Tiểu sử các anh hùng có công với đất nước

 Lê Hoàn là một gương mặt anh hùng dân tộc cá tính mạnh mẽ cuối thế kỉ 10. Xuất thân từ một đứa trẻ ở làng Kẻ Sập( Trung Lập thuộc tỉnh Thanh Hóa ), chỉ có một người mẹ nghèo mà không biết tên cha. Lê Hoàn đã trải qua một tuổi thơ gian khó: mồ côi mẹ phải đi làm thuê cho người rồi phiêu bạt kiếm sống. Trưởng thành, vào quân ngũ giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn “ Thập nhị sứ quân” bộc lộ khả năng võ nghệ, Lê Hoàn trở thành vị tướng tin cậy của Vạn Thành Vương. Triiều đình ở Hoa Lư thành lập Lê Hoàn được cử làm “ Thập đại tướng quân” (tổng tư lệnh quân đội thời bấy giờ)

 Khi Đinh Bộ Lĩnh bị ám sát, trước nguy cơ bị chia rẽ trong triều và ngoài nước thì bị quân Tống đe dọa xâm lược, quân sĩ quyết định cử Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế và được sự ủng hộ của Thái Hậu Dương Vân Nga(vợ góa của Đinh Tiên Hoàng ). Lê Hoàn trở thành vị vua khai sáng của triều Lê(Tiền Lê) vào năm 980.

