Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn, Sinh học và GDCD vào dạy học Ngữ văn 9 - Bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
L: Gọi HS đọc văn bản bệnh lề mề:
Hướng dẩn HS trả lời câu hỏi
H: Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống? tác giả nêu rõ vấn đề đáng được quan tâm của hiện tượng đó không?
H: Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng trên?
H: Tác hại của các hiện tượng trên như thế nào?
G: Bài viết đánh giá hiện tượng này rất có căn cứ. Từ chỗ phân tích đúng sai, lợi hại của vấn đề và chỉ ra nguyên nhân cũng như ý kiến của tác giả.
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH TỔ: NGỮ VĂN Tên chủ đề: Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn, Sinh học và GDCD vào dạy học Ngữ văn 9 BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Tuần 21 Tiết PPCT: 104 Số tiết thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu cần đạt: 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2/ Về kĩ năng: Biết viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3/ Về thái độ: Học sinh có ý thức tốt trong việc chuẩn bị bài và thực hiện các yêu cầu của tiết học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Xem bài trong SGK, sách thiết kế bài giảng. Sưu tầm vài hình liên quan đến các đề bài phân tích. - Học sinh: Học bài cũ Sưu tầm kiến thức từ các môn học khác để phân tích các đề bài trong tiết học này III. Những điều cần lưu ý: - Về nội dung: Cung cấp cho học sinh kiến thức về kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Về phương pháp: Vận dụng phương pháp nêu vấn đế, quy nạp, vấn đáp IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? Nêu vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận (Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và ghi điểm) Bài mới: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày, các em đã được nghe và trông thấy nhiều hiện tượng như một vụ đụng xe, đánh nhau, xả rác bừa bãi Nhưng chưa có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá đúng sai. Tiết học hôm nay, các em sẽ được trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá của mình và các hiện tượng trên. Đồng thồi biết đưa các hiện tượng ấy vào bài văn theo kiểu nghị luận về một sự việc, hện tượng đời sống có phù hợp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu bài học Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm của bài. Thái độ: Có ý thức tốt trong việc tham gia xây dựng bài L: Gọi HS đọc văn bản bệnh lề mề: Hướng dẩn HS trả lời câu hỏi H: Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống? tác giả nêu rõ vấn đề đáng được quan tâm của hiện tượng đó không? H: Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng trên? H: Tác hại của các hiện tượng trên như thế nào? G: Bài viết đánh giá hiện tượng này rất có căn cứ. Từ chỗ phân tích đúng sai, lợi hại của vấn đề và chỉ ra nguyên nhân cũng như ý kiến của tác giả. H: Qua đó em có nhận xét gì về bố cục của bài viết? G: Bài viết Bệnh lề mề là một bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống. Vậy em hiểu thế nào là bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? L: Gọi HS đọc ghi nhớ về nhà ghi bài tập. Hai HS nối nhau đọc Từ văn bản ở SGK, kết hợp với kiến thức của môn GDCD, học sinh trả lời Học sinh suy nghĩ về nguyên nhân của các hiện tượng trên và trả lời. HS nêu tác hại của bệnh lề mề HS theo dõi HS nhận xét về bố cục của bài viết HS trả lời HS đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1/ Đọc văn bản: Bệnh lề mề. 2/ Trả lời: a/ Văn bản bàn về hiện tượng sai hẹn, đi chậm, không coi trọng Tác giả nêu rõ vấn đề của bệnh lề mề là hiện tượng xã hội đang phê phán, chê trách. b/ Nguyên nhân của hiện tượng trên là do coi thường việc chung thiếu tự trọng, tôn trọng người khác. c/ Tác hại của bệnh lề mề là làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, nảy sinh cách đối phó. d/ Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực,phép lập luận phù hợp (phân tích + tổng hợp) lời văn chính xác. Ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Thực hiện hoàn thành phần luyện tập và giải quyết thêm một số đề bài Thái độ: HS có ý thức sưu tầm kiến thức từ các môn học khác để giải bài tập L: Gọi HS đọc bài tập 1 GV hướng dẫn HS thảo luận, nêu lên hàng loạt các vấn đề. Sau đó cùng cả lớp nhận xét và chốt lại Nhắc nhở HS vận dụng tốt kiến thức của môn giáo dục công dân để giải quyết bài tập này. L: Gọi HS đọc bài tập 2 Hướng dẫn HS phân tích nội dung đề. H: Vận dụng kiến thức từ môn Sinh học, Em hãy nêu rõ tác hại của khói thuốc lá đối với cơ thể người. - Cho HS quan sát một số hình ảnh tác hại của khói thuốc lá. Hình 1 Hình 2 Hình 3 H: Qua các hình ảnh trên em có suy nghĩ về tình trạng hút thuốc lá hiên nay. GV đưa thêm một số đề bài, hướng dẫn HS phân tích và chuẩn bị cho tiết học sau. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tương đời sống HS thảo luận ở nhóm và nêu lên hàng loạt các hiện tượng. HS đọc bài tập 2 xác định yêu cầu bài tập. Vận dụng kiến thức từ môn Sinh học để phân tích tác hại của khối thuốc lá. - HS quan sát hình ảnh - HS suy nghĩ trả lời. Học sinh sẽ vận dụng kiến thức từ môn Sinh học và môn Địa để phân tích hai đề bài này. II. LUYỆN TẬP 1/ Các hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn như: + Giúp bạn vượt khó. + Tấm gương nghèo học giỏi. + Nhặt của rơi trả lại người bị mất. 2/ Hiện tượng thanh thiếu niên nam từ 11 đến 15 tuổi, từ 16 đến 20 tuổi và trên 20 tuổi hút thuốc lá là hiện tượng đáng để viết về bài nghị luận.Vì khói thuốc lá rất độc hại khi ngắm vào cơ thể. * Phân tích một số đề bài sau: + Hiện tượng ô nhiễm môi trường trong cuộc sống hiện nay. + Em có suy nghĩ gì về hiện tượng khai thác rừng trái phép ở nước ta hiện nay. 4. Củng cố: Em hiểu thế nào là bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Nêu một vài vấn đề trong đời sống mà em cho là cần phải nghị luận. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học bài, nắm vững khái niệm kiểu bài. + Xem lại các đề bài đã phân tích. +Chuẩn bị bài tiếp theo “Cách làm bài Nghị luân về một sự việc, hiện tượng đời sống” +Tìm hiểu các đề bài 1, 2, 3, 4 SGK Trang 22 (Ngữ Văn 9 tập 2) +Thực hiện các yêu cầu của mục II Tân Bình, ngày 29 tháng 10 năm 2015 Giáo viên bộ môn Lê Cẩm Trinh
File đính kèm:
- KIEN_THUC_LIEN_OMN_NGU_VAN_9.doc