Tiểu luận cuối khóa lớp Quản lí nhà nước - Lựa chọn, sắp xếp lại nhân sự sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - Đặng Mạnh Tâm

III. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Từ những nhận xét đánh giá và phân tích ở trên, người viết xin đề xuất một số phương án lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện tại huyện VL như sau:

1. Phương án 1: Sắp xếp lại nguồn nhân lực trên cơ sở tinh giản đội ngũ người làm việc theo cơ cấu nhân sự tại đơn vị mới không theo đề án vị trí việc làm của từng đơn vị đã xây dựng; giữ nguyên cán bộ, giáo viên các vị trí việc làm tại đơn vị cũ; bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý mới trên cơ sở điều chuyển đội ngũ quản lý còn lại sang đơn vị khác và nghỉ hưu trước tuổi.

1.1. Mặt mạnh, lợi thế của phương án

Tinh gọn được bộ khung quản lý và người làm việc nhiều phù hợp với chủ trương của nhà nước, chất lượng người làm việc được nâng cao do chỉ giữ lại nhưng người làm việc có năng lực; số người làm việc được tinh gọn nên thuận lợi quản lý, điều hành và phân công công việc; số người làm việc giảm nên tiết kiệm được kinh phí chi tổ chức hoạt động tại đơn vị mới. Cán bộ giáo viên vẫn làm tại đơn vị cũ nên không bị xáo trộn và thay đổi môi trường làm việc do đó ít ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện; đội ngũ cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm trên cơ sở những người đang làm công tác quản lý và sự tín nhiệm của cán bộ trong đơn vị nên công tác quản lý vẫn ổn định, ít bị ảnh hưởng. Ngoài ra các cán bộ quản lý còn lại được điều chuyển đến các đơn vị khác trên cơ sở giữ nguyên chức vụ và phù hợp với chuyên môn, nguyện vọng cũng không bị ảnh hưởng về tâm lý và lòng tin, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi phù hợp với chính sách và quy định của nhà nước.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận cuối khóa lớp Quản lí nhà nước - Lựa chọn, sắp xếp lại nhân sự sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - Đặng Mạnh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan xây dựng Đề án sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện thành một đơn vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý và triển khai tổ chức lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực tại đơn vị mới sát nhập. Tuy nhiên số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trước khi sát nhập so với cơ cấu đơn vị mới dôi dư ra nhiều do đó UBND huyện phải có sự quy hoạch kết hợp với tinh giản và sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mới đồng thời thuận lợi trong việc quản lý. Tình hình nhân sự tại các cơ sở trước khi sát nhập cụ thể như sau:
Tại Trung tâm Dạy nghề có đội ngũ gồm 7 đồng chí trong đó có 5 biên chế, 2 cán bộ hợp đồng dài hạn, Trong 5 biên chế có một đồng chí giữ chức vụ giám đốc và 1 đồng chí kế toán đang kiêm nhiệm 3 đơn vị, 3 giáo viên dạy nghề
Trung tâm hướng nghiệp có đội ngũ là 20 biên chế trong đó có 1 đồng chí giám đốc, 1 phó giám đốc, 14 đồng chí giáo viên và 3 nhân viên, 1 kế toán
Trung tâm giáo dục thường xuyên có đội ngũ gồm 16 biên chế trong đó có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 10 giáo viên và 3 nhân viên, 1 kế toán.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh QT và Sở Nội vụ , ngày 15 tháng 01 năm 2015 UBND huyện VL đã ra Quyết định số 1772/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện thành 1 đơn vị thực hiện cả 3 chức năng với cơ cấu tổ chức và nhân sự như sau:
Cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng chức năng và 3 tổ chuyên môn, đội ngũ cán bộ quản lý gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, kế toán 1 đồng chí ; đội ngũ giáo viên, nhân viên là những người làm việc tại 3 đơn vị trước thời điểm sát nhập không nằm trong diện tinh giản của đề án của các đơn vị đã xây dựng như vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đều được tinh gọn so với tổng số người làm việc tại 3 Trung tâm trước khi sát nhập. Việc đội ngũ nhân sự được tinh gọn nên 1 số đối tượng phải nghỉ việc, điều chuyển công tác và nghỉ hưu trước tuổi, giáng chức làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của đội ngũ cán bộ giáo viên do sợ bị giáng chức hay mất vị trí việc làm hiện có. Với lý do trên nên UBND huyện VL phải lựa chọn công chức có năng lực và đủ tiêu chuẩn để quy hoạch bổ nhiệm giám đốc mới và 2 phó giám đốc đúng theo quy trình và quy định của pháp luật, kịp thời ổn định tổ chức, đáp ứng yêu cầu mới được giao đồng thời UBND huyện cũng có kế hoạch để sắp xếp, bố trí các đồng chí đảm nhận công tác quản lý ở các đơn vị khi chưa sát nhập vào vị trí mới phù hợp hoặc tinh giản theo quy định. Ngoài ra UBND huyện còn phải sắp xếp lại đội ngũ kế toán và giáo viên, nhân viên để đảm bảo đúng số lượng theo đề án đã xây dựng nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức, giáo viên và nhân viên của Trung tâm công lập cấp huyện sau khi sát nhập.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân
1.1 Nguyên nhân khách quan
Như chúng ta đã biết đơn vị sự nghiệp mới được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị sự nghiệp cấp huyện được đề cập ở trên hoạt động hiệu quả sẽ nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi được nhận thức về nghề nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực lãnh đạo giỏi, cơ cấu nhân sự hợp lý và đội ngũ giáo viên, nhân viên có chất lượng chính vì vậy việc tổ chức sắp xếp lại nhân sự sau khi sát nhập 3 đơn vị hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng đối với huyện ủy và chính quyền huyện VL, làm tốt công tác này là tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực và phẩm chất đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ được giao, tăng hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các hoạt động của đơn vị; tạo sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước.
