Tiếng Anh - Câu bị động (passive voice)

Ghi chú:

 - Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu.

- Nếu chủ từ là : people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ : I ,you, he. thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ).

- Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định.

- Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này.

Ví dụ: + They don't take the book.

 => The book isn't taken.

1.3. Cách đổi câu hỏi từ chủ động sang câu bị động

Đối với câu hỏi cần phân ra làm 2 loại : loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question)

1.3.1. Đối với câu hỏi Yes/ No

Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do, does, did, đầu câu

Bước 1 : Đổi sang câu thường

Bước 2: Đổi sang bị động (lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học)

Bước 3: Đổi trở lại thành câu hỏi yes / no

Cách đổi sang câu thường như sau:

 - Nếu có do, does, did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do,does, did )

- Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ ngữ.

Ví dụ 1 (trợ động từ đầu câu) Did Mary take it?

Bước 1: Đổi sang câu thường: bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ => Mary took it.

Bước 2: Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => It was taken by Mary

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn => Was it taken by Mary?

Cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did như "mẹo" ở bài 1

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Anh - Câu bị động (passive voice), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice)
I. Kiến thức dạy trên lớp
1.1. Định nghĩa
Câu bị động là gì?
Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác. 
Ví dụ: + Tôi ăn cái bánh 
 (câu chủ động : vì chủ ngữ "tôi" thực hiện hành động "ăn")
 + Cái bánh được ăn bởi tôi 
 (câu bị động : vì chủ ngữ "cái bánh" không thực hiện hành động"ăn" mà nó bị "tôi' ăn)
Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại)  hoặc "được" (nếu có lợi)
1.2. Cách chuyển một câu đơn từ chủ động sang bị động
Thông thường khi dạy về câu bị động chúng ta thường đưa ra cho học sinh những cấu trúc tương ứng với các thì nhưng tôi nhận thấy học sinh thường bị bối rối trong hàng chục công thức, không biết lựa chọn công thức nào cho phù hợp. Vì vậy trong chuyên đề này tôi xin được giới thiệu một cách làm khác, chi tiết hơn để học sinh có thể áp dụng được một cách dễ dàng hơn trong mọi thì:
1) Đổi động từ chính thành P.P.
2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) cùng thì với động từ trong câu chủ động.
3) Giữa chủ ngữ và động từ có gì thì đem xuống hết.
4) Lấy tân ngữ lên làm chủ ngữ:
5) Đem chủ ngữ đổi thành tân ngữ ra phía sau và thêm by:
6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
 Ví dụ: Marry will have finished it by tomorrow.
Chọn động từ: chọn finish vì finish là động từ chính) 
1) Đổi V => P.P : finish => finished
......finished..............
2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên : (be) => been (vì động từ chính ở dạng quá khứ phân từ)
......been finished..............
3) Giữa Marry và finished có 2 chữ ta đem xuống hết (will have).
.....will have been finished.... 
4) Tìm chủ ngữ: sau động từ có chữ it ta đổi thành chủ ngữ và đem lên đầu:
It will have been finished....
5) Đem chủ ngữ (Mary) đổi thành tân ngữ ra phía sau thêm by:
It will have been finished by Mary
6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
It will have been finished by Mary by tomorrow.
Ghi chú:
 - Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu.
- Nếu chủ từ là : people, something, someone, they thì có thể bỏ đi  (riêng các đại từ : I ,you, he... thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ).
- Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định.
- Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này.
Ví dụ: + They don't take the book.
 => The book isn't taken.
1.3. Cách đổi câu hỏi từ chủ động sang câu bị động
Đối với câu hỏi cần phân ra làm 2 loại : loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question)
