Thuyết trình về ẩm thực Trung Quốc - Nhóm 3 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Đốc Binh Kiều
③. Vịt Quay Bắc Kinh
•Vịt quay xuất hiện từ thời nhà Nguyên (1206-1368). Đến thời Minh Triều, vịt quay là một trong những món ăn chính của các vua chúa. Năm 1416, nhà hàng đầu tiên có vịt quay được mở tại Bắc Kinh và từ đó trở đi món vịt quay Bắc Kinh được biết đến như một thương hiệu riêng của thành phố này.
•Vịt được chọn thường được lấy từ Nam Kinh. Vào tháng 9 mùa thu khi lúa chín vàng là lúc thịt vịt ngon nhất: mập mạp nhưng không nhiều mỡ, da căng không bị trầy xước, thịt chắc và dai hơn, cân nặng 3 - 4 kg mỗi con. Sau khi chọn được những con ngon nhất, vịt được làm sạch rồi ướp với mạch nha và gia vị giấm đỏ, đường, muối, ngũ vị hương. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần sao cho gia vị ngấm đều vào da.
•Loại củi để nướng vịt phải là cây long não hoặc cây ăn trái, mùi thơm của gỗ sẽ làm tăng hương vị cho thịt vịt. Khi nướng cần phải xoay vịt theo 4 phía để ức, lưng và hai cánh chín vàng đều. Đặc biệt để thịt bên trong mềm, người ta sẽ cho nước vào trong bụng vịt, nước sôi sẽ giúp hầm bên trong thịt. Một con vịt quay hấp dẫn sẽ có lớp da chín màu bánh mật, giòn rụm vị béo mà không hề ngấy, bên trong lại mềm như luộc.
•Tại hầu hết nhà hàng phục vụ món da và thịt riêng, du khách có thể lấy da vịt đã được cắt từng miếng mỏng và đều cuốn với bánh tráng hoặc với vài thứ rau như dưa chuột và cà rốt chấm với vị đậm đà của nước xốt được chế biến đặc biệt, còn thịt sẽ được chiên với cơm thơm ngon, phần xương sau sẽ được chế biến thành món canh hoặc nhiều món khác nhau.
•Vịt quay Bắc Kinh được các nhà khoa học đánh giá là có lợi cho sức khỏe bởi vịt được nuôi bằng thức ăn thiên nhiên và cách chế biến rất khoa học, được quay cách xa ngọn lửa nên không bị ám khói. Đặc biệt nguyên liệu mang lại màu đỏ tươi cho món vịt quay được chiết xuất từ gạo lên men giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ đau tim và bởi thế được coi như một thảo dược.
n hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung). •Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa •Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc •Có đến mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,...mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau trong lòng thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn đó không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững được độ lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn. •Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích. **- 8 phong cách ẩm thực Trung Hoa •8 phong cách ẩm thực truyền thống của Trung Hoa là: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, và An Huy. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam; ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời; ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác học, nhà bách khoa thư. •Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt. •Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay. Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp. •Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ. Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay. •Ẩm thực Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô... Ẩm thực Hồ Nam: được hình thành từ thời nhà Hán, các món ăn của Hồ Nam thường được chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Đặc biệt là vị chua cay. Hồ Nam có món kho vây cá là nổi nhất. •Ẩm thực An Huy: gồm các món ăn của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa, nổi tiếng với món vịt hồ lô. *Các Món Ăn Nổi Tiếng Của Trung Quốc ①.