Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 5)

Câu 32 : Để trung hòa hỗn hợp của phenol và axit axetic cần dùng 23,4ml KOH 20% ( khối lượng riêng 1,2g/ml). Hỗn hợp ban đầu khi tác dụng với nước brom tạo nên 16,55g kết tủa. Khối lượng của axit trong hỗn hợp là: A. 2g B. 5g C. 3g D. 4g

Câu 33 : Khi trung hòa 24ml dung dịch một axit cacboxylic no đơn chức A thì cần 192ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn thì thu được 3,936g chất rắn. Công thức cấu tạo của A là:

A. HCOOH B. CH3CH2COOH C. CH2=CH-COOH D. CH3COOH

Câu 34 : 2,76g hỗn hợp axit axetic và axit acrylic vừa đủ làm mất màu hoàn toàn 50g dung dịch Br 9,6%. Để trung hòa hết 1,38g hỗn hợp hai axit trên thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M ?

A. 40ml B. 80ml C.50ml D.60ml

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANĐEHIT–XETON–AXIT CACBOXYLIC (5)
Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp A (glucozơ C6H12O6, anđehit fomic, axit axetic) cần 2,24 lít O2 (đktc). Giá trị của m là A. 6,2	 	B. 6,0	C. 3,1	D. 3,0
Câu 2 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Hiđrocacbon A B C D HOOCCH2COOH. Vậy A là
A. 	B. C3H8.	C. CH2=CHCH3. 	D. CH2=CHCOOH.
C©u 3 : Oxi hóa 8,25 gam một anđehit đơn chức X bằng oxi (xúc tác) được 11,77 gam hỗn hợp gồm axit, anđêhit dư. Tên của X và hiệu suất phản ứng là : 
A. Anđehit fomic ; 75%	B. Anđehit axetic ; 75%
C. Anđehit axetic ; 80%	D. Anđêhit fomic ; 80%
C©u 4 : Hóa hơi 2,28 gam hỗn hợp 2 anđehit có thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam ôxi cùng điều kiện. Mặt khác cho 2,28 gam hỗn hợp 2 anđehit trên tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 15,12 gam Ag. CTPT của 2 anđêhit là :a
A. C2H4O và C2H2O2	 B. CH2O và C2H2O2 	C. CH2O và C2H4O	 D. CH2O và C3H4O
C©u 5 : Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 87 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là	A. 225 gam 	B. 180 gam 	C. 144 gam 	D. 250 gam
Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,360 lít CO2 (đktc) và 2,70 gam H2O. Số mol của mỗi axit lần lượt là:
A. 0,050 và 0,050.	B. 0,060 và 0,040.	C. 0,045 và 0,055.	D. 0,040 và 0,060. 
Câu 7 : Đun nóng 18 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đặc. Kết thúc thí nghiệm thu được 10,56 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá bằng.
A. 30%.	B. 40%.	C. 60%.	D. 80%.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A.3,28	B. 2,40	C. 2,36	D. 3,32
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2 , thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 19,04 gam	B. 18,68 gam	C. 14,44 gam	D. 13,32 gam
Câu 10: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?
A. Axit metacrylic	B. Axit 2-metylpropanoic
C. Axit propanoic	D. Axit acrylic
Câu 11: Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%.
Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
A. 40%.	B. 60%.	C. 30%.	D. 50%.
Câu 12: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?	
A. Na2CO3	B. Mg(NO3)2	C. Br2	D. NaOH.
Câu 13 : Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh ra CH3CHBrCH2COOH (Y) hoặc CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc BrCH2CH2CH2COOH (T) tùy theo điều kiện phản ứng. Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của các axit trên là:
A. T, Z, Y, X.	B. X, Y, Z, T.	C. Y, Z, T, X.	D. X, T, Y, Z.
Câu 14 : Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là:
A. 3,0 gam.	B. 6,0 gam.	C. 4,6 gam.	D. 7,4 gam.
Câu 15 : Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do.
A. các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn.
B. axit cacboxylic chứa nhóm C=O và nhóm −OH.
C. sự phân cực ở nhóm cacboxyl và sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử ở các phân tử axit.
D. phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn.
Câu 16 : Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol hỗn hợp X thì cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai axit là:
A. CH3COOH và C2H5COOH.	B. HCOOH và HOOC - COOH.	
C. CH3COOH và C3H7COOH.	D. CH3COOH và HOOC - COOH.
Câu 17 : Cho hỗn hợp HCHO và H2 dư đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 11,80 gam. Lấy toàn bộ dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,60 gam Ag. Khối lượng ancol có trong X là giá trị nào dưới đây?
A. 1,03 gam.	B. 8,30 gam.	C. 9,30 gam.	D. 10,30 gam.
Câu 18 : Axit fomic HCOOH có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư và phản ứng khử Cu(OH)2 trong môi trường bazơ thành kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O) vì.
A. axit fomic là axit rất mạnh nên có khả năng phản ứng được với các chất trên.
B. đây là những tính chất của một axit có tính oxi hóa.
C. axit fomic thể hiện tính chất của một axit phản ứng với một bazơ là AgOH và Cu(OH)2.
D. trong phân tử axit fomic có nhóm chức anđehit.
Câu 19: Cho hỗn hợp M gồm hai ancol X, Y no, đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp nhau (MX< MY) và một axit cacboxylic Z no, hai chức mạch hở (số mol axit Z lớn hơn số mol ancol X). Cho 32,08 gam hỗn hợp M tác dụng với Na dư, thu được 7,84 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,08 gam hỗn hợp M cần 23,072 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng ancol Y trong hỗn hợp X là
A.17,96%. 	B.17,21%. 	C.2,88%. 	D.29,93%.
Câu 20: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y đơn chức, mạch hở (MX < MY) và ancol Z đơn chức (Y và Z có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp M cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (đktc), thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng axit cacboxylic Y trong hỗn hợp M là
A. 33,64%.	B. 21,50%	C. 34,58%.	D. 32,71%.
Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 3a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là:
A. HOOCCH2COOH.	B. CH3 COOH.	C. HOOCCOOH.	D. CH3CH2COOH.
Câu 22 : Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam.
muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là.
A. CH2=CH-COOH.	B. HC≡C-COOH.	C. CH3-CH2-COOH.	D. CH3COOH. 
Câu 23 : Cho 5,94 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong.
dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,016 lít khí NO.
(sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3CH2CHO.	B. CH2 = CHCHO.	C. CH3CHO.	D. HCHO.
Câu 24 : X là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa C, H, O. X tham gia phản ứng tráng gương và cũng tham gia phản ứng với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 0,3 mol gồm CO2 và H2O. X là.
A. HCOOCH3.	B. OHC - CH2 - COOH.	 C. OHC - COOH.	 D. HCOOH.
Câu 25 : Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
A. CH3COOH.	B. CF3COOH.	C. CCl3COOH.	D. CBr3COOH.
Câu 26 : Axit acrylic (CH2=CH−COOH) không tham gia phản ứng với.
A. NaNO3.	B. H2/xt.	C. dung dịch Br2.	D. Na2CO3.
Câu 27 : Anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 36. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 28 : Cho dãy chuyển hóa:
CH2=CH2 + O2 ( PdCl2, CuCl2, to) → B
B + HCN → D
Chất D có công thức là:
A. CH3-CH2-Cl	B. CH2=CH-CN	C. CH3-CH(OH)-CN	D. CH3COOH
Câu 29 : Cho dãy chuyển hóa sau:
Công thức của D là:
A. C6H5CH2CHO	B. C6H5COCH3	C. C6H5CHBrCHO	D. C6H5COCH2Br	
Câu 30 : Cho dãy chuyển hóa:
Z là:
A. Axit hexanoic	B. Axit bromhexanoic	
C. 2-bromxiclohexanon	D. 3- bromxiclohexanon
Câu 31 : Xét chuyển hóa:
Chất A không thể là:
A. Metylpropenol	B. Metylpropenal	C. Metylpropanal	D. Metylpropanoic
