Tìm hiểu về tác hại của game online

3. Về các mối quan hệ xã hội

• Đây là một vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện này. Chắc hẳn các bạn đã đọc được các bài báo không hay về những mối quan hệ của game thủ đối với gia đình. Chỉ vì quá nhập tâm vào game mà các game thủ của chúng ta đã quên đi cuộc sống thực. Họ không để ý đến những thứ xung quanh nữa, chỉ cần cuộc sống trong game của mình bá đạo và đẹp là được. Những lời nói của cha mẹ cũng như anh em, bạn bè sẽ không còn trọng lượng bằng các hảo hán huynh đệ trong game. Việc này sẽ khiến bạn mất đi rất nhiều. Không có được những mối quan hệ, bạn sẽ cực kỳ khốn khổ nếu gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.

• Nghiện Game ở giới trẻ là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác: ăn cắp, cướp giật => ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.

 

doc17 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về tác hại của game online, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ
ĐỀ TÀI 13:
	GVHD: 	Trần Thị Hà
	Học sinh: 1. Lý Mạnh Cường_05
	2. Trịnh Hoàng KhánhDuy_06
	3. Đoàn Nam Hải_14
	4. Phạm Thanh Hải_15
GÒ VẤP, Tháng 1, 2015
Mục lục 

Đôi nét về Game Online
1. Game Online là gì ?
Trò chơi trực tuyến (game online) là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính. Mạng này hông thường là Internet hoặc các công nghệ tương đương.Game online bao gồm những loại game, như game dựa trên mã hóa cho tới những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo mà nhiều game thủ có thể chơi đồng thời. Rất nhiều game online có gắn với những cộng đồng ảo, biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội vượt qua khỏi những game một người chơi thông thường.
2. Một số loại hình trò chơi trực tuyến
Tuy Game Online chỉ được biết đến với tên gọi chung là Trò chơi trực tuyến nhưng hiện tại có tới 15 thể loại Game Online mà bạn cần biết[1]:
MMORPG (Viết tắt của MMO Role Playing Games): Tức là game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. 
MMOBA (Viết tắt của MMO Battle Arena): Tức là các trò chơi trực tuyến mô phỏng các trận chiến. 
MMORTS (Viết tắt của MMO Real Time Strategy Games): Đây là thể loại game online có lối chơi chiến thuật thời gian thực
MMOFPS (Viết tắt của MMO First Person Shooter Games): Tức là thể game online bắn súng trực tuyến
MMOSG (Viết tắt của MMO Sports Games): Các tín đồ của dòng game thể thao như FIFA, PES...thì nên chơi thể loại game online này.
MMOR (Viết tắt của MMO Racing Games): Tương tự như MMOSG, nếu bạn thích tốc độ thì hãy đắm mình vào dòng game online đua xe trực tuyến như Need for Speed, Drift City, Project Torque...
MMORG/MMODG (Viết tắt của MMO Rythm/Music Games hoặc MMO Dancing Games): Những game online lấy đề tài về âm nhạc và vũ đạo. 
MMOMG (Viết tắt của MMO Management Games): Dòng game online thích hợp đến những game thủ muốn nâng cao kỹ năng quản lý của mình. 
MMOSG (Viết tắt của MMO Social Games): Thể loại game online nhấn mạnh đến yếu tố xã hội
MMOBBG/MMOBBRPG (Viết tắt của MMO Bulletin Board Games hay MMO Bulletin Board Role Playing Games): Đây là thể loại game online có lối chơi giống các trò chơi bảng (Board Game) tại các nước phương Tây. 
MMOPG (Viết tắt của MMO Puzzle Games): Thể loại game giải đố trực tuyến như Three Rings, Puzzle Pirates...
MMOCCG (Viết tắt của MMO Collectible Card Games): Thể loại game đánh bài như Magic:The Gathering Online, Alteil, Astral Masters, Astral Tournament...
Các game online thuộc thể loại mô phỏng đời sống thực tai (Ví dụ như Second Life...)
