Tình huống thi Giáo viên dạy giỏi
Tình huống 4: Sáng nay khi vào lớp, cô giáo đã phát hiện một học sinh của lớp có vẻ mặt mệt mỏi, uể oải, biết rằng em có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý. Tuy nhiên, được báo sáng nay có thanh tra đến thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nên cô giáo tập trung chuẩn bị; thực hiện tiết dạy cho thanh tra dự giờ; nộp hồ sơ sổ sách cho thanh tra kiểm tra; tổ chức cho thanh tra khảo sát chất lượng học sinh rồi nghe thanh tra nhận xét, đánh giá, góp ý về chuyên môn Đến khi xong việc thì em học sinh kia bị ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu.
Theo bạn, cô giáo có lỗi trong việc này hay không? Nếu là bạn, bạn có cách xử lý nào khác?
Gợi ý: - Thanh tra là việc quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe và tính mạng của học sinh. Vì vậy, cô giáo đã có lỗi trong việc để tình trạng sức khỏe của học sinh trầm trọng hơn.
- Nên thông báo với đoàn thanh tra tình hình đột xuất của lớp để xử lý đối với em học sinh đang bị bệnh (như thông báo gia đình, đưa em đi viện ) rồi hãy thực hiện bổn phận và trách nhiệm chuyên môn của mình.
giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy. + Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết. + Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp. Tình huống: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không mấy khi phát biểu. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp? Cách xử lý: - Tìm hiểu nguyên nhân - Đưa ra các biện pháp phù hợp + Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt + Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa + Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường + Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời. Tình huống: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đề được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng? Cách xử lý: - Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng. - Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng. - Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu. - Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình. Tình huống: Bạn mới ra trường, BGH giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Cách xử lý: - Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó - Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết đó - Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối - Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện - Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu. Tình huống: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5C khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào? Cách xử lý: - Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. - Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề: + Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không. + Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy. + Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết. + Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp. Tình huống: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đề được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng? Cách xử lý: - Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng. - Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng. - Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu. - Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình. Tình huống 1: Một giáo viên mới ra trường đã giải sai 01 bài toán nên dù học sinh đã làm đúng, cô giáo buộc các em làm lại bài sửa theo cô. Sự việc xảy ra đã lâu nhưng không thấy có phản ứng gì từ phía phụ huynh và học sinh. Khi biết chuyện, một số giáo viên già dặn hơn khuyên cô giáo trẻ hãy coi đây là “sự cố nghề nghiệp” cần rút kinh nghiệm chứ không nên “bươi” lại sự việc sẽ làm ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai của mình. Bạn đồng ý với cách xử lý của đồng nghiệp hay có cách xử lý khác tế nhị, hay hơn? Gợi ý: - Giáo dục là một khoa học, hơn nữa môn Toán là môn khoa học với độ chính xác tuyệt đối, nên không thể chấp nhận sự sai số, nếu hiện tại chưa thấy chỗ sai thì đến lúc nào đó mọi người sẽ thấy chỗ sai, và, như vậy sẽ càng làm giảm sút uy tín người giáo viên. - Giáo viên không phải là người không thể có sai sót, điều quan trọng là nhận ra sai sót và điều chỉnh để hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. Vì vậy, giáo viên nên sẵn sàng nhận sai sót của mình trước học sinh và phụ huynh và điều chỉnh lại. Điều đó, sẽ không làm giảm mà ngược lại sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh. Tình huống 2: Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm. Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn? Bạn có phản ứng như thế nào? Gợi ý: - “Kỷ luật là tự giác”, người tuân thủ kỷ luật là người tự giác và thoải mái nhất. Hiệu trưởng đã thực thi hoàn toàn đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường sẽ ngày càng không còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên tắc nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi việc thật tốt đẹp. - Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không bỏ lớp, vẫn có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân người dạy thay không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận khuyết điểm (cùng vi phạm nguyên tắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời khuyên nhủ đồng nghiệp. Tình huống 3: Phòng bên cạnh lớp dạy của bạn là lớp dạy của một cô giáo lớn tuổi, có thâm niên và kinh nghiệm trong nghề. Cô giáo ấy rất nghiêm khắc, thậm chí hay la đánh học sinh và quản lý lớp rất trật tự, yên lặng. Trong khi đó, bạn quản lý lớp thân thiện, thoải mái hơn, trong giờ dạy thường tổ chức cho học sinh hoạt động nên lớp ồn ào. Mặc dù bạn không đồng ý với phương pháp giáo dục, quản lý lớp của cô giáo ấy nhưng chưa có dịp góp ý. Ngược lại đã nhiều lần cô giáo ấy than phiền với bạn, thậm chí đã phản ánh lên hiệu trưởng, hiệu trưởng cũng đã gọi bạn lên nhắc nhở . Trong tình huống như vậy, bạn hãy tìm cách xử lý thật tế nhị để không làm cô giáo kia phật lòng hay bị xúc phạm, còn hiệu trưởng thì hiểu được và phát huy phương pháp giáo dục mới của bạn.? Gợi ý: - Trước hết không nên phân bua, bào chữa gì với hiệu trưởng mà khéo léo trao đổi với hiệu trường là mình đang thể nghiệm phương pháp mới và hứa sẽ cố gắng không để lớp hoạt động quá ồn ảnh hưởng đến lớp khác. Đối với cô giáo kia phải giữ thái độ tôn trọng, thân mật và hứa sẽ cố gắng không để lớp ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp của cô. Mặc khác, cần kiểm tra lại phương pháp, cách thức dạy học và quản lý lớp của mình để hoàn thiện những điểm chưa tốt, chưa hay, hạn chế sự sôi nổi, ồn ào quá mức làm ảnh hưởng đến lớp khác. - Tiếp tục khẳng định mình qua việc đổi mới phương pháp dạy học trong thực tế dạy học và nâng cao chất lượng của lớp đến các hoạt động chuyên môn của trường; mặt khác tìm cơ hội trao đổi chuyên môn một cách khéo léo, chân tình với cô giáo ấy. Điều quan trọng là không chán nản, bi quan mà tin tưởng chờ đợi kết quả nhìn nhận mới của tập thể đối với mình. Tình huống 4: Sáng nay khi vào lớp, cô giáo đã phát hiện một học sinh của lớp có vẻ mặt mệt mỏi, uể oải, biết rằng em có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý. Tuy nhiên, được báo sáng nay có thanh tra đến thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nên cô giáo tập trung chuẩn bị; thực hiện tiết dạy cho thanh tra dự giờ; nộp hồ sơ sổ sách cho thanh tra kiểm tra; tổ chức cho thanh tra khảo sát chất lượng học sinh rồi nghe thanh tra nhận xét, đánh giá, góp ý về chuyên môn Đến khi xong việc thì em học sinh kia bị ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu. Theo bạn, cô giáo có lỗi trong việc này hay không? Nếu là bạn, bạn có cách xử lý nào khác? Gợi ý: - Thanh tra là việc quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe và tính mạng của học sinh. Vì vậy, cô giáo đã có lỗi trong việc để tình trạng sức khỏe của học sinh trầm trọng hơn. - Nên thông báo với đoàn thanh tra tình hình đột xuất của lớp để xử lý đối với em học sinh đang bị bệnh (như thông báo gia đình, đưa em đi viện) rồi