Tiểu luận Tìm hiểu tình hình cải cách thủ tục hành chính về cơ chế một cửa và một cửa liên thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Một là, người dân Thành phố Huế có địa bàn cư trú đa dạng, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ người dân sống trên thuyền, trình độ dân trí thấp, sinh sống trên sông nước từ lâu nên họ không có thói quen thực hiện các qui định về đăng ký những hộ tịch, hộ khẩu, tư pháp. tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, Thành phố Huế đã giải tỏa và đưa số dân cư này lên sinh sống tại các khu qui hoạch trên đất liền nhưng người dân thường có tâm trạng lo âu, dò xét, sợ sệt, không muốn tiếp xúc và không hợp tác với cơ quan nhà nước khi thực hiện các TTHC. Tư tưởng và phong cách sống tự do, sống ngoài "phạm vi quản lý" của chính quyền đại phương của bộ phận dân cư này cản trở rất lớn đên việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các phường, xã của Thành phố Huế.

Hai là, với đặc điểm tình hình khí hậu của thành phố, mùa hè nhiệt độ tăng rất cao, một năm có đến 6 tháng mưa, ngập lụt nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các phường nội thành. Việc niêm yết công khai các TTHC tại trụ sở UBND các phường, xã gặp trở ngại khá lớn, thường phải niêm yết ở vị trí cao từ 2m đến 2,5m để tránh nước lụt. Điều này làm cho người dân khó khăn khi tìm hiểu về nội dung niêm yết.

docx55 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tình hình cải cách thủ tục hành chính về cơ chế một cửa và một cửa liên thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n người dân thành phố Huế thường có tính cách bảo thủ, cố chấp, khó thay đổi phong cách sống, trầm tĩnh, ngại đổi mới. Người dân Thành phố Huế theo nhiều tín ngưỡng khác nhau, đây là vùng đất có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, có số lượng tín đồ phật tử, thiên chúa giáo rất lớn, tỷ lệ người dân có thói quen thực hiện theo qui tắc của tôn giáo mình khá lớn. 
Về trình độ của cán bộ công chức: Theo số liệu thống kê của Sở Nội Vụ thì đội ngũ cán bộ, công chức có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đến năm 2009 có 23.673 người, trong đó 2.152 người (chiếm 9,09%) làm nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, 21.521 người ở các đơn vị sự nghiệp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên đại học 2,9%, đại học và cao đẳng 81,11%, trung cấp 13,41%, các hình thức khác 2,58%; được bồi dưỡng quản lý nhà nước 16,72%; tin học 54,19%; ngoại ngữ 30,54%. Tuy đã được đầu tư đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nhưng tỷ lệ cán bộ, công chức chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý hành chính chiếm một số lượng lớn nên việc xử lý các tình huống khi thực hiện các thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế.
 Trình độ dân trí không đồng đều nhau giữa các phường, xã. Ở một số phường, xã có người dân vạn đò sinh sống thì việc thực hiện những thủ tục hành chính đơn giản người dân cũng phải mất rất nhiều thời gian đi lại để hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu. Chẳng hạn, thủ tục hành chính xin cấp phép xây dựng nhà, hồ sơ chính sách, hoặc tư pháp - hộ tịch,... cần liên hệ giải quyết hay xác nhận UBND cấp xã thì họ lúng túng không thực hiện được hoặc ngại không muốn "lên bờ" gặp cơ quan công quyền nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai cơ chế tại những phường, xã có đặc điểm này.
Xuất phát từ những đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và xã hội trên việc xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp xã của Thành phố Huế có những thuận lợi và khó khăn sau:
Những thuận lợi: 
Một là, xuất phát từ vị trí của Thành phố Huế là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội của Tỉnh nên được Tỉnh quan tâm đầu tư khá lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng các khu đô thị, phân cấp thực hiện nhiều dự án đầu tư, được tỉnh lựa chọn làm đơn vị thực hiện thí điểm CCTTHC, ngân sách hàng năm phân cấp về cho UBND Thành phố khá lớn. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và trang bị các phương tiện làm việc khi thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố Huế nói chung và tại UBND các phường, xã nói riêng.