Đậu hũ Ma Bà • Đậu hũ ma bà (tiếng Trung:麻婆豆腐) còn có tên gọi khác là Mapo tòfu, là một trong những món ăn nổi tiếng của Tỉnh Tứ Xuyên. •Đậu hũ ma bà do một người phụ nữ tên Trần Ma Bà đã sáng tạo nên món ăn ngon miệng, từ đấy dân gian đã lấy tên người phụ nữ đó đặt cho món ăn này. •Món ăn nổi tiếng đến mức nhiều người không nhớ tên gốc của quán mà quen gọi là "Trần Ma Bà đậu hũ điếm", ngang hàng với "Chính Hưng Viên" và "Chung Thang Viên" thành ba quán ăn nổi tiếng nhất Thành Đô •Danh tiếng của đậu hũ ma bà còn được nhắc đến trong tập thơ "Cẩm Thành Trúc Chi Từ Bách Vịnh " như sau: Ma bà đậu hủ thượng truyện danh, Đậu hủ hồng lai vị tối tinh. Vạn phúc kiều biên liêm ảnh động, Hợp cô xuân tửu túy tiên sinh. •Tứ Xuyên là nơi trứ danh với ẩm thực cay và nóng, vì vậy đậu hũ ma bà cũng không ngoại lệ. •Nguyên liệu chính là đậu phụ non và thịt bằm. Ướp thịt với một chút dầu ăn và xì dầu trong vòng 20 phút để thịt ngấm đều. Đậu phụ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.Xào tỏi, ớt lên cho thêm tương đậu cay vào. Xào đến khi sốt có màu đỏ bắt mắt. Cho tiếp thịt băm vào xào đến khi chín. Đổ thêm nước dùng và nêm thêm gia vị. Rồi đổ đậu phụ vào, thêm ít bột bắp pha sẵn để sốt sánh lại. Để ra dĩa và dùng nóng. ②. Sủi Cảo •Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống sẽ tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này. •đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ. •Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ "có của". Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là "lâu dài và dư thừa". Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả. •Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là "viền phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà •Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với "phúc đi rồi lại đến". Khoảng 10-20 phút sau là xong. ③. Vịt Quay Bắc Kinh •Vịt quay xuất hiện từ thời nhà Nguyên (1206-1368). Đến thời Minh Triều, vịt quay là một trong những món ăn chính của các vua chúa. Năm 1416, nhà hàng đầu tiên có vịt quay được mở tại Bắc Kinh và từ đó trở đi món vịt quay Bắc Kinh được biết đến như một thương hiệu riêng của thành phố này. •Vịt được chọn thường được lấy từ Nam Kinh. Vào tháng 9 mùa thu khi lúa chín vàng là lúc thịt vịt ngon nhất: mập mạp nhưng không nhiều mỡ, da căng không bị trầy xước, thịt chắc và dai hơn, cân nặng 3 - 4 kg mỗi con. Sau khi chọn được những con ngon nhất, vịt được làm sạch rồi ướp với mạch nha và gia vị giấm đỏ, đường, muối, ngũ vị hương. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần sao cho gia vị ngấm đều vào da. •Loại củi để nướng vịt phải là cây long não hoặc cây ăn trái, mùi thơm của gỗ sẽ làm tăng hương vị cho thịt vịt. Khi nướng cần phải xoay vịt theo 4 phía để ức, lưng và hai cánh chín vàng đều. Đặc biệt để thịt bên trong mềm, người ta sẽ cho nước vào trong bụng vịt, nước sôi sẽ giúp hầm bên trong thịt. Một con vịt quay hấp dẫn sẽ có lớp da chín màu bánh mật, giòn rụm vị béo mà không hề ngấy, bên trong lại mềm như luộc. •Tại hầu hết nhà hàng phục vụ món da và thịt riêng, du khách có thể lấy da vịt đã được cắt từng miếng mỏng và đều cuốn với bánh tráng hoặc với vài thứ rau như dưa chuột và cà rốt chấm với vị đậm đà của nước xốt được chế biến đặc biệt, còn thịt sẽ được chiên với cơm thơm ngon, phần xương sau sẽ được chế biến thành món canh hoặc nhiều món khác nhau. •Vịt quay Bắc Kinh được các nhà khoa học đánh giá là có lợi cho sức khỏe bởi vịt được nuôi bằng thức ăn thiên nhiên và cách chế biến rất khoa học, được quay cách xa ngọn lửa nên không bị ám khói. Đặc biệt nguyên liệu mang lại màu đỏ tươi cho món vịt quay được chiết xuất từ gạo lên men giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ đau tim và bởi thế được coi như một thảo dược. ④. Gà Kung Pao •Món Gà Kung Pao có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, nơi chuyên trị những món cay xé miệng, và là món xuất hiện thường trực trên thực đơn của những nhà hàng Tàu ở Trung Hoa cũng như trên khắp thế giới, dù thường được biến hóa cho bớt cay hay thêm vài mùi vị khác. •Món gà Kung Pao khi còn nóng có mùi thơm khó cưỡng, khi được dọn ra đĩa trông rất hấp dẫn với nhiều màu sắc bắt mắt. Nhưng trên hết, hương vị đậm đà trong từng thớ thịt được ướp kỹ, cùng món nước sốt cay xé lưỡi đặc trưng mới là điểm cộng của món ăn •Nó khiến thực khách ‘mê ly’ và nhanh chóng bị nghiện cái cảm giác toát mồ hôi, khi thưởng thức món gà Kung Pao huyền thoại. Hiện nay, ngoài thịt gà, một số nhà hàng đã có thêm biến tấu món ăn này với thịt heo, thịt bò hoặc các loại hải sản, nhưng theo đánh giá chung thì thịt gà là sự kết hợp hài hoà và ngon hơn cả. •Là món ăn nổi tiếng, món gà Kung Pao hiện đã được phục vụ tại nhiều nhà hàng món Hoa tại các quốc gia khác trên thế giới và được nhiều thực khách khắp nơi ưa chuộng. Đây là món ăn đáng để bạn tìm kiếm và thưởng thức khi có dịp đặt chân đến Trung Quốc •Theo truyền thuyết, món này được đặt theo chức vụ của ông Ding Baozhen, một vị quan đời Thanh, là tổng đốc Tứ Xuyên. Chức vụ của ông là Kung Pao, nghĩa đen là “Người Gác Lâu Đài”. Một chuyện khá đặc biệt về món ăn Trung Hoa này là vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa ở xứ cộng sản Trung Hoa, người ta không dám gọi chính tên món này mà phải đổi tên thành món “gà miếng chiên với ớt” vì không dám nói tới tên ông Ding. Mãi tới những năm 1980, món này mới được khôi phục tên cũ. Thật là chính trị đã len lỏi vào mọi phương diện của đời sống. ⑤. Thịt lợn chua ngọt •Thịt lợn chua ngọt là một món ăn Trung Quốc nổi tiếng đã đi cùng năm tháng với người dân tại đây. Không chỉ được ưa chuộng bởi người dân bản địa, thịt lợn chua ngọt với phong vị đậm đà, thơm ngon, lại trông vô cùng hấp dẫn và bắt mắt cũng đã chinh phục trái tim không ít du khách nước ngoài có dịp nếm thử. •Món ăn này phổ biến trên khắp đất nước, đặc biệt tại một số tỉnh thành lớn như Chiết Giang, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông Trong đó nổi bậc nhất về chất lượng và hương vị đặc sắc phải kể đến thịt lợn chua ngọt được chế biến theo công thức truyền thống của người dân vùng Sơn Đông. •Nguyên liệu chính của món ăn này rất quen thuộc và đơn giản, bao gồm thịt lợn, lòng trắng trứng, được chiên kỹ với dứa, ớt chuông tươi. Phần nước sốt chua ngọt đậm đà được pha chế từ cà chua, giấm, tinh bột, một chút rượu, muối, đường và rau mùi. Món thịt lợn chua ngọt sau khi hoàn tất có màu cam sáng quyến rũ, hương vị chua ngọt vừa miệng, khiến thực khách không thể chối từ. •Đặc biệt, theo văn hoá Trung Quốc, món thịt lợn chua ngọt còn thể hiện niềm hy vọng một gia đình có nhiều con cháu và sung túc. ⑥. Trà Trứng •Đối với những ai sẵn có niềm đam mê dành cho những món ăn độc đáo, đậm đà dư vị của người Hoa, chắc chắn không thể bỏ qua món trà trứng truyền thống, một trong những tinh hoa ẩm thực Trung Quốc. Trà trứng là món trứng gà kho với nước trà, cho hương vị tuy lạ lùng nhưng đặc sắc có một không hai. Trà trứng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết, như một món ăn mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho năm mới. •Không ai xác định được món trứng trà ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng các bữa ăn sum họp gia đình vào dịp Tết Nguyên đán của người dân Trung Quốc từ bao đời nay đều không thể thiếu món ăn đậm đà này •Người con xa quê cứ độ tết đến lại nhớ về hương vị