Tổng hợp lý thuyết môn Hóa học 12 - Chương trình học kì 1 - Trần Văn Dụ

II – Tính chất vật lí.

 - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, khó chịu, tan nhiều trong nước. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối

- Nhiệt độ sôi : Hiđrocacbon < amin ancol. (có khối lượng phân tử tương đương ).

 - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước.

 - Các amin đều rất độc.

 

doc45 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp lý thuyết môn Hóa học 12 - Chương trình học kì 1 - Trần Văn Dụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm của enzim
 - Hoạt động xt của enzim có tính chọn lọc rất cao: mỗi enzim chỉ xuc tác cho một sự chuyển hoá nhất định.
 - Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, thường lớn gấp từ 109 đến 1011 lần tốc độ của cùng phản ứng nhờ xúc tác hoá học.
2. Axit nucleic
a. Khái niệm: Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C); mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, C, G, T, U).
* Axit nucleic thường tông tại dưới dạng kết hợp với protein gọi là nucleoprotein. Axit nucleic có hai loại được kí hiệu là AND và ARN.
b. Vai trò
 - Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của cơ thể, như sự tổng hợp protein, sự chuyển các thông tin di truyền.
 - AND chứa các thông tinh di truyền. Nó là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử mang thông tinh di truyền mã hoá cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống.
 - ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất, nó tham gia vào quá trình giải mã thông tinh di truyền.
Bảng tóm tắt tính chất :
 Chất
Vấn đề
Amin bậc 1
Amino axit
Protein
Công thức chung
RNH2
Tính chất hoá học
+ HCl
X
X
X
+ NaOH
X
X
+ R’OH/khí HCl
+Br2(dd)/H2O
X
Trùng ngưng
X
Phản ứng biure
X
+ Cu(OH)2
X
BÀI TẬP
1: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
2: Số lượng đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
3: Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thúc phân tử C7H9N là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
4: Cho amin có cấu tạo: CH3- CH(CH3)- NH2. Tên đúng của amin là trường hợp nào sau đây:
A. Propylamin	B. Đimetylamin	C. etylamin	D. Propan-2-amin
5: Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H7N :
A. 1 đồng phân	B. 5 đồng phân	C. 4 đồng phân	D. 3 đồng phân
6: Tên gọi của C6H5NH2 là:
A. Benzil amoni	B. Benzyl amoni	C. Hexyl amoni	D. Anilin
7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
8: Công thức nào dưới đây là công thức cho dãy đồng đẳng amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc nhất?
A. CnH2n-7NH2	B. CnH2n+1NH2	C. C6H5NHCnH2n+1	D. CnH2n-3NHCnH2n-4
9: Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo?
A. C2H7N	B. C3H9N	C. C4H11N	D. C5H13N
10: Các giải thích quan hệ cấu trúc - tính chất nào sau không hợp lý?
A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
B. Do -NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o-, p-.
C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
D. Với amin RNH2, gốc R- hút electron làm tăng độ mạnh tính bazơ và ngược lại.
11: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
A. Anilin	B. Metylamin	C. Amoniac	D. Dimetylamin
12: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất:
A. NH3	B. CH3CONH2	C. CH3CH2CH2OH	D. CH3CH2NH2
13: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
A. C6H5NH2; NH3; CH3NH2; (CH3)2NH	B. NH3; CH3NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2
C. (CH3)2NH; CH3NH2; NH3; C6H5NH2	D. NH3; C6H5NH2; (CH3)2NH; CH3NH2
14: Cách thuận lợi nhất để nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 là
A. nhận biết bằng mùi	B. thêm vài giọt dung dịch H2SO4
C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3	D. Đưa đầu đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2.
15: Chất nào sau đây không có phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O?
A. HCl.	B. H2SO4.	C. NaOH.	D. quỳ tím.
16: Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3, CuSO4, Zn(NO3)2, CH3COOK thì số lượng kết tủa thu được là
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
17: Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: (CH3COO)2Cu, (CH3COO)2Pb, (CH3COO)2Mg, CH3COOAg, thì số lượng kết tủa thu được là
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
18: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây:
A. NaOH	B. NH3	C. NaCl	D. FeCl3 và H2SO4
19: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. CH3NH2 + H2O ® CH3NH3+ + OH-	B. C6H5NH2 + HCl ® C6H5NH3Cl
C. Fe3+ + 3CH3NH3 + 3H2O ® Fe(OH)3 + 3CH3NH3+	D. CH3NH2 + HNO2 ® CH3OH + N2 + H2O
20: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5NH2	B. NH3	C. CH3CH2NH2	D. CH3NHCH2CH3
21: Phương trình hóa học nào dưới đây viết đúng?
A. C2H5NH2 + HNO2 + HCl ® C2H5N2+Cl- + 2H2O