Các game online thuộc thể loại chiến thuật theo lượt (Ví dụ như Ultracorps, Darkwind:War on Wheels...)
Thể loại game online mô phỏng như Equilibrium/Arbitrage, The Sims Online, Jumpgate...
Thực trạng nghiện Game Online của giới trẻ
- Hiện tượng nghiện game ở giới trẻ hiện nay đang ngày càng phổ biến, lợi bất cập hại, gây buồn phiền, lo lắng cho nhiều phụ huynh, cả thầy cô và người thân:
Biết bao ban trẻ “gắn bó” với máy tính như hình với bóng, không phải để học mà là để say sưa với những trò chơi. Quên cả ăn, quên cả ngủ, quên mọi sự đời để vùi đầu vào Game. Và khi bố mẹ hạn chế thời gian chơi, họ sẵn sàng “mặt nặng mày nhẹ”, thậm chí cáu gắt với đấng sinh thành. Có những bạn còn cúp học để có thời gian luyện Game ngoài tiệm net
Trong giờ học không lời nào của thầy cô lọt vào đầu họ, vì họ còn đang mải mệ với những hình ảnh của Game, hoặc đang tự suy nghĩ xem “làm thế nào để thắng lại người đã hạ gục mình” trong trò chơi trực tuyến, để nhân vật trong Game của mình mạng hơn
Không ít bạn nhịn ăn sáng để giành tiền chơi Game, nạp tiền vào tài khoản game của mình để nhân vật mạnh hơn; bịa ra đủ thứ tiền phải nộp, nói dối để có tiền; thậm chí cướp tiền ba mẹ, kí sổ nợ đến bạc triệu.
Đỉnh cao của sự đam mê chính là những bạn có hành vi giống y như người trong Game. Có những bạn hành động bạo lực, ngôn ngữ nói năng sặc mùi Game.	
Nguyên nhân vì sao giới trẻ nghiện Game Online
1. Khách quan
*Môi trường:
Sự phổ biến của các loại game.
Nhóm bạn, cộng đồng game rủ rê, thách đấu.
Lợi nhuận từ game
Trong gia đình có người lớn nghiện game
 *Những điều hấp dẫm game mang tới:
Vui, hấp dẫn, sinh động,
Hoang đường: mỗi game là một câu chuyện cuốn hút, có thử thách, có sự gắn bó tình cảm
Trò chơi có tính liên tục, có thưởng 
Đánh trúng tâm lý hiếu thắng,hiếu chiến của lứa tuổi mới lớn
Kết hợp với hình ảnh đồ họa trong game sắc nét, đẹp, âm thanh hấp dẫn đã tạo cho người chơi cảm giác "thực" hơn
Thách đấu từ các game thủ
Là phương tiện giải trí rất tiện lợi.
Luyện kỹ năng vì có nhiều cấp độ từ dễ đến khó
Sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng.
 *Sự quan tâm, quản lý của gia đình
Giáo dục gia đình bị xem nhẹ.
Cha mẹ quá tin tưởng con.
Hiểu biết về công nghệ thông tin, game còn hạn chế
Phương tiện có sẵn: điện thoại di động, máy tính, tiền, thời gian
Không có thời gian dành cho con
Chưa hiểu tâm lý con
 *Thiếu sân chơi cho trẻ
Thiếu sân chơi giải trí lành mạnh cho giới trẻ
Thiếu những hoạt động sinh hoạt mang tính thử thách, sáng tạo, khoa học dành riêng cho giới trẻ. 
2. Chủ quan
Nhu cầu giải trí ở giới trẻ.
Được thể hiện mình, chứng tỏ mình trong thế giới ảo.
Cảm thấy bị thất bại trong việc học
Thiếu tự tin và muốn thoát cô đơn
 Thích khám phá cái mới, có xu hướng đi tìm kiếm những kích thích giác quan (thích cảm giác lạ) 
Giới trẻ có xu hướng dễ chán nản khi bị thất bại
Có mối quan hệ không tốt với những người thân trong gia đình
Bị ‘‘ruồng bỏ'' trong trường lớp
Lấp được cảm giác trống vắng và được thỏa mãn nhu cầu. 
