Tìm hiểu các hình thức của thực hiện pháp luật

a) Áp dụng pháp luật: Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các hình thức của thực hiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Hồng.
Ngành: SP Sinh – K38.
Môn: Pháp luật đại cương.
Lớp: Chiều T5 (tiết 7 – 8).
ĐỀ BÀI
Tìm hiểu các hình thức của thực hiện pháp luật.
BÀI LÀM
Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Các hình thức của thực hiện pháp luật: Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:
Tuân thủ pháp luật: Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. 
Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.
VD: Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 
Tức là chủ thể rất muôn sử dụng ảnh nhưng bị PL cấm, nên phải tuân theo. 
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). 
Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
VD: Chẳng hạn ký kết hợp đồng, thực hiện các quyền khởi kiện, khiếu nại trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Thi hành pháp luật: Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. 
Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực. 
VD:  Một người thấy ngưới khác đang lâm vào tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng và người đó đã cứu giúp. 
Tức là người đó đã bằng hành động tích cực thi hành quy định về nghĩa vụ công dân của PL.
Áp dụng pháp luật: Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 
Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. 
VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông.
Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
 cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt.àVD: 1 người vượt đèn đỏ
+Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được.
VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết.
+Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước.
VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện.
VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn
Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau: 
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định.
VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định.
Từ sự phân tích trên cho thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách, hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. 
Hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. 
Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau: 
Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. 
Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định. 
Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể, nếu không phù hợp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. 
Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh,... 
Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật không thể thực hiện được. 
Như vậy, văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

File đính kèm:

  • docCac_hinh_thuc_cua_thuc_hien_phap_luat.doc