Hai là, tính cách và phong cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm, tinh tế của người dân Thành phố Huế giúp cho việc thực hiện CCTTHC nói chung và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cấp xã nói riêng dễ dàng nhận được sự ủng hộ của người dân. Khi người dân đến cơ quan hành chính nhà nước để liên hệ giải quyết công việc theo TTHC, chính thái độ nhẹ nhàng, nhã nhặn, ôn hoà trong giao tiếp với công chức của phần lớn người dân sẽ tạo được không khí làm việc thoải mái, thân thiện. Điều đó đòi hỏi đội ngũ CB, CC cũng phải thay đổi tư duy trong phong cách phục vụ công dân, bản thân CB, CC phải luôn luôn tự điều chỉnh mình để có những chuẩn mực ứng xử phù hợp với người dân. Đây là một yếu tố thuận lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi lề lối, phong cách làm việc của CB, CC khi thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Ba là, do người dân thành phố sinh sống chủ yếu bằng nghề dịch vụ, kinh doanh du lịch,... nên người dân thường xuyên phải tận dụng mọi cơ hội kinh doanh để phục vụ công việc làm ăn, buôn bán của mình, thời gian giành cho việc liên hệ, thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan công quyền rất hạn chế. Vì thế, người dân luôn mong muốn cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND cấp xã nói riêng thực hiện giải quyết TTHC với thời gian nhanh nhất, tiết kiệm được công sức và tiền của của người dân. Do vậy, việc đổi mới cơ chế giải quyết TTHC theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả sẽ được người dân hoan nghênh, hợp tác thực hiện. 
Những khó khăn:
Một là, người dân Thành phố Huế có địa bàn cư trú đa dạng, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ người dân sống trên thuyền, trình độ dân trí thấp, sinh sống trên sông nước từ lâu nên họ không có thói quen thực hiện các qui định về đăng ký những hộ tịch, hộ khẩu, tư pháp... tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, Thành phố Huế đã giải tỏa và đưa số dân cư này lên sinh sống tại các khu qui hoạch trên đất liền nhưng người dân thường có tâm trạng lo âu, dò xét, sợ sệt, không muốn tiếp xúc và không hợp tác với cơ quan nhà nước khi thực hiện các TTHC. Tư tưởng và phong cách sống tự do, sống ngoài "phạm vi quản lý" của chính quyền đại phương của bộ phận dân cư này cản trở rất lớn đên việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các phường, xã của Thành phố Huế.
Hai là, với đặc điểm tình hình khí hậu của thành phố, mùa hè nhiệt độ tăng rất cao, một năm có đến 6 tháng mưa, ngập lụt nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các phường nội thành. Việc niêm yết công khai các TTHC tại trụ sở UBND các phường, xã gặp trở ngại khá lớn, thường phải niêm yết ở vị trí cao từ 2m đến 2,5m để tránh nước lụt. Điều này làm cho người dân khó khăn khi tìm hiểu về nội dung niêm yết. Hơn nữa, số lượng các loại giấy tờ tùy thân, hồ sơ hành chính của người dân thường bị thất lạc, hỏng mất nên số lượng làm lại hồ sơ, giấy tờ chiếm tỷ lệ khá cao, công tác lưu trữ của cơ quan hành chính gặp nhiều trở ngại. 	