1.3.1. Đối với câu hỏi Yes/ No
Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do, does, did,  đầu câu
Bước 1 : Đổi sang câu thường
Bước 2: Đổi sang bị động (lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học)
Bước 3: Đổi trở lại thành câu hỏi yes / no
Cách đổi sang câu thường như sau:
 - Nếu có do, does, did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do,does, did )
- Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ ngữ.
Ví dụ 1 (trợ động từ đầu câu) Did Mary take it? 
Bước 1: Đổi sang câu thường:  bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ => Mary took it.
Bước 2: Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => It was taken by Mary
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn => Was it taken by Mary?
Cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did như "mẹo" ở bài 1
Ví dụ 2: ( động từ đặc biệt đầu câu) Is Mary going to take it? 
Bước : Đổi sang câu thường:  chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ:
=> Mary is going to take it.
Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 
=> It is going to be taken by Mary
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn  (đem is ra đầu )
=> Is it going to be taken by Mary? 
1.3.2. Đối với câu hỏi có từ để hỏi:
Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3 
 Bước 1: Đổi sang câu thường
Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại:
- Loại chữ hỏi WH làm chủ ngữ: (sau nó không có trợ động từ do, does, did mà có động từ + tân ngữ)
What made you sad? (điều gì làm bạn buồn?)
Who has met you?  (ai đã gặp bạn?)
 Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào
- Loại chữ hỏi WH làm tân ngữ: (sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ ngữ) 
What do you want?
Who will you meet?
Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ
- Loại chữ hỏi WH là trạng từ: là các chữ : when, where, how, why
When did you make it? Giữ nguyên từ để hỏi, đổi giống như dạng câu hỏi yes/no.
Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi (đem WH ra đầu câu) 
Ví dụ 1 (WH là túc từ, có trợ động từ) What did Mary take? 
Bước 1: Đổi sang câu thường: Có trợ động từ did => What là túc từ : bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ: => Mary took what.
Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> What was taken by Mary
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này what là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa ) => What was taken by Mary?
Ví dụ 2 ( WH là túc từ, có động từ đặc biệt) Who can you meet?
Bước 1: Đổi sang câu thường: Có  động từ đặc biệt can, Who là tân ngữ: chuyển ra sau động từ meet, you là chủ ngữ: chuyển can ra sau chủ ngữ you 
=>  you can meet who.
Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=> Who can be met by you? 
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa) = Who can be met by you?
  Ví dụ 3 (WH là chủ ngữ) Who took Mary to school? 
Bước 1: Đổi sang câu thường : Sau who là động từ + túc từ => who là chủ ngữ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức
=> Who took Mary to school
Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 
=>  Mary was taken to school by who 
Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu )
=> Who was Mary taken to school by?
Nếu by đem ra đầu thì who phải đổi thành whom:
=> By whom was Mary taken to school?
1.4. Cách chuyển 1 câu ghép từ chủ động sang câu bị động
 Dù đã vững về cách làm câu đơn nhưng đôi khi ta lại lúng túng khi gặp phải những câu có nhiều mệnh đề. Cách làm cũng không khó nếu chúng ta biết phân tích ra thành từng câu riêng rồi làm bình thường, giữ lại các từ nối.
Ví dụ: When I came, they were repairing my car.
Nhìn vào là thấy rõ ràng có 2 mệnh đề, ta cứ việc tách chúng ra rồi làm bị động từng mệnh đề:
+ When I came: mệnh đề này không đổi sang bị động được vì không có tân ngữ
+ they were repairing my car.   làm bị động như bình thường => my car was being repaired. 