Tại huyện VL để sắp xếp hợp lý được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh QT sẽ làm xáo trộn nhiều vị trí việc làm, tinh giản nhiều cán bộ, thậm chí giáng chức đối với một số vị trí lãnh đạo, quản lý. Hiện nay các văn bản của các cấp hướng dẫn và chỉ đạo chưa được cụ thể với từng địa phương do vậy gây rất nhiều khó khăn cho huyện trong việc xây dựng và lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực sau khi sát nhập, mặt khác việc thực hiện sát nhập và lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực được thực hiện trong thời gian ngắn cũng gặp rất nhiều khó khăn việc tổ chức đánh giá, quy hoạch, lựa chọn, bố trí các vị trí việc làm tại đơn vị mới phù hợp, phát huy được hết năng lực của đội ngũ cán bộ.
Các cấp không có văn bản hướng dẫn cụ thể phương án xữ lý đối với nhiều cán bộ đang giữ vị trí công tác lãnh đạo quản lý của các đơn vị trước khi sát nhập cần bố trí công việc khác, điều chuyển vị trí; chế độ đối với cán bộ giáo viên, nhân viên tinh giản phải nghỉ việc. Kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc chung cho đội ngũ cán bộ quản lý và hành chính sau khi sát nhập lại không có gây khó khăn trong việc bố trí nhân sự tại các phòng, tổ của đơn vị.
 Từ mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng một mô hình đơn vị sự nghiệp cấp huyện tinh gọn thực hiện cả 3 chức năng phù hợp với yêu cầu của thực tiển về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ do đó thực hiện ý kiến chỉ đạo của các cấp là nguyên nhân huyện VL tổ chức rà soát, đánh giá và lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện.
1.2. Nguyên nhân chủ quan
Hiện nay các đơn vị thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên đang hoạt động riêng lẽ hiệu quả hoạt động không cao do đội ngũ giáo viên cơ hữu tại trung tâm dạy nghề thiếu, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đầy đủ nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả; Trung tâm hướng nghiệp thiếu về trang thiết bị và hoạt động hướng nghiệp còn yếu còn Trung tâm giáo dục thường xuyên cơ sở vật chất xuống cấp, học sinh tham gia học tập ít do vậy để phát huy được hết cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sẵn có điều tất yếu là sát nhập lại thành một đơn vị để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung của địa phương và đất nước.
Tuy nhiên việc thực hiện sắp xếp nguồn nhân sự sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện sẽ gặp phải một số khó khăn từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại các đơn vị trước khi sát nhập lại do nhiều vị trí công tác của đội ngũ cán bộ bị thay đổi. Các đơn vị trước khi sát nhập là các đơn vị độc lập, trực thuộc sự quản lý của 2 ngành là Giáo dục và Lao động – Thương binh và Xã hội môi trường làm việc và chức năng nhiệm vụ khác nhau, mối quan hệ giữa các cơ quan đơn vị và giữa cán bộ trong từng đơn vị cũng khác nhau nên khi sát nhập lại vấn đề sắp xếp lại nguồn nhan lực như thế nào để tạo được sự thống nhất và đoàn kết cao trong nội bộ đơn vị mới là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó khi sắp xếp lại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do có nhiều cơ sở, đội ngũ cán bộ phụ trách công việc xáo trộn; nhân dân, học sinh tham gia học và làm việc với đơn vị gặp khó khăn do vậy nếu UBND huyện VL không có phương án bố trí và phân công hợp lý nguồn nhân lực sẽ không đáp ứng được yêu cầu và mục đích của việc sắp xếp nguồn nhân lực sau sát nhập các đơn vị. Lựa chọn, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị mới.