Ba là, với tính cách bảo thủ, cố chấp, khó thay đổi phong cách sống, trầm tĩnh, ngại đổi mới của người dõn Thành phố Huế nờn khi thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liờn thụng tại UBND cỏc phường, xó gặp một số khú khăn nhất định như: khú thay đổi tư tưởng, nhận thức về vị trớ của cụng dõn và CB, CC nhà nước; về qui trỡnh TTHC; người dõn thường quen với việc liờn hệ trực tiếp với cụng chức chuyờn mụn để yờu cầu giải quyết TTHC, cú tõm lý “bồi dưỡng” cho CB, CC để được ưu ỏi hơn nờn sẽ khụng muốn “tố cỏo” những hành vi nhũng nhiễu của CB, CC, thường mang tõm lý “thoả hiệp” trước những sai phạm của CB, CC. Điều này ảnh hưởng khụng nhỏ đến việc phỏt huy những ưu việt của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liờn thụng.
Bốn là, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã ở các lĩnh vực chuyên ngành không đồng đều (lĩnh vực tư phỏp chiếm số lượng lớn, chủ yếu là cỏc hệ đào tạo từ xa, tại chức, cũn lĩnh vực đất đai, xõy dựng chưa đủ số lượng) nờn việc tiếp thu cỏc qui định mới của phỏp luật chuyờn ngành gặp khỏ nhiều khú khăn, cựng một nội dung của văn bản phỏp luật nhưng mỗi cỏn bộ, cụng chức hiểu khỏc nhau hoặc hiểu một cỏch mỏy múc nờn gõy bất lợi cho tổ chức, cụng dõn khi yờu cầu giải quyết thủ tục hành chớnh. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số đơn vị về cải cách hành chính chưa đồng bộ, không muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm theo cơ chế mới khi thực hiện giao dịch hành chính với công dân, nên vẫn duy trì thói quen bảo thủ, trì trệ làm việc không chuyên nghiệp, vi phạm qui định về kỷ luật công vụ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực hiện cơ chế.
2.2 Đỏnh giỏ chung về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa lien thong tại Uywr ban nhõn dõn cấp Xó của Thành phố Huế.
2.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, về công tác chỉ đạo điều hành.
Trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của Thành phố Huế đã được lãnh đạo UBND Thành phố Huế quan tâm sâu sát, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo UBND các xã, phường trong Thành phố nên tiến độ thực hiện cơ chế một cửa tại UBND các phường, xã tiến hành nhanh chóng, các văn bản qui phạm pháp luật của UBND Tỉnh ban hành đều được UBND Thành phố Huế chi tiết hóa thực hiện, UBND các phường, xã cũng khẩn trương thực hiện các quyết định của UBND Thành phố. Do có sự chuẩn bị chu đáo nên UBND các phường, xã của Thành phố Huế đã xây dựng được đề án và ban hành được qui trình thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm chất lượng, kịp thời, thuận lợi cho quá trình thực hiện cơ chế, khắc phục được nhược điểm thủ tục hành chính rườm rà của cơ chế cũ, tạo nên một không khí làm việc mới trong giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương, được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ. 
Để biết được ý kiến đánh giá của đội ngũ công chức về công tác chỉ đạo điều hành thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của Thành phố Huế. Tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến 60 công chức về công tác này theo mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục. Kết quả thể hiện qua Bảng khảo sỏt 2.2.
 Với 60 phiếu thu được, số lượng người được hỏi về công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản thực hiện cơ chế một cửa tại địa phương như thế nào có 86,7% trả lời là kịp thời, còn 13,3 % trả lời chưa kịp thời. 
Bảng 2.2: Đánh giá của công chức về công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cơ chế
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Kịp thời
52
86.7
86.7
86.7
Không kịp thời
8
13.3
13.3
100.0
Total
60
100.0
100.0
(Kết quả tính toán từ số liệu điều tra)
Như vậy, công tác chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa đã được lãnh đạo của UBND Thành phố Huế và UBND các phường, xã quan tâm thực hiện rất tốt. Điều này hoàn toàn chính xác với thực tế thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành triển khai cơ chế tại địa phương. 
Thứ hai, về công tác xây dựng qui trình thực hiện TTHC và công tác bố trí sắp xếp đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ.