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu sử các anh hùng có công với đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ‘’Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi’’. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.
Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ‘’nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng’’ và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930-12/12/1953), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/05/1955), hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Triệu Ấu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình có mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt rồi giết. Anh phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau năm năm đi ở, anh trốn về ở với dì và tham gia du kích. Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch.
        Đông Xuân 1953 – 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt đèu bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Pháp liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn.
Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.
        Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân phản kích đợt ba, quân Pháp điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.          
 Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Anh được kết nạp Đảng tại trận địa.
         Sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã đi vào thơ ca. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học
12
Tiểu sử: TRẦN QUỐC TOẢN
Trần Quốc Toản là con Trung Thành Vương thuộc dòng dõi Vương Hầu nhà Trần, được phong tước là Hoài Văn Hầu. Tuổi thiếu niên của Trần Quốc Toản gắn liền với những năm tháng hào hùng chống giặc Nguyên – Mông lần thứ hai của dân tộc ta.
Tháng 12 – 1285, vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta, dưới Thoát Hoan có các đại tướng lừng danh của quân Nguyên như Lý Hằng, Lý Quán, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp
Trước đó vào cuối năm 1282 triều đình tổ chức hội nghị quân sự ở bến Bình Than bàn kế chống giặc. Trần Quốc Toản khi ấy mới 16 tuổi, vì còn là thiếu niên nên không được vào dự họp bàn, Quốc Toản bực tức tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết.
Ra về, Trần Quốc Toản huy động hơn nghìn trai tráng trong vùng, mua sắm ngựa xe vũ khí, may lá cờ đại, thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua)
Khi quân Nguyên sang đánh, lúc đối trận với giặc. Trần Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lùi không dám đối địch.
Triều đình tin tưởng cho Trần Quốc Toản làm phó tướng tham gia vào các chiến dịch Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương Trong lần truy đuổi quân Nguyên ở sông Như Nguyệt, Trần Quốc Toản đã anh dũng hy sinh
13
Tiểu sử: NGUYỄN VIẾT XUÂN
     -Sinh năm 1934,
     - Dân tộc Kinh,
-         Quê quán xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc,
-         Nhập ngũ tháng 11 năm 1952
-         Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
-         Ngày 1 tháng 1 năm 1967, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
-         Được tặng 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 01 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 6 bằng khen và giấy khen. 
NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI VỚI KHẨU LỆNH “NHẰM THẲNG QUÂN THÙ, BẮN”    
     Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.      
      Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.  Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch, giải phóng miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam.
         Hoà bình lập lại ở miền Bắc, đơn vị của Anh làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng. Bản thân, tuy sức yếu hơn so với đồng đội, song công việc nào được giao, dù nặng nhọc, vất vả, đồng chí vẫn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
         Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”
 Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mỹ. Lưới lửa của đại đội vây chặt lũ máy bay Mỹ và một chiếc nữa lại phải đền tội. Trận chiến đấu vừa tạm dứt, đồng chí đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình động viên quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Máy bay địch lại ập đến, điên cuồng bắn phá trận địa của đại đội. Một lần nữa cuộc chiến đấu lại diễn ra khốc liệt tiếng máy bay của địch gầm rú trên bầu trời liên tiếp nhả các loạt bom xuống trận địa, đồng chí bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: “Tôi không việc gì” và căn dặn y tá không được cho mọi người biết. Và vẫn tỉnh táo theo dõi cuộc chiến đấu, biểu dương kịp thời những chiến sĩ và khẩu đội lập công. Sau trận chiến đấu ác liệt, đồng chí chỉ định người thay thế, phân công người chăm sóc các đồng chí bị thương, bình tĩnh bàn giao cộng việc rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trở về tuyến sau, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, nguyễn Viết Xuân thấy mình khó qua được, anh đã bình tĩnh trao đổi nhiệm vụ với người thay thế, dặn dò cặn kẽ việc chấp hành Nghị quyết của Chi bộ và nêu một số đề nghị về công tác phát triển Đảng, Đoàn và khen thưởng trong đơn vị. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu uý, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tấm gương chiến đấu anh dũng quên mình vì nhiệm vụ của đồng chí được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị rất cảm phục, cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình.
         Với những thành tích xuất sắc đạt được trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đồng chí Nguyễn Viết Xuân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 6 bằng khen và giấy khen.
Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
14
Tiểu sử: NGUYỄN BÁ NGỌC
          Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 – 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào.
Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc.
Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi.
Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện.Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc.
Ngày nay ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh) đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.
15
Tiểu sử: KIM ĐỒNG
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
           Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. 
           Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
16
Tiểu sử: NGUYỄN VĂN TRỖI
          Quê anh ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 15 tuổi anh ra Đà Nẵng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện, trở thành một chiến sĩ giải phóng trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn sau khi được tổ chức vào Đoàn Thanh niên.
          Anh đã nhận nhiệm vụ chôn bom ở cầu Công Lý để giết tên Mác Na-ma-ra. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ đến Sài Gòn để ra lệnh cho tay chân chống lại nhân dân ta.
Ngày 9-5-1964, trong khi chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đặt chất nổ ở cầu Công Lý thì anh bị địch bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển.Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: “Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng.”
          Cuối cùng chúng quyết định giết anh. Ra tới nới bắn người ở trường bắn, chúng bịt mắt anh. Anh giật chiếc khăn ra và nói:- “Không! Phải để tôi nhìn mảnh đất này! Mảnh đất thân yêu của tôi”.
          Và anh hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi:Đả đảo đế quốc Mỹ!Đả đảo Nguyễn Khánh!Hồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!Việt Nam muôn năm!”
           Anh đã được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
17
Tiểu sử: VÕ THỊ SÁU
Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa, tỉnh Đồng Nai.Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. 
Năm 14 tuổi (1949) chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.
Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc.Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị Sáu. Chúng sợ các chiến sĩ cách mạng ở trong tù sẽ nổi dậy phản đối. 
Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”
18
Tiểu sử: LÝ TỰ TRỌNG
LÝ TỰ TRỌNG – Anh là con của một gia đình cách mạng vốn quê ở Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh) bị địch khủng bố phải chạy sang Thái Lan và sinh anh ở đó. Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng ở Quãng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927. Năm 1929 anh được đoàn thể đưa về nước hoạt động, làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn còn hoạt động cách mạng trong thanh niên công nhân và học sinh. Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-2-1931 anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời:- Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy.Ra trước tòa, viên luật sư bào chữa cho anh rằng: Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động không có suy nghĩ. Anh gạt phắt đi:“- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931 kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.
19
Tiểu sử: LÝ THƯỜNG KIỆT
                                                                                            Sông Núi Nước Nam
                                                                                    Sông núi nước Nam vua Nam ở
                                                                                   Rành rành định phận tại sách trời
                                                                                      Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
                                                                                       Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !
Đôi dòng tiểu sử 
         Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý Thường Kiệt. 
Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long. 
Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105). 
         Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úy. Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn... 
         Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
          Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Bài thơ xuất hiện năm 1077 giữa cuộc chiến đấu oanh liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (khúc sông Cầu thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc ngày nay) giữa quân dân Đại Việt và mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy. Tương truyền giữa lúc khó khăn, quân sĩ hai bên một đêm bỗng nghe tiếng ngâm vang vọng của bài thơ trên từ đền thờ Trương Hống Trương Hát (hai tướng tài c

File đính kèm:

  • docTen_cac_anh_hung.doc
Giáo án liên quan