thơm ngon và bổ dưỡng đặc trưng của món trà trứng, cùng ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng của nó. Trứng gà được luộc sơ, sau đó đập nhẹ cho lớp vỏ ngoài nát ra nhưng không bóc bỏ lớp vỏ này để tiếp tục kho với nước trà. Phần nước trà được ủ bằng trà túi lọc, đun sôi cùng nước tương, hoa hồi, lá quế, vỏ quýt hoặc vỏ cam, nêm nếm đường và muối cho vừa ăn. Trứng được kho cùng hỗn hợp thảo dược trên trong vòng một tiếng, sau đó ủ tiếp 5 giờ đến khi phần nước trà có màu đen nhánh, là lúc hương vị được thấm đều vào trứng thì mới vớt ra. Những quả trứng gà khi được bóc lớp vỏ bên ngoài trông vô cùng lạ mắt với những đường vân màu nâu rất đẹp, thơm phức mùi thảo dược rất hấp dẫn. •Trà trứng phải được ăn nóng mới đảm bảo được vị thơm ngon, món ăn này có thể ăn kèm với cơm trắng, cơm chiên, hoặc với thịt kho, luôn mang lại dư vị tuyệt vời, khó quên cho những ai lần đầu tiên nếm thử. ⑦. Thịt Viên •Khi có dịp du lịch đến Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ không ít lần bắt gặp món thịt viên trong các bữa ăn của người dân tại đây, hoặc được phục vụ trong nhiều nhà hàng, quán ăn địa phương •Tại Trung Quốc, thịt viên thường được làm bằng thịt lợn với hai loại chính phân biệt theo kích thước. Thịt viên lớn thường được gọi là đầu sư tử, có kích thước từ 5 cm – 10 cm và loại nhỏ hơn thường được gọi là thịt heo viên. Cách sử dụng của cả hai cũng khác nhau. Loại thịt viên lớn thường chần trong nước sôi hoặc hấp và ăn kèm với xì dầu như một món ăn vặt; ngoài ra loại này còn được chiên hoặc chế biến theo nhiều cách khác thành một món ăn mặn dùng kèm với cơm trắng •Còn thịt viên nhỏ thường được sử dụng rất phổ biến trong các món canh, súp, bún hoặc mỳ. Ngày nay, tại Trung Quốc đã có thêm nhiều biến thể thịt viên khác nhau, được làm từ thịt bò, nạc cá •Một biến thể đặc sắc khác từ thịt viên Trung Quốc đó là xíu mại, có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông; đã trở thành một trong những món điểm tâm hấp dẫn và rất được ưa chuộng. Ngoài ra, một số vùng thuộc miền Bắc Trung Quốc thường ăn thịt viên trong các dịp đặc biệt hoặc các ngày lễ lớn trong năm. ⑧. Salad Cá •Yu sheng còn được biết đến với cái tên Lo Hei, là một món salad đầy màu sắc hấp dẫn của các loại rau, củ, quả tươi và những lát cá được xắt mỏng (thường là cá hồi hoặc cá thu) và được rưới đẫm nước sốt đậm đà lên trên. Nguyên liệu rau củ được dùng để chế biến Yu sheng thường gồm dưa leo, cà rốt, đủ đủ •Nguyên liệu cho món ăn này ngày càng trở nên phong phú và đầy sáng tạo hơn với sứa, khoai lang, hẹ ngâmTuỳ theo khẩu vị và ý tưởng của đầu bếp, sản vật của từng vùng, mà salad cá được biến tấu với các hương vị khác nhau. Do đó, tại mỗi địa phương, salad Yu sheng lại có hương vị riêng biệt. •Dù vậy, ý nghĩa mang lại tài lộc, sự dồi dào và may mắn trong năm mới của món ăn này vẫn vẹn nguyên. Đây là món ăn khai vị truyền thống luôn có mặt trong các bữa ăn đoàn tụ gia đình vào đêm giao thừa. •Tuy nhiên, nếu không có dịp du lịch Trung Quốc vào dịp năm mới, bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn này tại những quán ăn và nhà hàng chuyên phục vụ ẩm thực người Hoa. Món ăn bổ dưỡng lại dễ ăn, ngon miệng và ý nghĩa riêng, salad Yi sheng sẽ góp phần để chuyến đi của bạn thêm phần thú vị hơn rất nhiều. ⑨. Mì Phúc Kiến •Có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến nằm phía đông nam của Trung Quốc từ những năm của thế kỷ 19, mì Phúc Kiến đã qua một hành trình khá dài mới đến được đỉnh cao của sự phổ biến như hiện tại. Hầu như trong mọi hành trình tour du lịch Trung Quốc, bất kể du khách có dịp dừng chân ở Phúc Kiến hay không, đều có cơ hội thưởng thức món mì này vì nó được