Câu 32 : Để trung hòa hỗn hợp của phenol và axit axetic cần dùng 23,4ml KOH 20% ( khối lượng riêng 1,2g/ml). Hỗn hợp ban đầu khi tác dụng với nước brom tạo nên 16,55g kết tủa. Khối lượng của axit trong hỗn hợp là:	A. 2g	B. 5g	C. 3g	D. 4g
Câu 33 : Khi trung hòa 24ml dung dịch một axit cacboxylic no đơn chức A thì cần 192ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn thì thu được 3,936g chất rắn. Công thức cấu tạo của A là:
A. HCOOH	B. CH3CH2COOH	 C. CH2=CH-COOH	 D. CH3COOH
Câu 34 : 2,76g hỗn hợp axit axetic và axit acrylic vừa đủ làm mất màu hoàn toàn 50g dung dịch Br 9,6%. Để trung hòa hết 1,38g hỗn hợp hai axit trên thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M ?
A. 40ml	B. 80ml	C.50ml	D.60ml
Câu 35 : Đốt cháy 4,09 g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp phải là:
A. HCOOH và CH3COOH	B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và (CH3)2CHCOOH	D. C2H5COOH và CH3CH2CH2COOH
Câu 36 : Đốt cháy hoàn toàn 1,52g hỗn hợp axit fomic và axit axetic người ta thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Nếu lấy lượng hỗn hợp axit trên rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thì khối lượng bạc thu được là bao nhiêu ? 	A. 3,72g	B. 4,05g	C. 4,32g	D. 4,65g
Câu 37 : Hỗn hợp gồm 0,1 mol anđehit acylic, 0,15 mol axit acrylic và 0,32 mol H2. Nung nóng hỗn hợp có Ni làm xúc tác. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp hơi có khối lượng phân tử trung bình bằng 56,8. Hiệu suất H2 đã tham gia phản ứng là:	A. 84,38%	B. 85%	C. 95,32%	D. 80%
Câu 38 : Axit hữu cơ đơn chức no mạch hở có công thức tổng quát mang nhóm chức là
CnH2n+1COOH. Có bao nhiêu liên kết đơn trong phân tử axit này?
A. 3n + 2	B. 3n + 3	C. 2n + 3	D. 2n + 2
Câu 39 : Cho 448 mL khí axetilen (đktc) qua dung dịch HgSO4-H2SO4 ở 80oC, thu được hỗn hợp X gồm hai khí. Dẫn hỗn hợp X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, thu được 4,56 gam hỗn hợp chất rắn. Hiệu suất axetilen đã tác dụng với nước khi đi qua dung dịch HgSO4-H2SO4 là:
A. 45%	B. 50%	C. 55%	D. 60%
Câu 40 : Cho 12,48 gam một axit X thuộc dãy đồng đẳng axit oxalic tác dụng hoàn toàn với 200 mL dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,5 M. Đem cô cạn dung dịch, thu được 33,26 gam hỗn hợp chất rắn khan. X là:
A. Axit ađipic	B. Axit malonic (HOOCCH2COOH)
C. Axit sucxinic (HOOC(CH2)2COOH	D. Axit glutaric (HOOC(CH2)3COOH)
Câu 41 : Oxi hóa a gam etanol bằng CuO, thu được hỗn hợp X gồm anđehit axetic, nước, Cu và ancol dư. Cho X tác dụng với Na dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của a là
A. 27,6.	B. 46,0.	C. 18,4.	D. 36,8.
Câu 42 : Chất X khi tác dụng với chất Y có xúc tác thích hợp thì tạo ra axetanđehit. Khi cho X tác dụng với Z có xúc tác thích hợp thì tạo ra etanol. X, Y, Z lần lượt là
A. C2H2; H2; H2O.	B. C2H2; O2; H2O.	C. C2H4; O2; H2O.	D. C2H2; H2O; O2.
Câu 43 : Cho sơ đồ: Xiclopropan X1 X2 X3. 
Nếu cho 0,1 mol X3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì số gam Ag thu được là
A. 10,8 gam 	B. 21,6 gam	C. 43,2 gam	D. 4,332 gam.
Câu 44 : Đốt cháy a mol axit cacboxylic A thu được x mol CO2 và y mol H2O. Biết x – y = a. Công thức tổng quát của A là	A. CnH2n – 2O2.	 B. CnH2n + 2O2.	C. CnH2n – 2Oz.	D. CnH2nOz.
Câu 45 : Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O3. Khi cho a mol X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na dư thì số mol CO2 và số mol H2 thoát ra luôn bằng nhau và bằng a. Công thức cấu tạo của X là
A. HOOC–CHOH–CH3.	B. HOOC–CH2–CH2OH.
C. HCOO–CH2CH2OH.	D. Cả A và B.
Câu 46 : CH3CHO có thể tham gia phản ứng với H2 (xt, to) và AgNO3 trong dung dịch NH3. Vai trò của CH3CHO trong các phản ứng đó lần lượt là
A. chất khử, chất oxi hóa.	B. chất oxi hóa, chất khử.