UBND các phường, xã đều quan tâm và thực hiện khá tốt việc rà soát, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy; bố trí công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ kịp thời, cơ bản phù hợp với yêu cầu công việc. Qui trình giải quyết thủ tục hành chính được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, hợp lý nên lãnh đạo UBND có điều kiện kiểm tra, giám sát đối với công chức thực thi công vụ, khắc phục dần tình trạng chậm trễ, quan liêu, làm cho tổ chức và hoạt động của UBND phường, xã gọn nhẹ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện thành công các chủ trương cải cách hành chính của tỉnh, của thành phố.
Muốn biết được đánh giá của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã về công tác bố trí công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ tại UBND các phường, xã của Thành phố Huế, chúng ta quan sát Bảng 2.3.	 
Bảng 2.3: Đánh giá của công chức về việc bố trí vị trí công tác phù hợp năng lực, sở trường
Frenquency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Phù hợp
31
51,7
51,7
51,7
Không phù hợp
29
48,3
48,3
100,0
Total
60
100,0
100,0
( Kết quả tính toán từ số liệu điều tra).
Qua Bảng 2.3 cho thấy có 51,7 % trả lời là việc bố trí công tác phù hợp năng lực, sở trường. Điều đó cho thấy việc bố trí công chức chuyên môn tại UBND các phường, xã bảo đảm tính kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. 
Thứ ba, chất lượng giải quyết TTHC được cải thiện rõ rệt. 
Thông qua qui trình giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, các cá nhân tổ chức ở những phường nội thành như Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Kim Long... hoặc những phường có đông dân vạn đò sinh sống tiết kiệm được thời gian gấp 3 lần so với thời gian trước đây. Số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể, tỷ lệ hồ sơ tồn đọng, trễ hẹn giảm đáng kể, điều này thể hiện vai trò tích cực của cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính cấp cơ sở. 
Để biết được đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với việc trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã, tác giả tiến hành điều tra 90 cá nhân, tổ chức. Kết quả điều tra được thể hiện tại Bảng 2.4.
Quan sát Bảng 2.4 ta nhận thấy đa số người dân đều đánh giá rất cao về việc bảo đảm thời hạn trả hồ sơ theo đúng giấy hẹn và qui định của pháp luật với 92,3 %, có 7,7 % cho rằng thời gian trả hồ sơ sớm hơn giấy hẹn. Điều này thể hiện, thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa đã được UBND các phường, xã thực hiện rất tốt, bảo đảm giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời, mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân, tổ chức. 
Bảng 2.4: Đánh giá của cá nhân, tổ chức về thời hạn giải quyết TTHC
Frenquency
Percent (%)
Valid Percent
Cumulative Percent
1
Đúng thời hạn
83
92,3
92,3
92,3
2
Ngắn hơn
7
7,7
7,7
100,0
Tổng cộng
90
100,0
100,0
( Kết quả tính toán từ số liệu điều tra).
Thứ tư, hầu hết các phòng làm việc của Bộ phận TN & TKQ đều bố trí được địa điểm thuận lợi, khang trang, thoáng mát, có đủ bàn ghế để công dân ngồi chờ, có nội qui tiếp công dân, các TTHC được niêm yết một cách công khai đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân. Từ đó, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với công chức trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
 Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được lãnh đạo UBND cấp xã quan tâm đầu tư cơ bản. 100 % UBND các phường, xã đều đã xây dựng mạng thông tin nội bộ, 70% cán bộ, công chức phường, xã đã thực hiện tốt việc lưu trữ, theo dõi cập nhật thông tin, báo cáo bảo đảm chế độ báo cáo thông tin cho cấp lãnh đạo thanh chóng, kịp thời.
2.2.2 Những hạn chế, khó khăn của việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp xã của Thành phố Huế
Thứ nhất, về công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng qui trình.
 Hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của UBND Thành phố còn chậm. Cơ chế một cửa đã được hình thành tại Thành phố Huế từ năm 2000 nhưng đến tháng 9/2001 UBND Thành phố mới có văn bản chính thức thực hiện cơ chế một cửa tại cấp xã nên ảnh hưởng đến việc triển khai xây dựng đề án thực hiện cơ chế một cửa ở các phường, xã.
Công tác chỉ đạo của UBND Thành phố, phòng Nội vụ đối với UBND các phường, xã chưa thường xuyên, quyết liệt, phương pháp chỉ đạo còn chung chung, thiếu tính cụ thể đối với phường, xã có những đặc trưng riêng như các phường trong khu vực nội thành, các phường có đông dân cư vạn đò sinh sống, những phường, xã có số lượng lớn dân cư theo tôn giáo,... nên chưa phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế một cửa của những phường, xã này. Do đó, cần phải thay đổi phương pháp chỉ đạo điều hành phù hợp với đặc điểm của từng phường, xã trong thành phố để phát huy tốt những thế mạnh của từng phường, xã cụ thể trong thành phố, có như vậy mới thực hiện thành công cơ chế một cửa, tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng cơ chế một cửa liên thông cấp xã của thành phố.
Hoạt động xây dựng đề án và ban hành qui trình thực hiện cơ chế một cửa tại một số UBND phường, xã còn chậm, mang tính hình thức, chưa bảo đảm đúng qui định của cấp trên, nhiều đơn vị còn cứng nhắc dựa hoàn toàn vào qui trình, tài liệu từ các đơn vị làm thí điểm, không căn cứ vào đặc điểm địa phương nên khi thực hiện qui trình gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, điều đó ảnh hưởng khá lớn đến tính khả thi của việc thực hiện qui trình.
Thứ hai, về công tác lựa chọn, bố trí sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của Thành phố Huế
Số lượng các phường, xã bố trí công chức không đúng chuyên môn, nghiệp vụ, chưa bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất còn chiếm số lượng lớn. Công tác tập huấn đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa chưa có chương trình phù hợp yêu cầu, chủ yếu tập huấn lý thuyết về cải cách, phương pháp tập huấn chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng cụ thể của đội ngũ này như: kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý những tình huống cụ thể... Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao và chưa cú tổng kết rỳt kinh nghiệm sau khi đào tạo nờn khụng đỏnh giỏ đỳng thực chất năng lực, trỡnh độ của cụng chức thực hiện cơ chế một cửa.
 Quan sát kết quả đánh giá tại Bảng 2.3 cho thấy có 48,3% số công chức cho rằng việc bố trí công việc không đúng năng lực sở trường. Tỷ lệ này phản ánh sự khụng bằng lũng của cụng chức về cụng tỏc bố trớ sắp xếp nhõn sự. Vậy nguyờn nhõn dẫn đến sự khụng phự hợp năng lực làm việc là gỡ, chỳng ta xem Bảng 2.5.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ.
Muốn biết đánh giá của đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn như thế nào, chúng ta quan sát Bảng 2.6 và Bảng 2.7
Bảng 2.6: Đánh giá của đội ngũ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
Frenquency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
0 lần
26
43,3
43,3
43,3
1 lần
23
38,3
38,3
81,1
2 lần
11
18,3
18,3
100,0
>= 3 lần
0
00,0
00,0
100,0
Total
60
100,0
100,0
( Kết quả tớnh toỏn từ số liệu điều tra ).
	Kết quả trình bày ở Bảng 2.6 cho thấy đại đa số công chức được điều tra (chiếm trên 80 %) đã trả lời là không được hoặc chỉ được 1 lần tham gia tập huấn về CCTTHC, cơ chế một cửa. Chỉ 18, 3 % trả lời được tập huấn 2 lần, kết quả này thể hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức thực hiện cơ chế CCTTHC ở phường, xã còn khá khiêm tốn. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế thực hiện công tác này tại UBND các phường, xã của Thành phố Huế trong thời gian qua.