B. C6H5NH2 + HNO2 + HCl C6H5N2+Cl- + 2H2O
C. C6H5NH2 + HNO3 + HCl ® C6H5N2+Cl- + 2H2O
D. C6H5NH2 + HNO2 C6H5OH + N2 + H2O
22: Đốt cháy hoàn toàn một amin chưa no, đơn chức chứa một liên kết C=C thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol thì công thức phân tử của amin là:
A. C3H6N	B. C4H8N	C. C4H9N	D. C3H7N
23: Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất khử nào sau đây ?
A. NH3. B. khí H2.	C. cacbon.	D. Fe + dung dịch HCl.
24: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lý?
A. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết.
B. Hòa tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, tách dehalogen hóa thu được anilin.
C. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi CO2 vào đó đến dư thu được anilin tinh khiết.
D. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng brom để tách anilin ra khỏi benzen.
25: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 5	B. 7	C. 6	D. 4
26: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
B. Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất
C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
27: Công thức tổng quát của các Aminoaxit là :
A. R(NH2) (COOH) B. (NH2)x(COOH)y C. R(NH2)x(COOH)y D. H2N-CxHy-COOH
28: a- Aminoaxit là Aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
29: Cho các chất : 
X : H2N - CH2 - COOH 	T : CH3 - CH2 - COOH 
Y : H3C - NH - CH2 - CH3 	Z : C6H5 -CH(NH2)-COOH 
G : HOOC - CH2 – CH(NH2 )COOH	P : H2N - CH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2 )COOH 
Aminoaxit là :
A. X , Z , T , P	B. X, Y, Z, T	C. X, Z, G, P.	D. X, Y, G, P
30: C4H9O2N có số đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc nhất) là :
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
31: Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là :
A. Axit - Amino - phenylpropionic	B. Axit 2 - Amino-3-phenylpropionic
C. phenylAlanin	D. Axit 2 - Amino-3-phenylpropanoic
32: Có 3 chất hữu cơ gồm NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH.	B. HCl.	C. CH3OH/HCl.	D. quỳ tím.
33: Khẳng định về tính chất vật lý nào của amino axit dưới đây không đúng?
A. Tất cả đều là chất rắn	B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng
C. Tất cả đều tan trong nước	D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
34: Amino axit không thể phản ứng với loại chất nào dưới đây?
A. Ancol	B. Dung dịch brom
C. Axit (H+) và axit nitrơ	D. Kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối
35: Dung dịch nào làm quì tím hoá đỏ:
(1) H2NCH2COOH ; 	(2) Cl-NH3+-CH2COOH ; 	(3) H2NCH2COO-
(4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH ; 	(5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
A. (3)	B. (2)	C. (2), (5)	D. (1), (4)
36: Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với:
A. Tất cả các chất
B. HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl
C. C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl, Cu
D. Cu, KOH, Na2SO3, HCl, HNO2, CH3OH/ khí HCl
37: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2 có CTCT:
A. CH3CH(NH2)COOH	B. H2NCH2CH2COOH
C. CH2=CHCOONH4	D. CH2=CH-CH2-COONH4
38: Cho dung dịch quì tím vào 2 dung dịch sau :
 X : H2N-CH2-COOH Y : HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH
A. X và Y đều không đổi màu quỳ tím.
B. X làm quỳ chuyển màu xanh, Y làm quỳ chuyển màu đỏ.
C. X không đổi màu quỳ tím, Y làm quỳ chuyển màu đỏ.
D. cả hai đều làm quỳ chuyển sang màu đỏ.
39: Axit a- Aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
A. HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, K2SO4, H2N-CH2-COOH
B. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl ,, H2N-CH2-COOH , Cu
C. HCl , NaOH, CH3OH có mặt HCl , H2N-CH2-COOH
D. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl ,, H2N-CH2-COOH , NaCl
40: Phát biểu nào sau đây đúng :
 (1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp :
 (2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật .
 (3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp được từ các aminoaxit 
 (4) Protein bền đối với nhiệt , đối với axit và kiềm .
A. (1),(2)	B. (2), (3)	C. (1) , (3)	D. (3) , (4)
41: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.
B. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là dipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
D. Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
42: Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đvC).
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α- và b-amino axit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản và lipit, gluxit, axit nucleic,...
43: Tên gọi nào sau đây cho peptit sau:
A. Glixinalaninglyxin	B. Glixylalanylglyxin	C. Alanylglyxylalanin	D. Alanylglyxylglyxyl
44: Chất nào sau đây thuộc loại peptit?
A. H2NCH2COOCH2COONH4	B. CH3CONHCH2COOCH2CONH2
