rượu thì có nhưng không có thức nhắm.
- Ông bạn biết ý nên muốn nói xoáy:
- Thì thịt con ngựa của tôi vậy.
- Anh lấy gì mà cưỡi?
- Cưỡi bằng con gà kia.
- Nhưng không có gì đun.
- Thì lấy áo của tôi vậy.
- Vậy anh lấy gì mà mặc?
- Bằng dãy hàng rào kia.
Chủ nhà thở dài:
- Thôi vậy, ép đến thế thì tôi đành nghe lời anh.
- Ông bạn : !!??
Tam đại con gà
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì Dủ dỉ là con dù dì
- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí  thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."
- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
Nói khoác gặp nhau..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh đi làm ăn xa, lâu ngày về làng, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện lạ. Xin kể cho nghe. Anh nọ được dịp nói khoác:
- Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:
- Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
- Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.
Anh kia cười ranh mãnh:
- Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?
Quan lớn mua vàng..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.
Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mói bẩm:
- Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.  Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:
- Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì?  Chủ hiệu vàng đáp:
- Con chờ quan lớn trả tiền cho.  Quan bảo:
- Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?  Chủ hiệu vàng đáp: – Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.  Quan nổi giận:
- Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!!!
Văn hay..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được.
May quá..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh chàng mới mất một con lừa, vội vã đi tìm, tìm mãi chẳng thấy đâu. Bỗng anh khoái chí kêu ầm lên:
- Trời ơi sao may thế là may!
Bà con hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế?
- Ồ, sao lại không vui? Các bác thấy không, lúc mất con lừa may cho tôi là tôi không ngồi trên lưng nó, nếu không thì tôi vừa mất lừa vừa mất cả mình luôn.
Nói láo như bò
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Anh chủ nhà kia hay nói láo, có thằng đày tớ lanh nói đỡ cho ảnh hoài. Bữa kia ảnh nói với người ta rằng : “Tôi bị trận dông lớn quá chừng, đến đỗi cái giếng nó bay cho tới hàng xóm!”. Họ nói không có lẽ.
Thằng đày tớ cắt nghĩa rằng : “Sự đó là thiệt, bởi cái giếng của chủ tôi có rào chặn một hàng sơ li, hôm đó trận dông nó trốc hàng sơ li qua bên này, nên coi như hình cái giếng bay qua bển”.
Bữa kia anh ta uống rượu say, khoe tài với anh em bạn rằng : “Tôi vào trai gái với con vợ thằng khác ấy, rủi nó về, cỏn sợ đem giấu tôi trong thùng ngang; thẳng dở ra, thì thùng không, tôi đã độn về mất”.
Thằng đày tớ nói rằng :”Sự đó là thiệt, hôm đó tôi có đi theo, thấy thím kia biểu chủ tôi ngồi, lấy thùng úp lại, tôi ngồi ngoài, gần bên lỗ chó, tôi kêu nhỏ, chủ tôi nghe, mang thùng lại dựa vách, chum lỗ chó mà ra. Thằng khác cầm đèn lại dở ra thì thấy thùng trống”.
Anh ta ỷ có đày tớ nói đỡ cho, ăn quen cứ nói láo hoài.
Bữa kia người ta đập được một con chuột cống, lớn bằng con heo con, ai nấy làm lạ xúm lại coi, anh ta lại nói rằng: “Chuột đây lớn gì mà mấy người lấy làm lạ, bữa hôm tôi đập được con chuột lớn bằng con bò”.
Họ nói :”Cái đó mới là láo to đấy!”
Anh ta biểu hỏi thằng đày tớ coi.
Nó nói rằng : “Láo bực nào tôi còn đỡ đặng, trừ ra có cái láo như bò, tôi đỡ không nổi”.
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Thứ Bảy, 31/01/2015 03:27:21 +07:00
Xin chịu!
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có anh chàng kia, vốn ngốc đại là ngốc, mà lại phải đi làm rể nên trong bụng rất lo. Biết tính con, nên trước khi đi bố mẹ gọi vào dặn dò:
- Ở rể thì khó gì mà ngại. Chỉ cần bố vợ làm gì thì mình làm nấy, cho khỏi mất lòng ông là được.
Anh ta nghe nói vững dạ vội khăn gói đi sang nhà vợ. Hôm ấy cũng ngồi ăn cơm với bố vợ, thấy bố vợ gắp thịt, anh cũng gắp thịt; bố vợ chấm rau cũng chấm rau, bố bợ cầm đũa tay trái anh cũng đổi đũa sang tay trái. Bố vợ vô ý đánh vãi mấy hạt cơm ra chiếu, anh cũng bỏ mấy hạt cơm ra chỗ mình ngồi. Bố vợ đang ăn canh miến thấy thế không nhịn cười được, bật phì cười, nào ngờ bị sặc.
- Một sợi miếng lòng thòng thò ra ngoài lỗ mũi. Anh ta nhìn bố vợ, ngẩn người ra, rồi đứng dậy chắp tay vái dài:
- Thưa thầy, mấy trò khác thì con còn cố được, chứ trò này thì con xin chịu!
Làm theo..
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Bà mẹ dặn con trai mới dạm vợ:
- Sang nhà bên ấy, thấy bố vợ làm gì thì phải làm theo nghe con!
- Vâng! Con nhớ rồi!
Ðến nơi, thấy bố vợ đang ngồi tréo mảy uống trà, anh ta liền đến kéo ghế, ngồi tréo mảy bên cạnh, rót nước uống tự nhiên. Ông bố vợ nổi giận, vừa lúc thấy

File đính kèm:

  • docTRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN.doc