hãy thực hiện bổn phận và trách nhiệm chuyên môn của mình. Tình huống 5: Lớp 5 của cô giáo Thông có một học sinh cá biệt: lười học, thiếu tập trung trong giờ học, hay nói chuyện, láu miệng, hay đánh hống trong lớp Cô Thông rất bực mình và thường hay khiển trách, chê bai em học sinh đó trước lớp, thậm chí hăm dọa sẽ có biện pháp xử lý mạnh với em, nhưng em vẫn chứng nào tật đó. Một hôm, đang giảng bài, thấy em không tập trung, cô Thông gọi: - “Minh! Em đứng dậy và nhắc lại lời cô vừa nói!” Minh đứng dậy và trả lời ngay: - “Thưa cô! Cô vừa nói: Minh, em đứng dậy và nhắc lại lời cô vừa nói” Cô Thông uất đến nghẹn lời. Xin nhờ bạn hãy giúp cô Thông xử lý tình huống này! Gợi ý: - Phải ghi nhận là em Minh là học sinh cá biệt nhưng thông minh. Em đã nhanh chóng đẩy cô giáo từ tình thế chủ động sang bị động. Trong trường hợp này, cô giáo hãy bình tỉnh, không nổi nóng và thiếu tự chủ. Cô giáo nên nhẹ nhàng lấy lại thế chủ động: “Vâng! Em rất thông minh, nhưng ý cô hỏi không phải là vậy! Đề nghị em hãy trả lời theo đúng ý cô hỏi!”. Nếu em không trả lời được thì lưu ý em cần tập trung và gọi em khác trả lời thay. - Là học sinh cá biệt, giáo viên cần có biện pháp giáo dục cá biệt, không nên giáo dục một cách chung chung trên lớp, nhất là không nên thường xuyên khiển trách, chê bai Minh trước lớp như cô giáo Thông. Tình huống 6: Trong một tiết thao giảng của đồng nghiệp - vừa là bạn rất thân của bạn, tiết dạy không được thành công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì mọi người “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết điểm của tiết dạy. Còn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào? Gợi ý: - Đây là một tình huống khó xử vì số đông đã “bằng mặt, không bằng lòng”. Tuy nhiên, cần xác định rằng: tình cảm đồng nghiệp, bạn bè bền vững phải dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, trung thực và chân thành. Vì vậy trong trường hợp này, không nên “theo đuôi” với số đông đồng nghiệp. - Song, cần lưu ý là việc phê bình hay góp ý người khác, hơn nữa là đồng nghiệp, lại là bạn thân là cả một nghệ thuật và rất cần sự khéo léo, tế nhị. Cần phân tích tiết dạy một cách khách quan cả về ưu điểm và khuyết điểm; không bươi móc, nhỏ nhặt và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn. Có thể nhất thời đồng nghiệp của bạn sẽ chột dạ, không vừa lòng, cho rằng bạn có ý “chơi trội”, nhưng nếu bạn thực sự trung thực và chân thành thì sớm muộn gì bạn của bạn cũng sẽ hiểu. Tình huống 7: Trong lớp có hai trường hợp học sinh như sau: - Học sinh A thuộc gia đình khá giả, nhà gần trường lại được bố mẹ thường xuyên đưa đón đến trường nên luôn luôn đi học đúng giờ và được cô giáo thường xuyên biểu dương. - Học sinh B thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa trường, một mình em phải băng qua một cánh đồng rộng và nhiều khe suối; cho dù em đã dậy và đi học từ rất sớm nhưng vẫn có lúc trể giờ vào học. Mỗi lần như vậy thường bị cô giáo chê trách và bảo: “Em cần cố gắng”. Qua nhiều lần như thế, em B đã mạnh dạn thưa với cô giáo: “Thưa cô! Em đã cố gắng hết sức rồi ạ!”. Theo bạn, bạn nên nói gì với em B và bạn có nhận xét gì về việc đánh giá, nhận xét của cô giáo về hai học sinh nêu trên? Gợi ý: - Có lẽ một cô giáo có tâm thì không ai không xúc động đến nghẹn lời trước tình cảnh và sự bộc bạch của học sinh mình như vậy. Và, chắc chắn lời nói với em lúc bấy giờ chỉ có thể là một lời an ủi, cảm thông. - Việc nhận xét, đánh giá của cô giáo đối với hai học sinh như nêu trên chỉ mới đúng ở biểu hiện cuối cùng của mỗi em mà không có tác động giáo dục, khuyến khích sự tiến bộ cụ thể đối với từng em: một bên không cần cố gắng gì cả đã “tốt”; một bên đã cố gắng hết sức mình mà vẫn không thể “tốt” hơn được. Tình huống, có lẽ, muốn nhắc nhở người giáo viên cần đổi mới sâu sắc cách đánh giá học sinh trong giai đoạn hiện nay: tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, tình hình của học sinh; cảm thông và chia sẽ những khó khăn và đánh giá theo mỗi tiến bộ nhỏ trong điều kiện và khả năng hiện tại của mỗi em. Tình huống 8: Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy? Gợi ý: Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có biện pháp can thiệp để không ảnh hưởng không tốt đến con đường học vấn của học sinh đó. Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên. - Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng. * Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở. Tình huống 1. Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào? Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không?” rồi mới nói với giọng bực tức: “Vào đi” Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở. Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên Học sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc và gay gắt. Ngay cả bạn, là giáo viên, chắc bạn cũng không thể cam đoan bạn sẽ không bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết không cho học sinh đi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phải đến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để học sinh cho rằng bạn cậy mình là giáo viên nên không ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn học sinh thì không. Do vậy, bạn không thể ứng xử như cách hai, khăng khăng không cho học sinh vào lớp hoặc phạt học sinh đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm như thế, học sinh sẽ không tiếp thu được bài giảng và bạn cũng không thể tập trung giảng bài được. Nếu để học sinh lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật không hay, những giáo viên khác đi qua sẽ thắc mắc, còn học sinh trong lớp cũng sẽ bị phân tâm không chú ý vào bài giảng nữa của bạn nữa. Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứng giảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, làm không khí lớp học căng thẳng và em học sinh bị mắng cũng ấm ức. Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật. Tình huống 2: “Em không tái phạm nữa đâu cô ạ” của các nhà giáo thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ Cứ đến giờ ra chơi là học sinh các lớp lại đua nhau ra cổng trường mua quà vặt, ăn xong không để rác vào đúng nơi quy định mà lại vứt ngay bất kể chỗ nào trong khuôn viên trường làm cho trường học bẩn, nhiều rác. Mặc dù cô tổng phụ trách đội đã ra nội quy cấm, đồng thời trừ thi đua của lớp nếu học sinh lớp đó vi phạm và yêu cầu đội cờ đỏ và lớp trực tuần theo dõi . Đội cờ đỏ và lớp trực tuần phát hiện ghi tên nhưng khi yêu cầu những học sinh này đọc tên mình thì lại đọc tên học sinh của lớp khác làm cho học sinh lớp đó bất bình với đội cờ đỏ và lớp trực tuần. Trường học đã được các chú bảo vệ khóa lại khi ra chơi nhưng học sinh vẫn đứng trong cổng gọi ra ngoài mua qua khe hở của cổng trường hoặc trèo lên bồn hoa để mua làm cho hình ảnh trường lúc ra không được văn minh và đẹp mắt chút nào. Là cô tổng phụ trách đội khi gặp tình huống này bạn xử lí thế nào? Cứ tiếp tục yêu cầu lớp trực tuần và đội cờ đỏ theo dõi trừ thi đua, cho học sinh ăn quà cho đỡ đói để học tiết tiếp theo. Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi một thời gian phát hiện những học sinh vi phạm, nêu tên và cho học sinh vi phạm nội quy đứng trước cờ. Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi phát hiện những học sinh vi phạm gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được những điều hay lẽ phải, yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm, nếu vẫn tái phạm sẽ cho đứng trước cờ đồng thời hạ thi đua của lớp, hạ đạo đức tháng của học sinh đó xuống loại yếu. Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi phát hiện những học sinh vi phạm gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được những điều hay lẽ phải, yêu cầu yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm, nếu vẫn tái phạm sẽ cho đứng trước cờ đồng thời hạ thi đua của lớp, hạ đạo đức tháng của học sinh đó xuống loại yếu. Thực tế việc ăn quà vặt là một phổ biến thường gặp ở học sinh của tất cả các cấp học. Đây là lứa tuổi mà nhu cầu ăn cần rất nhiều để cung cấp cho cơ
File đính kèm:
- Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng.doc