Thiếu được hướng dẫn về cách xử dụng internet vào trong việc học.
Thiếu những giá trị sống, kỹ năng sống.
Những tác hại của Game Online
1. Về kinh tế
 Điều này chắc chắn đã ảnh hưởng đến nhiều game thủ, đặc biệt là giới học sinh - sinh viên. Nếu bạn sở hữu cho mình một dàn máy riêng, bạn sẽ phải bỏ tiền ra mua nó và tiền điện, tiền mạng... Nếu bạn là một cọc rễ ở quán net, bạn sẽ mất tiền chơi net khá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng sẽ mất một khoản tiền cho đồ ăn, nước uống, thuốc lá...
 Đối với nhiều game thủ, họ sẽ cần phải có một dàn máy xịn hay một con chuột thật tốt để chơi. Mà để sở hữu những món đồ như thế, số tiền bạn phải bỏ ra sẽ không hề nhỏ chút nào. Thêm nữa là những game thủ cầy game, họ sẽ mất những khoản tiền cho nạp thẻ. Với số tiền nạp vào, nhân vật của bạn sẽ mạnh hơn, đẹp hơn, ai mà chẳng muốn thế. 
Hãy thử làm những phép toán nho nhỏ xem bạn đã bỏ bao nhiêu tiền cho game rồi. Cũng khá nhiều đấy, phải không nào?
2. Về học tập và công việc
Học tập chính là vấn đề ngăn cản các thế hệ học sinh và game. Đương nhiên là vị phụ huynh nào cũng muốn con em mình học giỏi và không nghiện ngập, đâm đầu vào game. Nhiều học sinh - sinh viên hiện nay có xu hướng vì đam mê mà bỏ học để chơi game. Nếu bạn là học sinh, việc bỏ học sẽ khiến bạn bị hạ hạnh kiểm, sẽ ảnh hưởng đến công việc sau này. Nếu bạn là sinh viên, bạn sẽ mất điểm học tập và sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Thêm nữa nếu một sinh viên nghỉ học quá nhiều, họ sẽ phải học lại và chắc chắn sẽ lại mất tiền, ảnh hưởng đến kinh tế.
Với thời đại công nghệ hiện này, việc những bô lão chơi game đã là điều quá bình thường. Những bô lão ở đây là những người đã ổn định gia đình và công việc. Nhưng nếu quá sa đà vào game, họ sẽ phải chịu những hậu quả rất lớn. Không hoàn thành được công việc hay làm không tốt, những bô lão này sẽ có khả năng bị trừ lương hoặc đuổi việc. Việc này không chỉ ảnh hưởng riêng mình họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình, con cái, những tác hại sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
3. Về các mối quan hệ xã hội
Đây là một vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện này. Chắc hẳn các bạn đã đọc được các bài báo không hay về những mối quan hệ của game thủ đối với gia đình. Chỉ vì quá nhập tâm vào game mà các game thủ của chúng ta đã quên đi cuộc sống thực. Họ không để ý đến những thứ xung quanh nữa, chỉ cần cuộc sống trong game của mình bá đạo và đẹp là được. Những lời nói của cha mẹ cũng như anh em, bạn bè sẽ không còn trọng lượng bằng các hảo hán huynh đệ trong game. Việc này sẽ khiến bạn mất đi rất nhiều. Không có được những mối quan hệ, bạn sẽ cực kỳ khốn khổ nếu gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.
Nghiện Game ở giới trẻ là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác: ăn cắp, cướp giật => ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. 
Tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những bạn trẻ đam mê sáng tạo, học tập, ưa thích hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội sẽ phai nhạt mục đích, lí tưởng sống tương lai đất nước sẽ đi về đâu 
4. Về sức khỏe
Rối loạn giấc ngủ và tổn thương não bộ
Nguồn sáng mạnh có sắc xanh phát ra từ màn hình máy tính và điện thoại có khả năng ngăn cản việc cơ thể tiết ra melatonin vào ban đêm. Đây là hormone rất quan trọng trong việc điều hòa đồng hồ sinh học và quyết định đến giấc ngủ của con người. Ánh sáng xanh phá rối quá trình này và làm con người không có giấc ngủ ổn định. Ngoài ra, các trận game thâu đêm cũng làm giấc ngủ của người chơi bị rút ngắn nhiều hơn nữa.