2. Hậu quả
Hậu quả tất yếu và đầu tiên có thể nhìn thấy được sau khi sắp xếp lại nguồn nhân lực là một số vị trí việc làm bị tinh giản, điều chuyển, giáng chức và nhiều vị trí bị xáo trộn. Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong một thời gian dài chắc chắn gặp những khó khăn rất lớn do đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bị thay đổi môi trường làm việc cần có thới gian để hòa nhập và làm quen với công việc mới, môi trường mới, tổ chức mới. 
Đội ngũ người làm việc bị tinh giản, nghỉ việc nếu chính quyền huyện VL xử lý không khéo léo và đúng chế độ theo quy định của pháp luật sẽ làm giảm sút lòng tin của cán bộ, nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Bộ khung quản lý giảm đi một nữa do đó công tác bổ nhiệm sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn và bổ nhiệm người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu của đơn vị mới, đặc biệt là những người được bổ nhiệm phải thực sự được sự tin tưởng của chính quyền và được sự tín nhiệm cao của đa số cán bộ giáo viên đơn vị mới sát nhập lại. Việc bổ nhiệm đúng quy trình, đúng pháp luật cũng sẽ tránh được phản ứng tiêu cực của những người đang làm công tác quản lý, lãnh đạo của đơn vị trước khi sát nhập nay bị giáng chức hoặc điều chuyển vị trí công tác đối với công tác sắp xếp bố trí cán bộ của huyện VL.
Ngoài ra công tác sắp xếp bố trí cán bộ giáo viên nhân viên phải phù hợp với trình độ chuyên môn, điều kiên công tác nếu không sẽ sử dụng không hiệu quả được nguồn nhân lực sẵn có mà còn gây lãng phí, chồng chéo về nhiệm vụ, từ đó không phát huy được sức mạnh tập thể đề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
III. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ những nhận xét đánh giá và phân tích ở trên, người viết xin đề xuất một số phương án lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực sau khi sát nhập các đơn vị sự nghiệp cấp huyện tại huyện VL như sau:
1. Phương án 1: Sắp xếp lại nguồn nhân lực trên cơ sở tinh giản đội ngũ người làm việc theo cơ cấu nhân sự tại đơn vị mới không theo đề án vị trí việc làm của từng đơn vị đã xây dựng; giữ nguyên cán bộ, giáo viên các vị trí việc làm tại đơn vị cũ; bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý mới trên cơ sở điều chuyển đội ngũ quản lý còn lại sang đơn vị khác và nghỉ hưu trước tuổi.
1.1. Mặt mạnh, lợi thế của phương án
Tinh gọn được bộ khung quản lý và người làm việc nhiều phù hợp với chủ trương của nhà nước, chất lượng người làm việc được nâng cao do chỉ giữ lại nhưng người làm việc có năng lực; số người làm việc được tinh gọn nên thuận lợi quản lý, điều hành và phân công công việc; số người làm việc giảm nên tiết kiệm được kinh phí chi tổ chức hoạt động tại đơn vị mới. Cán bộ giáo viên vẫn làm tại đơn vị cũ nên không bị xáo trộn và thay đổi môi trường làm việc do đó ít ảnh hưởng đến công việc đang thực hiện; đội ngũ cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm trên cơ sở những người đang làm công tác quản lý và sự tín nhiệm của cán bộ trong đơn vị nên công tác quản lý vẫn ổn định, ít bị ảnh hưởng. Ngoài ra các cán bộ quản lý còn lại được điều chuyển đến các đơn vị khác trên cơ sở giữ nguyên chức vụ và phù hợp với chuyên môn, nguyện vọng cũng không bị ảnh hưởng về tâm lý và lòng tin, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi phù hợp với chính sách và quy định của nhà nước.
1.2. Mặt hạn chế, bất lợi của phương án
Số lượng cán bộ được tinh giản để tinh gọn bộ máy quá nhiều, nhiều người không thuộc đối tượng diện tinh giản được xây dựng trong đề án của mỗi đơn vị cũng bị tinh giản do đó nhiều đối tượng bị mất việc khó khăn trong việc tìm việc mới, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhiều người bị nghỉ việc đột ngột sẽ chán nản, dẫn đến thiều sự tin tưởng đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Đội ngũ quản lý được bổ nhiệm mới thực hiện quản lý nhiều lĩnh vực mới nên việc nắm bắt văn bản chủ trương, quy định của Nhà nước để điều hành, lãnh đạo đơn vị mới không sát và linh hoạt; khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao. 