Cuối cùng ta nối lại như cũ : When I came, my car was being repaired
Dạng này suy cho cùng cũng là cách làm từng câu như ta đã học ở trên, còn một dạng nữa phức tạp hơn mà trong các bài kiểm tra cũng thường hay cho, ta cần lưu ý.  Đó là dạng một chủ từ làm 2 hành động khác nhau.
Ví dụ : They opened the door and stole some pictures 
Dạng này ta cũng tách làm 2 phần nhưng nhớ thêm chủ ngữ cho phần sau:
+ They opened the door and they stole some pictures
Lúc này các em chỉ việc đổi sang bị động từng câu riêng biệt và giữ lại liên từ and là xong. => The door was opened and some pictures were stolen.
1.5. Những dạng đặc biệt 
1.5.1. Dạng 1:   People say that ....
Dạng này câu chủ động của nó có dạng sau:
People/ they + say/think/believe...  + (that) + S + V + O
Dạng này có 2 cách đổi sang bị động như sau:
People say
They think (that) S + V + O
 believe
 S (be) P.P to inf...
 It (be) P.P that....(viết lại)
Cách 1:
- Bước 1:  Lấy chủ ngữ của mệnh đề sau đem ra đầu câu 
- Bước 2: Thêm (be) vào  : (be) chia giống thì của động từ say/think.... 
 -Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be) 
- Bước 4: Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF rồi viết lại hết phần sau động từ này.
Lưu ý: Nếu động từ trong mệnh đề sau, trước thì so với say/think... thì bước 4 không dùng to INF mà dùng : TO HAVE + P.P 
Ví dụ 1: People said that he was nice to his friends   
- Bước 1:  Lấy chủ ngữ mệnh đề sau đem ra đầu câu  (he ) => He....
- Bước 2: Thêm (be) vào: (be) chia giống thì của động từ say/think.... 
Said là quá khứ nên (be) chia thành was => He was...
- Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) 
P.P (cột 3) của said cũng là said: => He was said..
- Bước 4: Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF rồi viết lại hết phần sau động từ này. 
So sánh thì ở 2 mệnh đề, ta thấy said và was cùng là thì quá khứ nên đổi động từ mệnh đề sau là was thành to be, viết lại phần sau (nice to his friends)
=> He was said to be nice to his friends.
Ví dụ 2: People said that he had been nice to his friends  
3 bước đầu làm giống như ví dụ 1 nhưng đến bước 4 thì ta thấy said là quá khứ nhưng had been là quá khứ hoàn thành (trước thì) nên ta áp dụng công thức to have + P.P  ( P.P của was là been)
=> He was said to have been nice to his friends.
Cách 2:
- Bước 1:  Dùng it đầu câu 
- Bước 2: Thêm (be) vào: (be) chia giống thì của động từ say/think.... 
- Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) 
- Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu.
Ví dụ: People said that he was nice to his friends   
- Bước 1:  - Bước 1:  Dùng IT đầu câu  => It....
- Bước 2: Thêm (be) vào  : (be) chia giống thì của động từ say/think.... 
Said là quá khứ nên (be) chia thành was  => It was... 
- Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be) 
P.P (cột 3) của said cũng là said : => It was said...
- Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu.
=> It was said that he was nice to his friends
Nhận xét:
- Bước 2 và 3 giống nhau ở cả 2 cách
- Cách 2 dễ hơn do không phải biến đổi động từ phía sau do đó khi người ta kêu đổi sang bị động mà không cho sẵn từ đầu tiên thì ta dùng cách 2 cho dễ.
1.5.2. Dạng 2: Dạng có cấu trúc VOV
Là dạng 2 động từ cách nhau bởi 1 tân ngữ, ta gọi V thứ nhất là V1 và  V thứ 2 là V2, đối với mẫu này ta phân làm các hình thức sau:
* Bình thường khi gặp mẫu VOV ta cứ việc chọn V1 làm bị động nhưng quan trọng là: Nếu V2  bare.inf. ( nguyên mẫu không TO)  thì khi đổi sang bị động phải đổi sang to inf. (trừ 1 trừng hợp duy nhất không đổi là khi V1 là động từ LET )
Ví dụ: 1. They made me go
=> I was made to go.  (đổi go nguyên mẫu thành to go)
 2. We heard him go out last night
 => He was heard to go out last night.
 3. They let me go.
 => I was let go. (vẫn giữ nguyên go vì V1 là let)
 Lưu ý: Đối với let người ta thường đổi sang allow.
 + They let me go out.
 => I was allowed to go out.
** Khi V1 là các động từ chỉ sở thích như : want, like, dislike, hate... thì cách làm như sau:
- Chọn V2 làm bị động rồi làm theo các bước cơ bản như bài 1.
