Tiểu luận Thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam

Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014 giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65% năm 2013). Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi doanh nghiệp là 3 người. Khi được hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, 27% doanh nghiệp trả lời có, 73% doanh nghiệp trả lời không.

Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô dưới 10 nhân sự chiếm 53% trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Số doanh nghiệp có từ 10 - 20 nhân sự và từ 20 – 100 nhân sự có tỷ lệ tương ứng 27% và 16%. Số doanh nghiệp có trên 100 nhân sự đạt khoảng 4%.

 

docx31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 10945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiền điện tử (electronic purse; còn gọi tắt là “ví điện tử”) nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh (smart card, còn có tên gọi là thẻ giữ tiền: stored value card). Tiền được trả cho bất cứ ai đọc được thẻ đó. Kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hoá khoá công khai/bí mật” tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”. 
+ Thẻ khôn minh (smart card, còn gọi là “thẻ thông minh”) nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì cho dải từ, lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá. Tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ như xác nhận thanh toán hoá đơn) được xác thực là “đúng”. 
+ Giao dịch ngân hàng số hoá, và giao dịch chứng khoán số hoá. Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống: 
Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, các điểm bán lẻ, các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại nhà, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin...).
Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị...),
Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng.
Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác. 
 Trao đổi dữ liệu điện tử: 
Theo luật giao dịch điện tử 2005 của Việt Nam, trao đổi dữ liệu điện tử
( EDI) được định nghĩa là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin. 
EDI này càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu, hoá đơn v.v.), nhưng cũng dùng cho cả các mục đích khác nữa như thanh toán tiền khám 
EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoại bộ (extranet) và thường được gọi là “thương mại võng mạng”. Cũng có cả hình thức “EDI hỗn hợp” (Hybrid EDI) dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia vẫn dùng các phương thức thông thường (như fax, thư tín qua bưu điện). 
EDI được áp dụng từ trước khi có Internet. Khi ấy, người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network: VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư tín điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm gọi. Khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc được với nhiều nghìn máy tính điện tử nằm ở nhiều trăm thành phố trên khắp thế giới. Nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua Internet. 
Thương mại điện tử qua biên giới (Cross-border electronic commerce) về bản chất chính là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung:
Đặt hàng
Giao hàng (shipping); 
Hóa đơn;
Thanh toán;
Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet. Chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). 
Khi giao dịch được thưc hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của doanh nghiệp sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Sử dụng EDI sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của doanh nghiệp cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hóa và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ doanh nghiệp. 
Lợi ích của EDI: 
Rút ngăn thời gian đặt hàng;
Cắt giảm chi phí;
Hạn chế lỗi’
Phản ứng nhanh;
Thuận tiện trong thanh toán;
Giảm lượng hàng hóa lưu kho.
 Giao gửi số hoá của các dung liệu:
Dung liệu (content) là các hàng hóa mà người ta cần đến nội dung của nó (chính nội dung là hàng hoá).
2.1.6. Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử.
a. Thương mại hàng hóa dịch vụ điện tử. 
Trong thời gian gần đây, các hình thức mua bán qua internet từng bước phát riển và phổ biến hơn. Bên cạnh các web thương mại điện tử chuyên dụng, nhiều mạng xã hội đã xuất hiện với số lượng thành viên lên đến hàng tram nghìn người. Do vậy,những mạng xã hội này đang trở thành thị trường thực sự cho các nhà kinh doanh. 
Một số mô hình tiêu biểu cho các lĩnh vực này như: B2B- mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp, mô hình B2C- mô hình giữa nhà cung cấp và khách hàng. 
Và với việc thông qua internet, giúp cho các nhà kinh doanh, người môi giớ bất động sản, bác sỹ, dược sỹ có kế hoạch hoạt động thuận tiện và hữu ích hơn trong từng lĩnh vực của họ.
b. Ngân hàng, tài chính điện tử.
- Khái niệm: là các tổ chức ngân hàng, tài chính mà tất cả các giao dịch giữa Ngân hàng, tổ chức tài chính và khách hàng( cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 
Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới 2 hình thức: ngân hàng trực tuyến và ngân hàng hỗn hợp. Ngân hàng trực tuyến chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng internet. Ngân hàng hỗn hợp là các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến.
Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ cũng từ đó có thể hạn chế được các dịch vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp ... Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chặt chẽ, đầu tư tín dũng cũng sẽ thay đổi lớn. 
c. Đào tạo trực tuyến.
- Khái niệm: là việc sử dụng internet và các công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo. Việc đào tạo trên mạng nhu một môi trường đào tạo mới, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học, giảm chi phí đào tạo....
Ngày nay, sự phổ biến của công nghệ thông tin đã đem đến cơ hội học tập cho số đông người trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chương trình học trực tuyến phát triển mạng trên khía cạnh đào tạo ngoại ngữ. Đa số các chương trình học vô cùng trực quan, có tính tương tác cao và rất hấp dẫn người đọc.
Xuất bản trực tuyến.
Khái niệm: là quá trình tạo lập và phân phối số hóa nội dung thông tin bao gồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần mềm.
 Internet đang làm thay đổi cách thức mà nội dung thông tin được tạo lâp, biên tâp, phân phối, mua và bán. Tạo nên xu hướng cơ cấu lại quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong nghành xuất bản. Internet giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan các tài lieeujmootj cách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang web khác.
Giải trí trực tuyến.
Là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên mạng internet. Các hình thức giải trí trực tuyến bao gồm: ca nhạc, phim ảnh, phát thanh, truyền hình,....web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyền thống, diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí chúng càng trở nên gắn kết, gần gũi. 
Theo thống kê gần đây thì Việt Nam đã trở thành thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trở thành 1 trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. 
Dịch vụ công trực tuyến. 
Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp và người dân, không nhằm mục tiêu lợi nhuận và giúp thiết lập hành lang pháp lý để người dân thực hiện các quyền hợp pháp của mình. 
2.1.7. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử.
a) Lợi ích.
Mặc dù hiện nay Thương mại điện tử mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt 
động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại thông 
thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới. Thương 
mại điện tử là để phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá trình 
cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent agents. Lợi ích của TMĐT được thể hiện ở các đặc điểm sau: 
Đối với các tổ chức:
Mở rộng thị trường: với các chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. 
Giảm chi phí sản xuất: giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
Cải thiện hệ thống phân phối: giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. 
Vượt giới hạn về thời gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet giúp các hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biên đổi. 
Sản xuất hàng theo yêu cầu: lôi kéo khách hàng đến vói doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cua khách hàng. 
Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng.
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.
Giảm chi phí thông tin liên lạc.
Giam chi phí mua sắm.
Thông tin cập nhập nhanh chóng, kịp thời.
Củng cố quan hệ khách hàng.
Chi phí kinh doanh cũng được giảm.
Một số lợi ích khác như nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng......
Đối với người tiêu dùng:
Tùy từng nhóm khách hàng: nhiều lựa chọn về sản phẩm dịch vụ hơn.
Vượt giới hạn về không gian và thời gian.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ.
Giá thấp hơn
Giao hàng nhanh hơn với các àng hóa số hóa được.
Thông tin phong hú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.
Đấu giá trực tuyến giúp mọi người có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm khắp mọi nơi trên thế giới.
Cộng đồng thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. 
Thuế được miễn giảm. 
Đối với xã hội:
Hoạt động trực tuyến từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
Nâng cao mức sống.
Lợi ích cho người nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn bằng mạng internet...
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn.
b) Hạn chế. 
Về kỹ thuật:
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chư đủ mạnh.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
Khó khăn khi kết hợp phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống. 
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt, đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.
Chi phí truy cập internet vẫn còn cao.
Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.
Về thương mại:
Cản trở về tâm lí do vấn đề an ninh và riêng tư với những người tham gia thương mại điện tử.
Thiếu lòng tin về người bán hàng trong TMĐT.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô.
Thu hút đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com.
Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin trên toàn thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Cụ thể ở một số nước có những con số đạt được trong năm vừa qua như sau: 
Trung Quốc:
 Báo cáo tình hình thị trường TMĐT Trung Quốc năm 2014 của eMarketer cho biết, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại nước này tăng trưởng 63,9% so với năm trước, ước tính đạt 217,39 tỷ USD. Trung Quốc dự báo cũng sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng này cho đến năm 2018. Cũng theo báo cáo này, trong năm 2014, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng doanh thu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dự kiến đến năm 2018, con số này sẽ đạt mức 70%. Theo Báo cáo số liệu số 33 về sự phát triển của Internet của Trung tâm Mạng lưới thông tin Internet Trung Quốc, số lượng người mua hàng trực tuyến hiện nay ở nước này là 302 triệu người. Theo một khảo sát của Group M vào tháng 6 năm 2014 cũng cho biết gần 75% người mua hàng trực tuyến nói rằng họ thích mua trực tuyến hơn mua sắm ở các cửa hàng truyền thống.
 Indonesia:
 	Là đất nước có dân cư đông thứ 4 trên thế giới, với mức ước tính năm 2014 là 253 triệu dân. Trong đó có 29,8% dân số, tương đương với khoảng 74,6 triệu người sử dụng Internet7. Theo eMarketer thì số người dùng Internet ở Indonesia đang tăng với tốc độ trung bình 20% một năm trong giai đoạn 2013 – 2016. Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người đã từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần. Theo eMarketer dự đoán thì doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2014 ở Indonesia sẽ đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 0,6% tổng doanh số bán lẻ cả năm. Các mặt hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở Indonesia là quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, vé máy bay, điện thoại di động, đồ dùng cho xe ô tô.
Việt Nam: 
Tại Việt Nam, nhà nước đã thực hiện các chính sách phù hợp nhằm nâng cao doanh số thu từ thương mại điện tử thì đã có những bước tiến khá rõ rệt làm cho thương mại điện tử nước ta ngày càng phát triển.
 Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay thì sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về phần sau của bài tiểu luận. 
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Tình hình về cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.1.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin.
1. Phần cứng:
 a. Máy tính: 
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014, 98% doanh nghiệp tham gia khảo sát có máy tính để bàn và máy tính xách tay (laptop), 45% doanh nghiệp có máy tính bảng. Cũng theo kết quả điều tra khảo sát, trung bình mỗi doanh nghiệp có 21 máy tính để bàn và máy laptop, 3 máy tính bảng.
b. Cơ cấu chi phí cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử:
Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT qua các năm không chênh lệch nhau nhiều. Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần cứng là 43%, phần mềm là 23%, nhân sự, đào tạo là 18%.
Phần mềm 
Theo kết quả điều tra khảo sát, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (88%) và phần mềm quản lý nhân sự (49%). Một số phần mềm phức tạp, đòi hỏi mức độ tổ chức cao của doanh nghiệp như phần mềm quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (SCM) và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP) có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thấp hơn với các tỷ lệ tương ứng là 24%, 22% và 17%.
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký9. Theo kết quả điều tra khảo sát, số lượng doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử tăng dần qua các năm, từ 23% năm 2012 tăng lên 45% năm 2014. Doanh nghiệp lớn có tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử cao hơn ở doanh nghiệp SME (với tỷ lệ tương ứng là 60% và 44%).
Hệ thống giám sát trực tuyến 
Hiện nay, xu hướng sử dụng hệ thống tự động và hệ thống kiểm tra trực tuyến để xử lý đơn hàng và phân phát sản phẩm bắt đầu được doanh nghiệp tiếp cận. Theo kết quả điều tra khảo sát, 22% doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống này trong hoạt động kinh doanh của mình. Hình 45: Tình hình sử dụng hệ thống giám sát trực tuyến của doanh nghiệp
E-mail 
Với ưu thế vượt trội là tốc độ cao, chi phí rẻ và không có khoảng cách địa lí thì thư điện tử (e-mail) vẫn đang là phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để các doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược kinh doanh và công việc hàng ngày. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014, số doanh nghiệp có trên 50% số lao động thường xuyên sử dụng e-mail trong công việc tăng so với năm trước (24% năm 2013 và 35% năm 2014). Nhìn chung qua các năm, doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (67% năm 2012, 77% năm 2013 và 75% năm 2014).