Đội ngũ giáo viên được giữ nguyên vị trí công tác tại các trụ sở làm việc cơ sở cũ do đó hầu hết giáo viên vẫn thực hiện nhiệm vụ cũ, sự đan xen tận dụng nguồn giáo viên ở 3 đơn vị để hỗ trợ cho nhau trong giảng dạy khó thực hiện, không tận dụng được tối đa hiệu quả của nguồn nhân lực hiện có.
2. Phương án 2: Sắp xếp lại nguồn nhân lực trên cơ sở giữ nguyên số người làm việc tại các đơn vị trước thời điểm sát nhập; giữ nguyên cán bộ, giáo viên các vị trí việc làm tại đơn vị cũ; bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý mới tinh gọn trên cơ sở giáng chức và nghỉ hưu trước tuổi đối với những cán bộ quản lý không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của đơn vị mới.
2.1. Mặt mạnh, lợi thế của phương án
Người làm việc tại đơn vị không bị xáo trộn, tinh giản nên không ảnh hưởng đến tâm lý làm việc và các nhiệm vụ đang thực hiện; cán bộ giáo viên và nhân viên ổn định vị trí việc làm thuận lợi cho nhà quản lý phân công trách nhiệm và công việc.
Tinh gọn được bộ khung quản lý, công việc của đơn vị được thực hiện tốt do các vị trí công việc không thay đổi, nhiệm vụ được giao tại đơn vị mới trùng với các nhiệm vụ đang thực hiện tại đơn vị cũ trước khi sát nhập nên thực hiện hiệu quả.
2.2. Mặt bất lợi, hạn chế của đề án
Không tinh gọn được số làm việc tại đơn vị theo tinh thần và chủ trương của Nhà nước. Sự hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị khó thực hiện do đội ngũ phân tán trên nhiều trụ sở. Không tinh gọn được người làm việc nên tốn nhiều kinh phí để tổ chức hoạt động như trả lương và các khoản khác... Đội ngũ cán bộ quản lý không được bổ nhiệm lại và bị giáng chức bị ảnh hưởng đến tâm lý làm việc, không bằng lòng nên có thể gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ hoặc chất lượng thực hiện nhiệm vụ không cao do chán nản.
3. Phương án 3: Sắp xếp lại nguồn nhân lực trên cơ sở tinh giản biên chế người làm việc theo Đề án tinh giản biên chế đã xây dựng và phê duyệt tại các đơn vị trước thời điểm sát nhập; điều chuyển và lựa chọn, sắp xếp đội ngũ người làm việc của 3 đơn vị lại phù hợp với nhiệm vụ mới; bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý mới tinh gọn trên cơ sở điều chuyển sang đơn vị khác và nghỉ hưu trước tuổi đối với những cán bộ quản lý không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của đơn vị mới và những người chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu.
3.1. Mặt mạnh, lợi thế của phương án
Tinh gọn được đội ngũ cán bộ quản lý, người làm việc đúng theo tinh thần và chủ trương của nhà nước. Các đối tượng tinh giản được thực hiện đúng quy định vì những người bị tinh giản đều thuộc đối tượng tinh giản biên chế trong đề án của mỗi đơn vị đã xây dựng và được phê duyệt. Việc điều chuyển và phân công vị trí công tác của đội ngũ người làm việc phù hợp với trình độ, chuyên môn nên phát huy được năng lực sẵn có, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các đơn vị hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tinh gọn được bộ máy quản lý, lãnh đạo trên cơ sở điều chuyển sang đơn vị khác và nghỉ hưu trước tuổi đối với những cán bộ quản lý không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của đơn vị mới nên công tác quản lý vẫn ổn định, ít bị ảnh hưởng ngoài ra các cán bộ quản lý còn lại được điều chuyển đến các đơn vị khác trên cơ sở giữ nguyên chức vụ và phù hợp với chuyên môn, nguyện vọng cũng không bị ảnh hưởng về tâm lý và lòng tin, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi phù hợp với chế độ chính sách và quy định của Nhà nước.
3.2. Mặt bất lợi, hạn chế của phương án
Số lượng cán bộ được tinh giản ít chỉ những đối tượng thuộc diện tinh giản được xây dựng trong Đề án của mỗi đơn vị. Đội ngũ quản lý được bổ nhiệm mới thực hiện quản lý nhiều lĩnh vực mới nên việc triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao gặp nhiều khó khăn. 