phụ vụ rộng rãi ở khắp các nhà hàng, quán ăn ở Trung Quốc •Với sợi mì vàng, dai và béo, mì Phúc Kiến về cơ bản đã ngon, nên khi được kết hợp chế biến thì món ăn nào cũng tạo sự thành công cho người nấu bếp. Thành phần nguyên liệu trong món mì xào Phúc Kiến thường là hải sản đặc biệt là tôm và mực ống. Các thành phần khác có trứng, có thể thêm ớt xanh, ớt đỏ. Gia vị dùng trong món mì xào Phúc Kiến có chút muối, tỏi, dầu hào, nước tương, tương ớt, một chút bột bắp, một ít nước dùng •Nước dùng cho món mì xào Phúc Kiến là nước nấu từ đầu tôm, nghêu và ít cá khô. Người ta ngâm mì cho mềm và sạch, sau đó đổ nước dùng vào mì nấu lên vài phút, cho hải sản vào đảo đều, rồi cho lần lượt các thành phần khác cùng gia vị vào tiếp tục đảo cho đến khi gần gạn hết nước, có thể thêm ít bột bắp để làm nước nước thật sánh nhưng đôi khi người ta cũng chẳng dùng đến bột bắp. Mì xào Phúc Kiến được dọn lên ăn nóng cùng chút tương ớt và chanh. •Thường khi chọn thưởng thức món mì xào Phúc Kiến, chắc chắn bạn sẽ thấy mình dễ dàng bị hấp dẫn ngay từ khi mì đang được xào với mùi thơm ngào ngạt. Chính từ sự hấp dẫn thú vị của nó mà du khách khắp nơi trong hành trình du lịch của mình đến bất cứ đâu mà gặp món mì xào Phúc Kiến, đều không cưỡng lại được việc phải dừng lại thưởng thức nó cho bằng được. ⑩.Trà Long Tĩnh •Trà Long Tỉnh từ lâu đã là một điểm nhấn trong nền ẩm thực Trung Quốc, được đông đảo khách du lịch từ trong và ngoài nước tìm kiếm để thưởng thức và mua về làm quà •Những lá trà tươi thương hiệu Long Tỉnh được trồng ở vùng núi Long Tỉnh, một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng địa hình đồi núi hùng vĩ; đặc biệt Long Tỉnh lại nằm kề bên Tây Hồ, một trong những hồ nước lớn và đẹp nhất của Trung Quốc. •Với địa hình lý tưởng như trên, làng trà Long Tỉnh quanh năm có không khí mát mẻ và trong lành. Mỗi buổi sớm, hơi nước từ Tây Hồ bốc lên mang đến mang sương mù lãng đãng khắp một vùng trời. Hai yếu tố thời tiết vô cùng thuận lợi này đã góp phần tạo nên đặc sản hương trà trứ danh của vùng. •Hương trà Long Tỉnh thơm dịu, trà đắng nhưng dư vị để lại lại vô cùng ngọt ngào làm say lòng người uống. Đặc biệt trà Long Tỉnh còn được biết như một bài thuốc hay, có công dụng điều trị nhiều chứng bệnh như mất ngủ, nóng trong người •Trà Long Tỉnh chính hiệu được bày bán ngay tại các đại lý của thành phố. Các cửa hàng này luôn tấp nập du khách đến đây để chọn lựa, mua sắm và thưởng trà. Đây là một trong các điểm trong lịch trình được nhiều du khách thích thú, đặc biệt là các đoàn khách từ các quốc gia Châu Âu. ⑪. Bánh Tổ •Bánh tổ Trung Hoa được làm từ gạo nếp loại tốt để đảm bảo độ dẻo thơm cho bột bánh, đường nếp được thắng kỹ để loại bỏ tạp chất, và cuối cùng là một chút gừng tươi, phần nguyên liệu quan trọng này giúp mang lại hương vị đặc trưng cho chiếc bánh. •Bánh tổ được bày bán quanh năm, có mặt tại hầu hết các khu chợ tại Trung Quốc. Nhưng món bánh này lại đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. •Theo truyền thống, vào dịp tết cổ truyền, tất cả các mâm cỗ của người Trung Hoa đều không thể thiếu chiếc bánh tổ, bởi loại bánh này tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình. Bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, với nhiều hình dáng và bao bì khác nhau, tuỳ thuộc với nhu cầu cúng kiếng và thưởng thức. Nhưng hương vị của món bánh vẫn không thay đổi luôn được lưu giữ được nguyên vẹn về vị truyền thống, lẫn những đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của nó, như một niềm tự hào của người Trung Hoa. ⑫. Kẹo Hồ Lô •Đối với người dân Trung Quốc nói chung và người dân Bắc Kinh nói r
File đính kèm:
- thuyet_trinh_ve_am_thuc_trung_quoc.docx