Việc mất ngủ có rất nhiều tác hại với não bộ. Nếu ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ mỗi đêm, con người rất dễ rơi vào tâm trạng khó chịu, mất tập trung khi làm việc và học tập. Nặng hơn là suy giảm trí nhớ và làm giảm số lượng tế bào thần kinh. Tất cả đều là những tổn thương não bộ và rất khó phục hồi.
Tổn thương đến cột sống và khả năng vận động
Việc ngồi chơi game kéo dài, dủ ở tư thế chuẩn hay sai tư thế, đều để lại hậu quả với cột sống của người chơi như cong vẹo cột sống hoặc thoát vị do ngồi sai tư thế. Hậu quả sẽ là những cơn đau lưng và nhiều chứng bệnh đi kèm.
Ngoài ra, việc ngồi lâu sẽ làm giảm lưu thông máu xuống phần dưới của cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tê liệt cơ bắp, cũng như phá hủy các phần cơ bắp ở chân. Và kể cả có thoát khỏi các chứng bệnh này, người chơi vẫn sẽ phải đối mặt với chứng béo phì. Việc ít hoạt động thể dục thể thao, cũng như ăn quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ làm cơ thể béo lên nhanh chóng và càng làm người chơi yếu ớt hơn.
Vô sinh
Việc ngồi quá lâu, ngoài các tổn thương về cơ bắp và xương sống, còn một tác hại rất nguy hiểm là gây vô sinh. Người chơi game (hầu hết là nam) thường ngồi một tư thế duy nhất, điều này khiến cơ quan sinh dục bị chèn ép và không thể giải nhiệt được. Tình trạng này sẽ khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, đồng thời làm giảm lượng tinh trùng và về lâu dài sẽ làm tăng khả năng vô sinh.
Không thể tập trung vào công việc và học tập
Chơi game quá nhiều sẽ khiến con người mất đi sự tập trung cho những công việc thường nhật. Không ai có thể làm việc hiệu quả khi trong đầu chỉ lởn vởn các ý tưởng về trận game vừa diễn ra, cũng như các kế hoạch cho các trận đấu sắp tới.
Khi hiện tượng này xảy ra, nhiều người sẽ cố tìm cách làm tất cả công việc càng nhanh càng tốt. Nhưng nó sẽ càng làm hiệu quả công việc giảm thấp hơn nữa, do họ không thể tập trung vào xử lý từng việc một.
Trí nhớ suy giảm
Quá trình chơi game kéo dài sẽ làm con người không thể tiếp nhận các thông tin khác. Từ đó, não bộ không thể lưu giữ thông tin một cách hiệu quả. Hậu quả là tình trạng "hay quên" hoặc thậm chí là hoàn toàn mất một phần trí nhớ.
Những người chơi game quá nhiều luôn ở trong tình trạng lơ mơ và không nhớ những gì mình đã làm, đó chính là biểu hiện của tình trạng trí nhớ suy giảm.
Não bộ người nghiện game tương tự não của người nghiện ma túy
"Nghiện game" hay "nghiện internet" không phải một thuật ngữ được phụ huynh dọa con cái. Đây là một chứng bệnh thực sự, và đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các con nghiện game.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự bất thường trong chất trắng và chất xám não bộ của người nghiện game. Chúng làm gián đoạn và ức chế các vùng não bộ quản lý cảm xúc, sự tập trung và gây ảnh hưởng nặng tới việc đưa ra các quyết định của con người. Nghiên cứu cũng chỉ ra người nghiện rượu và ma túy có những vùng não bất thường tương tự như vậy.