Tâm lý của cán bộ giáo viên và người làm việc không muốn thay đổi vị trí công tác tại đơn vị cũ để nhận những công việc mới ở vị trí công việc mới.
(*) Lựa chọn phương án tối ưu
Qua phân tích các phương án trên, mỗi phương án đề có những ưu điểm và nhược điểm nhất định nên cấn phải lựa chọn cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp này người viết chọn phương án 3, tức là sắp xếp lại nguồn nhân lực trên cơ sở tinh giản biên chế người làm việc theo Đề án tinh giản biên chế đã xây dựng và phê duyệt tại các đơn vị trước thời điểm sát nhập; điều chuyển,lựa chọn và sắp xếp đội ngũ người làm việc của 3 đơn vị lại phù hợp với nhiệm vụ mới; bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý mới tinh gọn trên cơ sở điều chuyển sang đơn vị khác và nghỉ hưu trước tuổi đối với những cán bộ quản lý không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của đơn vị mới và những người chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu.
IV. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
1. Bước 1. Trên cơ sở thực hiện Công văn chỉ đạo số 1893/VPCP-KGVX ngày 19/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn sáp nhập các Trung tâm trên địa bàn huyện; Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn sát nhập 3 trung tâm cấp huyện; chỉ đạo của UBND tỉnh QT, UBND huyện VL yêu cầu Phòng Nội vụ huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án sát nhập và lựa chọn, sắp xếp lại nguồn nhân lực ở các đơn vị sự nghiệp cấp huyện trên cơ sở các công việc:
- Đánh giá thực trạng bộ máy, nguồn nhân lực:
+ Rà soát lại nguồn nhân lực hiện có của từng đơn vị trước khi sát nhập
+ Đánh giá chính xác mức độ, kết quả thực hiện công việc của từng người làm việc và đơn vị.
+ Đối với nhiệm vụ còn chồng chéo thì phân tích kỹ làm rõ nguyên nhân để nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan thẩm quyền.
+ Đối với nhiệm vụ cần phối hợp nhiều ngành thì đề xuất để đưa vào Quy chế phối hợp trong đó phân định rõ cơ quan chủ trì và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
+ Đánh giá khái quát về hiện trạng cơ sở vật chất hiện có, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị.
- Đề xuất phương án sắp xếp lại nguồn nhân lực:
+ Việc sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo vừa theo quy định hiện hành, phù hợp và đáp ứng được tình hình thực tiễn.
+ Thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Phối hợp với thủ trưởng các đơn vị đánh giá thực trạng việc sử dụng biên chế hiện nay của đơn vị; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; số lượng, chất lượng hoạt động; dự kiến số lượng sẽ nghỉ hưu; rà soát, đánh giá việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, nhu cầu biên chế, số lượng người làm việc; có phương án kiên quyết đưa những người năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Từ đó chủ động điều chỉnh số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, phù hợp với chức năng, nhiệm, vụ của cơ quan mới thành lập.
Ngoài các nội dung nêu trên, các đơn vị rà soát, tổng hợp báo cáo các trường hợp thuộc diện thực hiện theo chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chinh phủ.
- Đề xuất số lượng biên chế tinh giản:
+ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị sau khi đã tiến hành rà soát, dự kiến sắp xếp lại tổ chức bộ máy; căn cứ vào Đề án tinh giản biên chế đã xây dựng và phê duyệt, tổng hợp số lượng biên chế sau tinh giản tại cơ quan, đơn vị. Căn cứ Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV- BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
+ Đề xuất phương án giải quyết số lượng công chức, viên chức dôi dư, cần bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ sau khi kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy và thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
2. Bước 2. UBND huyện VL ra Quyết định phê duyệt đề án và tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
3. Bước 3. UBND huyện VL ra quyết định bổ nhiệm các vị trí quản lý của đơn vị mới đồng thời ra các Quyết định miễn nhiệm và thôi hợp đồng, nghỉ hưu.
4. Bước 4. Tiến độ thực hiện
- Từ ngày 05/12/2015 đến ngày 05/01/2016
+ Các đơn vị sự nghiệp thuộc diện sát nhập kiểm tra, giám sát việc rà soát tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của đơn vị mình.
+ Phòng Nội vụ, UBND huyện VL họp lãnh đạo các đơn vị tiến hành rà soát, tập hợp các ý kiến đề xuất phương án thực hiện của các đơn vị.
+ Phòng Nội vụ trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giá

File đính kèm:

  • docSap_xep_nhan_luc_sau_khi_sat_nhap_cac_Trung_tam_day_nghe_Huong_nghiep_va_Thuong_xuyen_cap_huyen.doc
Giáo án liên quan