- Chủ ngữ và V1 vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi.
- Nếu phần O trong (by O ) trùng với chủ ngữ ngoài đầu câu thì bỏ đi.
Ví dụ: I hate people laughing at me.
Chọn 3 yếu tố căn bản : S- V- O để làm bị động  là : people laughing  me.
I hate giữ nguyên, me ở cuối đem lên trước động từ, nhưng vì nó vẫn đứng sau hate nên phải viết là me => I hate me ....
Đổi động từ laughing thành p.p, thêm (be) trước p.p và chia giống động  từ câu trên (thêm ing) => I hate me being laughed at. ( by people bỏ )
Me và I trùng nhau nên bỏ me : => I hate being laughed at.
1.5.3. Dạng 3. Bị động của câu mệnh lệnh
Trước hết các em cũng nên biết cách nhận dạng ra câu mệnh lệnh. Đó là câu không có chủ từ, mà là động từ nguyên mẫu đứng đầu câu.
V + O
Let O be P.P
- Thêm Let đầu câu
- Đem tân ngữ câu trên xuống
- Thêm be vào sau tân ngữ (be để nguyên mẫu không chia)
- Đổi động từ thành P.P
- Các phần còn lại (nếu có) viết lại hết
Ví dụ: Write your name on the blackboard.
- Thêm Let đầu câu: Let.....
- Đem tân ngữ câu trên xuống: (your name) Let your name .....
- Thêm be vào sau tân ngữ (be để nguyên mẫu không chia): Let your name be.....
- Đổi động từ thành P.P ( write => written)  Let your name be written.....
- Các phần còn lại viết lại hết (on the blackboard )
Let your name be written on the blackboard
1.5.4. Dạng 4: Những dạng câu bị động riêng lẻ
 Mẫu 1: Mẫu này có dạng:
It is sb's duty to inf.  => Sb (be) supposed to inf.
Ví dụ: It's your duty to do this work. => You are supposed to do this work.
 Mẫu 2: Mẫu này có dạng:
It is impossible to do sth =>  Sth can't be done.
Ví dụ: It is impossible to repair that machine. 
 => That machine  can't be repaired
Mẫu 3: Mẫu này có dạng:
S + enjoy + Ving + O  => S + enjoy + O being +  P.P
Ví dụ: We enjoy writing letters. => We enjoy letters being written.
Mẫu 4: Mẫu này có dạng:
S + recommend / suggest  + Ving + O
=> S + recommend / suggest that S + should be p.p
Ví dụ: He recommends building a house.
 => He recommends that a house should be built
Mẫu 5: Các động từ dùng with thay cho by: Crowd, fill, cover
+ Clouds cover the sky. => The sky is covered with clouds.
Mẫu 6: Get + P.P đôi khi có nghĩa bị động ( get thay cho be)
+ Your pride got hurt.
 + I get paid every Friday.
Mẫu 7: Have smth done chỉ một sự việc gì được 1 người khác làm
 + You should have your hair cut
Mẫu 8: Mẫu câu bị động với need
Need to be P.P
Need Ving
Ví dụ: The grass need cutting
1.6. Cách dùng
 - Câu bị động tiếng Anh thường được dùng với nghĩa “được” hay “bị” với các mục đích sau:
1.6.1. Nhấn mạnh vào người chịu tác động hay nhận tác động hơn là người gây ra tác động đó.
Ví dụ: He was rescued yesterday. (Anh ta đã được giải cứu hôm qua)
1.6.2. Khi không biết người gây ra tác động đó là ai.
Ví dụ: My book was taken away. (Cuốn sách của tôi đã bị lấy đi)
1.6.3. Khi bản thân 2 người nói vì lý do nào đó không nêu ra người gây ra tác động hay hành động đó.
Ví dụ: I was informed about your business trip. (Tôi đã được thông tin về chuyến công tác của anh)
1.7. Một số đặc điểm của câu bị động Tiếng Anh
1.7.1. Chỉ có Ngoại động từ (transitive verbs) mới có thể dùng trong câu bị động.
- “Ngoại động từ” là loại động từ có một “Tân ngữ” đứng sau.
Ví dụ: He meets me everyday. (Anh ấy gặp tôi)
(“meet” được gọi là “Ngoại động từ” vì nó có “Tân ngữ” (me) đứng sau)
- “Tân ngữ” được định nghĩa là bộ phận đứng sau động từ hoặc giới từ để chỉ người hay vật chịu tác động hay tiếp nhận tác động do chủ ngữ câu gây ra. “Tân ngữ” có thể là Đại từ (me, him, her, us, you, them, it) hoặc cụm từ như “My book” trong câu “He borrowed my book (Anh ấy đã mượn cuốn sách của tôi)”
1.7.2. Câu bị động có thể dùng trong hầu hết các thời của tiếng Anh. Thì HTHT và quá khứ hoàn thành tiếp diễn không có dạng câu bị động. Nếu câu chủ động ở thì này thì câu bị động dùng thì hoàn thành tương ứng.
Ví dụ: They have been building the house.
 The house has been built since June.

File đính kèm:

  • docLY_THUYET_VE_CAU_BI_DONG.doc
Giáo án liên quan