C. H2NCH(CH3)CONHCH2CH2COOH	D. O3NH3NCH2COCH2COOH
45: Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là protein
A. sự trùng ngưng .	B. sự ngưng tụ	C. sự phân huỷ .	D. sự đông tụ
46: Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng , đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện  , cho Đồng (II) hyđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu .. xuất hiện .
A. kết tủa màu trắng ; tím xanh .	B. kết tủa màu vàng ; tím xanh .
C. kết tủa màu xanh; vàng	D. kết tủa màu vàng ; xanh .
47: Thuỷ phân đến cùng protein ta thu được .
A. các amin oaxit	B. các amin oaxit	C. các chuỗi polypeptit	D. hỗn hợp các amin oaxit
48: Từ một phân tử glyxin, một phân tử alanin, một phân tử valin có thể tạo được tối đa bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 9	B. 7	C. 8	D. 6
49: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính , có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl	B. dung dịch KOH và CuO
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3	D. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4
50: Trong dung dịch có pH nằm trong khoảng nào thì glyxin chủ yếu tồn tại ở dạng H2N – CH2 – COO- ?
A. pH 7
51: Khi thủy phân Tripeptit H2N –CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các Aminoaxit
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH	B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH
C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH	D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH
52: Từ glyxin và alanin có thể tạo ra mấy đipeptit ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
53: Polipeptit (- NH - CH2 - CO -)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng:
A. axit glutamic	B. glyxin
C. axit b-amino propionic	D. alanin
54: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin X Y Chất Y là chất nào sau đây:
A. CH3-CH(NH2)-COONa	B. H2N-CH2-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH	D. CH3-H(NH3Cl)COONa
55: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trong dãy sau: Lòng trắng trứng, glucozơ, Glixerol và hồ tinh bột là
A. Cu(OH)2/OH- đun nóng	B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch HNO3 đặc	D. dung dịch Iot
56: Khi bị dây axit HNO3 lên da thì chỗ da đó màu vàng: Điều giải thích nào sau đây đúng.
A. Là do protein ở vùng da đó có phản ứng màu biurê tạo màu vàng
B. Là do phản ứng của protein ở vùng da đó có chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng
C. Là do protein tại vùng da đó bị đông tụ màu vàng dưới tác dụng của axit HNO3
D. Là do sự tỏa nhiệt của axit, nhiệt tỏa ra làm đông tụ protein tại vùng da đó
57: Aminoaxit có công thức cấu tạo sau đây, tên gọi nào không đúng :
A. Valin	B. axit 2–amino–3–metyl butanoic
C. Axit amino Glutaric	D. Axit α–amino isovaleric
58: Cho phẩn ứng: C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O
Vậy công thức cấu tạo của C4H11O2N là :
A. C2H5COOCH2 NH2	B. C2H5COONH3CH3	C. CH3COOCH2CH2NH2	D. C2H5COOCH2CH2NH2
59: Axit amino axetic không tác dụng với chất :
A. CaCO3	B. H2SO4 loãng	C. CH3OH	D. KCl
60: Có 4 dung dịch sau : dung dịch CH3COOH, glixerin , hồ tinh bột , lòng trắng trứng. Dùng dung dịch HNO3 đặc nhỏ vào các dung dịch trên, nhận ra được:
A. glixerin	B. hồ tinh bột	C. Lòng trắng trứng	D. CH3COOH
Chương 3: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A-POLIME
I – KHÁI NIỆM: Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
- 
n: Hệ số polime hoá hay độ polime hoá.
- 	Các phân tử như CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH: monome
* Tên gọi: 	Ghép từ poli trước tên monome. 
Nếu tên của monome gồm hai cụm từ trở lên thì được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Thí dụ: 
* Một số polime có tên riêng:
Thí dụ: 
Xenlulozơ: (C6H10O5)n
II – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
v Mạch không phân nhánh: amilozơ, tinh bột,
v Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen,
v Mạng không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit,
III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
 Các polime hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime không nóng chảy, khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn.
IV – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng phân cắt mạch cacbon
v Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân
v Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu (phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hoá) 
2. Phản ứng giữ nguyên mạch cacbon
3. Phản ứng tăng mạch polime ( khâu mạch )
v Phản ứng lưu hoá chuyển cao su thành cao su lưu hoá.
v Phản ứng chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit.
V – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
1. Phản ứng trùng hợp: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
v Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội (CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH-CH2,) hoặc là vòng kém bền có thể mở ra như:
Thí dụ:
2. Phản ứng trùng ngưng
	poli(etylen-terephtalat )
v Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O).
v Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
VI – ỨNG DỤNG: Vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ,cao su, keo.
B- VẬT LIỆU POLIME
I – CHẤT DẺO
1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
 - Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.
 - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau và không tan vào nhau.
Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và các chất phụ gia khác. Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn. Chất độn có thể là sợi (bông, đay, poliamit, amiăng,) hoặc bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O),
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ trên 1100C, có tính “trơ tương đối” của ankan mạch không phân nhánh, được dùng làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa,
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.
Là chất rắn trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglat.
Có 3 dạng: Nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit
- Sơ đồ điều chế nhựa novolac:
- Điều chế nhựa rezol: Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1:1,2 (xt kiềm), thu được nhựa rezol. 
- Điều chế nhựa rezit: 
II – TƠ
1. Khái niệm
 - Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
 - Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau.
2. Phân loại
a. Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như bông, len, tơ tằm.
b. Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá học)
 - Tơ tổng hợp (chế tạo từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,)
 - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
a. Tơ nilon-6,6
- Tính chất: Tơ nilon-6,6 dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
 - Ứng dụng: Dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,
b. Tơ nitron (hay olon)
- Tính chất: Dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Dệt vải, may quần áo ấm, bện len đan áo rét.
c. Tơ enang.
	nH2N-(CH2)6-COOH [ -NH-(CH2)6-CO- ]n
III – CAO SU
1. Khái niệm: Cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
2. Phân loại: Có hai loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
a. Cao su thiên nhiên
v Cấu tạo: 
ð Cao su thiên nhiên là polime của isopren:
v Tính chất và ứng dụng
 - Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton,nhưng tan trong xăng, benzen.
 - Cao su thiên nhiên tham gia được phản ứng cộng (H2, HCl, Cl2,) do trong phân tử có chứa liên kết đôi. Tác dụng được với lưu huỳnh cho cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó hoà tan trong các dung môi hơn so với cao su thường.
 - Bản chất của quá trình lưu hoá cao su (đun nóng ở 1500C hỗn hợp cao su và lưu huỳnh với tỉ lệ khoảng 97:3 về khối lượng) là tạo cầu nối −S−S− giữa các mạch cao su tạo thành mạng lưới.
b. Cao su tổng hợp: Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
v Cao su buna
Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
v Cao su buna-S và buna-N
IV – KEO DÁN TỔNG HỢP
1.Khái niệm: Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.
 2. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
a. Nhựa vá săm: Là dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ.
b. Keo dán epoxi: Làm từ polime có chứa nhóm epoxi	
c. Keo dán ure-fomanđehit
	poli ( ure-fomanđehit )
BÀI TẬP
1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp chất có phân tử khối , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là liên kết với nhau tạo nên.
A. (1) trung bình và (2) monome	B. (1) rất lớn và (2) mắt xích
C. (1) rất lớn và (2) monome	D. (1) trung bình và (2) mắt xích
2: Cho công thức:
Giá trị n trong công thức này không thể gọi là:
A. hệ số polime hóa	B. độ polime hóa	C. hệ số trùng hợp	D. hệ số trùng ngưng
3: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với tơ lapsan?
A. Tơ tằm	B. Tơ nilon-6,6	C. Xenlulozơ trinitrat	D. Cao su thiên nhiên
4: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với cao su buna?
A. Poli (vinyl clorua)	B. Nhựa phenolfomandehit.
C. Poli (vinyl axetat).	D. Tơ lapsan
5: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A. amilozơ	B. glicogen	C. cao su lưu hóa	D. xenlulozơ
6: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:
A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.
C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
7: Thủy tinh plexiglas là polime nào sau đây?
A. Polimetyl metacrylat (PMM).	B. Polivinyl axetat (PVA).
C. Polimetyl acrylat (PMA).	D. Tất cả đều sai.
8: Tên của polime có công thức sau là

File đính kèm:

  • doctom_tat_LT_hao_12.doc
Giáo án liên quan