Thứ ba, về công tác tuyên truyền.
 Công tác tuyên truyền về cơ chế một cửa và thực hiện cơ chế một cửa chưa được lãnh đạo UBND các phường, xã quan tâm đúng mức. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chủ yếu tuyên truyền chung về cải cách hành chính, số lượng các buổi tuyên truyền chuyên sâu về cơ chế một cửa chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Còn một số phường niêm yết công khai thủ tục hành chính, lệ phí.. mang tính hình thức, đối phó, niêm yết ở những vị trí không thuận tiện cho việc theo dõi của nhân dân. 
Bảng 2.8: Đánh giá của người dân về công tác công khai của TTHC 
Frenquency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Dễ nhìn, dễ đọc
43
47,3
47,3
47,3
Khó nhìn, khó đọc
47
52,7
52,7
100,0
Total
90
100,0
100,0
( Kết quả tớnh toỏn từ số liệu điều tra).
Theo kết quả tại Bảng 2.8 có 52,7 % tỷ lệ người dân cho rằng vị trí công khai TTHC chưa khoa học, niêm yết quá cao, chữ nhỏ khó nhìn thấy, khó khăn khi tìm hiểu. Do đó, lãnh đạo UBND Thành phố Huế, UBND các phường, xã cần phải tăng cường công tác kiểm tra cách thức hoạt động, bố trí niêm yết TTHC ở vị trí thích hợp, phát huy tối đa ưu điểm của cơ chế một cửa.
 Thứ tư, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện cơ chế một cửa. Số lượng phường, xã có phòng làm việc cho Bộ phận TN & TKQ không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu chiếm tỷ lệ lớn, ví dụ như phường Thuận Hòa, Kim Long, An cựu,... diện tích từ 16m2 đến 24m2, với diện tích như thế người dân đến giao dịch đông sẽ không đủ chỗ ngồi chờ. Việc trang bị máy tính chưa đồng bộ, máy sử dụng cũ, hay hư hỏng, tiến độ triển khai ứng dụng các phần mềm tin học còn chậm, việc tham mưu giải pháp trang bị phần mềm còn lúng túng, phân tán, chưa hiệu quả nên có phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
 Quan sát Bảng 2.9 ta thấy, có 52,7 % cho rằng phòng làm việc chật hẹp, không thoáng mát, thiếu thùng thư góp ý, ghế ngồi chờ, sắp xếp không gọn gàng, đồ đạc không ngăn nắp. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế về cơ sở vật chất của Bộ phận TN & TKQ tại UBND các phường, xã. Trong thời gian sắp đến, lãnh đạo UBND các phường, xã cần quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp, cải tạo, sắp xếp lại phòng làm việc để đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, đem lại thoải mái cho người dân.
Bảng 2.9: Đánh giá của người dân về cách bố trí phòng làm việc
Frenquency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Không gọn
gàng, chật hẹp
47
52,7
51,6
51,6
Gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát
44
47,3
47,3
100,0
Total
90
100,0
100,0
(Kết quả tính toán từ số liệu điều tra).
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện cơ chế một cửa chưa thường xuyên, số lượng các phường, xã không xây dựng kế hoạch tự kiểm tra còn chiếm số lượng lớn. Đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận một cửa và cán bộ, công chức làm việc tại đây còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên chưa sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá vào xếp loại công chức cuối năm, chưa là cơ sở, động lực khuyến khích công chức làm việc, chế độ thưởng phạt không rõ ràng nên hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá không cao.
Thứ sáu, chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp xã. Cơ chế một cửa liên thông là sự phát triển hoàn thiện của cơ chế một cửa nhưng Thành phố Huế mới chỉ tiến hành xây dựng đề

File đính kèm:

  • docxco che mot cua co che mot cua lien thong tai Uy ban nhan dan cap xa cua thanh pho Hue hien nay.docx
Giáo án liên quan