C. chất khử, chất khử.	D. chất oxi hóa, chất oxi hóa.
Câu 47 : Thuốc thử dùng phân biệt các dung dịch : axit fomic; axit axetic; glixerol; ancol etylic là
A. quỳ tím.	B. Cu(OH)2.	C. AgNO3 trong dung dịch NH3.	D. Na2CO3.
Câu 48 : Cho 13,32 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 31,22 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của muối tương ứng với axit có khối lượng phân tử nhỏ trong Y là :
A. 36,77%	B. 31,52%	C. 26,14%	D. 32,29%
Câu 49 : X là axit có khối lượng phân tử bé hơn 130 đvC. Trung hòa 26g X cần dung dịch chứa 0,25 mol Ba(OH)2. X là :
A. CH3COOH	B. CH2(COOH)2	C. C2H5COOH	D. (COOH)2
Câu 50 : X là anđehit. Biết rằng để hiđro hoá X trong điều kiện đun nóng, xúc tác Ni thì thể tích hiđro cần dùng gấp hai lần thể tích X (các thể tích đo trong cùng điều kiện). Còn khi cho 5,6 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), đun nóng thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức của X là
A. CH2=CHCHO	B. OHC-CHO	C. HCHO	D. CH3CHO
Câu 51 : Hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H3CHO và 0,22 mol H2. Cho lượng hỗn hợp X ở trên đi qua ống sứ chứa Ni, nung nóng thu được hỗn hợp hơi Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 2,125. Hiệu suất của phản ứng cộng giữa C2H3CHO và H2 là
A. 81,82%	B. 83,33%	C. 85,67%	D. 75%
Câu 52 : Cho các axit sau: axit axetic (X), axit fomic (Y), axit cacbonic (Z), axit p – nitrobenzoic (R) và axit benzoic (T). Chiều tăng dần (từ trái sang phải) tính axit của các axit trên là
A. Z, X, Y, T, R	B. Z, T, X, Y, R	C. X, Y, Z, R, T	D. X, Z, Y, R, T
Câu 53 : Cho hợp chất H4NOOCCH2CHBrCH2COOH tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng. Sản phẩm hữu cơ thu được có công thức là
A. NaOOCCH2CHBrCH2COONa.	B. NaOOCCH2CH(OH)CH2COONa.
C. H4NOOCCH2CH=CHCOOH.	D. NaOOCCH2CH=CHCOONa.
Câu 54 : Hỗn hợp X gồm axit axetic và axit propionic ( tỉ lệ mol 1:1). Lấy 2,68 gam hỗn hợp X tác dụng với 1,92 gam ancol metylic( có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este ( hiệu suất của phản ứng este hóa đều bằng 70%). Giá trị của m là:
A. 2,268 gam	B. 3,256 gam	C. 2,452 gam	D. 3,240 gam
Câu 55 : Hóa hơi 9,5 gam hợp chất X chứa C, H, O được thể tích hơi lớn hơn thể tích của 4,8 gam O2 trong cùng điều kiện. Khi cho X tác dụng với Na dư được số mol H2 bằng số mol X. Đi từ CH4 có thể điều chế X theo sơ đồ: CH4 X1 X2 X. Các chất X1, X2, X lần lượt là
A. C2H2; C2H4; C2H4(OH)2.	B. C2H2; CH3CHO; CH3COOH.
C. C2H2; CH3CHO; C2H5OH.	D. HCHO; C2H4(OH)2; HOCH2CHO.
Câu 56 : Hỗn hợp X gồm hai chất đơn chức X1, X2 cấu tạo từ C, H, O mạch hở. Cho 12,2 gam X tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4% đun nóng, thoát ra ancol Y. Cho Y qua bình đựng Na dư thì khối lượng bình này tăng 3,6 gam và có 0,08 gam khí thoát ra. Công thức của X1, X2 là
A. C2H5COOCH3, CH3COOH.	B. C2H3COOC2H5, CH3COOH.
C. CH3COOC2H5, C2H5COOH.	D. CH3COOCH3, C3H7COOH.
Câu 57 : Trung hòa dung dịch chứa 27,2 gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức có tỷ lệ về số mol là 2:3 cần 500 ml dung dịch KOH 1 M. Công thức phân tử của 2 axit đó là:
A. CH3COOH và C2H5COOH	B. HCOOH và CH3COOH
C. CH3COOH và C3H7COOH	D. HCOOH và C3H7COOH
Câu 58 : X là một anđehit đơn chức no mạch hở. Khi đốt cháy X số mol nước tạo ra bằng số mol khí oxi cần dùng để đốt cháy X. X là:
A. Butanal	B. Propanal	C. Etanal	D. Metanal
Câu 59 : Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 65,00%.	B. 46,15%.	C. 35,00%	D. 53,85%.
Câu 60 : Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là
A. C3H4O2 và C4H6O2. B. C2H4O2 và C3H4O2. C. C2H4O2 và C3H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2.

File đính kèm:

  • docandehit_xeton_axit_5.doc
Giáo án liên quan