 V. 	Những biện pháp giúp giới trẻ từ bỏ việc nghiện Game Online
Chấp nhận rằng "mình có vấn đề"
Trước hết khi muốn từ bỏ một thói quen xấu đã bị quy thành "nghiện ngập" thì game thủ cần phải thừa nhận rằng mình đang gặp vấn đề và cần phải giải quyết điều này. Nếu như chúng ta khẳng định rằng mình không nghiện game thì thực chất những phương pháp sau chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Nhờ bạn thân "ngăn cản"
Rất nhiều game thủ lao vào thế giới ảo và chìm trong đó chỉ vì họ có rất nhiều bạn bè đang "sống chung" trong đó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nhờ những người đồng đội này "giải thoát" chính bản thân họ và mình ra khỏi cơn nghiện game online. Cách thức đơn giản nhất chính là tìm cho mình một niềm vui chung trong thế giới thực.
Khiến bản thân bận rộn
Hãy làm cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc cần làm như đọc sách, tập luyện thể thao, đi chơi với bạn gái, tìm việc làm bán thời gian... và tất nhiên những giây phút thảnh thơi dành cho game online sẽ biến mất, đồng nghĩa với việc cai nghiện thành công.
Vai trò của gia đình
Vì thế gia đình có vai trò quan trọng trong việc phục hồi nghiện game online ở người nghiện. Sự can thiệp với gia đình nên tập trung vào những phần chính sau: gia đình phải thấy rõ được vai trò của mình trong việc phục hồi nghiện, giảm những lời quở trách với  những người nghiện về những hành vi của họ, cải thiện sự liên lạc một cách rõ ràng trong các thành viên trong gia đình, cần quan tâm chia sẻ nhửng khó khăn mà họ đang trải qua, giúp người nghiện tìm ra được đáp ứng tâm lý, nhu cầu cảm xúc khi lên mạng, gia đình nên giúp đỡ sự phục hồi của người nghiện bằng cách như tìm ra những sở thích mới, có những kỳ nghỉ dài, hoặc lắng nghe những cảm giác người nghiện. Ý thức mạnh mẽ từ phía hổ trợ gia đình có thể làm cho bệnh nhân nghiện game online có khả năng phục hồi.
Từ phía gia đình nên tìm hiểu thêm tâm lý sở thích của từng em từ đó xoay chuyển và hướng đam mê con em mình từ internet nói chung sang những đam mê khác thực tiễn và tích cực hơn như các hoạt động rèn luyện và khơi dậy năng khiếu như: Nhảy múa, ca hát, vẽ, học võ, học ngoại ngữ...
Nhẹ nhàng và để tách dần con mình khi có dấu hiệu "gắn bó" với internet bằng cách đưa ra những thỏa thuận công bằng giữa ba mẹ và con cái như: thời gian online sẽ là phần thưởng sau giờ học tốt;  điểm tốt - học tốt thì được phép chơi trong bao nhiêu tiếng, điểm còn kém thì bị cách ly trong 1 ngày hoặc bao nhiêu tiếng
Hạn chế cho tiền mà ít tiếp xúc với các em. Nên có nhiều thời gian để cùng làm, cùng chơi với các em dù ở độ tuổi nào, thậm chí ở một vài game đơn giản bạn có thể cùng tham gia với con em mình, nhưng ra điều kiện về thời gian và mức độ. 
Tìm kiếm những môi trường lành mạnh và giao tiếp nhiều để con em mình tránh cô lập mình và tìm vui trong các sở thích của internet, có thể tăng cường thêm chuyện đưa con em mình đi mua sách và đọc sách...
Tìm hiểu thêm một số chương trình ví dụ như trong môi trường quân đội, rèn luyện ý thức kỷ luật cũng như những bài học về tình yêu thương gia đình, các kỹ năng mềm và môi trường cùng bạn bè để các em bỏ được thói quen online là chơi game mà có thể online chỉ để trò chuyện trao đổi với bạn bè, "đồng đội" của mình...

File đính kèm:

  • docDoan_Nam_Hai.doc
Giáo án liên quan