3.1.2.Hạ tầng cơ sở nhân lực. 
Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014 giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65% năm 2013). Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi doanh nghiệp là 3 người. Khi được hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, 27% doanh nghiệp trả lời có, 73% doanh nghiệp trả lời không. 
Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô dưới 10 nhân sự chiếm 53% trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Số doanh nghiệp có từ 10 - 20 nhân sự và từ 20 – 100 nhân sự có tỷ lệ tương ứng 27% và 16%. Số doanh nghiệp có trên 100 nhân sự đạt khoảng 4%. 
Top 5 website có số lượng nhân viên lớn nhất năm 2014 là: cungmua.com, enbac.com, hotdeal.vn, vatgia.vn và lazada.vn. Số lượng nhân viên của các website này dao động từ 233 đến 563 người. Về cơ cấu nhân sự, các website cung cấp dịch vụ TMĐT có số lượng nhân viên phụ trách kinh doanh nhiều hơn so với nhân viên phụ trách các hoạt động khác.
3.1.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế. 
Tổng doanh số bán hàng trên 85 sàn giao dịch TMĐT tham gia khảo sát năm 2014 đạt khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong đó, 2 website dẫn đầu là lazada.vn (21%) và sendo.vn (10%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 3 sàn giao dịch TMĐT dẫn đầu về doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT là: lazada (26%), ebay.vn (19%) và vatgia.vn (18%).
Lazada.vn 
Ra đời từ giữa năm 2013 với sự đầu tư của tập đoàn sở hữu Rocket Internet, sàn giao dịch TMĐT lazada.vn đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu. So với năm 2013, lazada.vn phát triển mạnh trên cả lượng giao dịch và giá trị giao dịch, đem lại mức tăng trưởng gấp đôi về tổng doanh thu. Mức độ tăng trưởng của các sàn giao dịch TMĐT hàng đầu so với năm 2013 Công ty Website Lượng GD thành công Tổng giá trị GD Tổng Doanh thu Công ty TNHH MTV Thị Trường Recess lazada.vn 
Sendo.vn 
Với 5.300 nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ và hàng trăm ngàn sản phẩm đa dạng tham gia trên sàn giao dịch TMĐT, sendo.vn đã đạt mức tăng trưởng 45% về doanh thu, 100% về lượng giao dịch thành công và 45% về tổng giá trị giao dịch. Nhằm phục vụ cho bài toán tăng trưởng của mình, sendo.vn đã tận dụng được ưu thế từ việc tiếp cận lực lượng khách hàng mới thông qua việc mua lại website nổi tiếng 123mua.vn từ VNG. Mới đây, Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ, chủ quản của sendo.vn vừa công bố hợp tác đầu tư chiến lược với 3 tập đoàn dịch vụ internet hàng đầu Nhật Bản, bao gồm SBI Holdings, Econtex.
Năm 2014, 16% số website cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia khảo sát là website khuyến mại trực tuyến. Tổng doanh thu của các website khuyến mại trực tuyến tham gia khảo sát năm 2014 ước đạt hơn 960 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013.
Ngày mua sắm trực tuyến 2014 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là ngày khởi đầu cho các chương trình khuyến mại lớn và liên tiếp trong dịp mua sắm cuối năm. Trong ngày 5/12/2014, số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp đã ghi nhận được: 
- Tổng giá trị hàng hóa giao dịch trong ngày ước tính 154 tỷ đồng, tăng 2,48 lần so với ngày trung bình trong năm.
 - Tổng số đơn hàng ước tính 160.055 đơn, tăng 3,18 lần so với ngày trung bình trong năm.
Hạ tầng thanh toán Trong số doanh nghiệp sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT được khảo sát, khoảng 30% website đã hỗ trợ và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến. 27% chấp nhận thanh toán qua thẻ Visa, Master Card, 25% qua đơn vị thanh toán trung gian và 10% tin nhắn SMS. 45% website hỗ trợ dịch vụ giao hàng và thu tiền sau (Cash on delivery - COD). Hình thức chấp nhận thanh toán khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm 75%. Trong khi đ

File đính kèm:

  • docxtieu_luan.docx
Giáo án liên quan