Thuyết minh: Đền thờ Bác Hồ ở tỉnh Hậu Giang

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng - biến đau thương thành hành động cách mạng, quân dân Hậu Giang đã liên tục tấn công địch trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Trong tuần lễ để tang Bác, quân dân tỉnh Hậu Giang mở đợt tấn công vào 34 mục tiêu quân sự, tiêu diệt gần 400 tên địch. Chỉ tính riêng xã Lương Tâm, quân dân ta đã tiêu diệt đồn: Vàm Cấm, đồn Tô Ma, đồn Đường Đào (bị đánh thiệt hại nặng). Trên 40 tên địch đền tội và nhiều tên khác bị thương.

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh: Đền thờ Bác Hồ ở tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết minh: ĐỀN THỜ BÁC HỒ Ở TỈNH HẬU GIANG 
Giới thiệu: Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam. Đối diện trụ sở UBND xã Lương Tâm cách một dòng kênh, khu đền thờ Bác Hồ nằm dọc lộ nhựa. Khuôn viên rộng chừng 2 ha, bao gồm đền thờ, nhà trưng bày, hội trường, nhà khách và công viên cây xanhTrước cổng phía trên có ghi dòng chữ “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh”. Khu đền rất yên tĩnh và trang nghiêm.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỀN THỜ BÁC
1. Điều kiện lịch sử
Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang, Long Mỹ nói riêng, hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người dân, tuy xa thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng luôn hướng về Bác Hồ và thủ đô mến yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. 
Đúng 7h sáng ngày 03/9/1969, khi nghe phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đưa tin Bác Hồ đang lâm bệnh. Rồi một giờ sau, Đài phát thông báo số 2: “Bác qua đời hồi 7h 49 phút ngày 03/9/1969 ” (Hòa bình lập lại, Bộ Chính trị mới ra thông báo chính thức ngày Bác mất là ngày 2/9/1969). Lúc đó, chiến trường tình hình rất căng thẳng. Địch cho máy bay quần đảo trên đầu, phát loa văng vẳng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chết hòng lung lay ý chí chiến đấu của quân dân ta. Trung ương kịp thời chủ trương, biến đau thương thành hành động cách mạng và phát động cán bộ phải củng cố niềm tin, bám sát địa bàn, gây dựng cơ sởTrong vùng giải phóng quốc tang kéo dài 7 ngày để tưởng niệm Bác Hồ. Những ngày này, mưa dầm dề kéo dài không dứt. Ngày 05/9/1969 Lễ truy điệu Bác được Xã ủy tổ chức lần đầu tiên trong nhà dân tại ấp 2 xã Lương Tâm, có bàn thờ tổ quốc và ảnh chân dung của Bác. Ảnh Bác thời đó hiếm lắm. Ảnh này do chú Tư Thống tự vẽ bằng mực nước màu đen trên giấy Canson khổ 20 x 40 cm, dựa vào mẫu chân dung Bác trên giấy bạc cụ Hồ. Tờ bạc 5 đồng quá cũ, ảnh Bác bị mờ chú Tư phải nhờ người mua kính lúp ở ngoài thành chuyển vào, soi cho rõ. Ảnh Bác trước đó dùng trong dịp Lễ mít tinh và treo sinh hoạt chi bộ. Hôm truy điệu Bác đã được đem ra sử dụng, Xã ủy tổ chức nhiều cuộc lễ truy điệu như thế tại nhà dân ở các ấp. Nội dung truy điệu gồm nghe đọc điếu văn, di chúc của Bác và phát động căm thù giặc Mỗi cán bộ chiến sĩ đeo miếng vải tang khổ 1cm x 3 cm nửa đỏ (phía trên), nửa đen (phía dưới) trước ngực. Người dân trong vùng giải phóng không ai bảo ai cũng tự may đeo cho mình. 
Để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm; Đảng bộ xã, do đồng chí Lữ Minh Chánh (Hai Chánh), Bí thư Đảng ủy xã đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại Văn phòng Đảng ủy xã. Đồng chí Lê Văn Thống, ủy viên thư ký được giao nhiệm vụ phóng ảnh Bác lập bàn thờ và may băng tang để tổ chức lễ truy điệu. Ngày hôm sau lễ truy điệu được tổ chức trọng thể với sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đóng quân gần cơ quan xã, cùng đông đảo bà con trong xã đến đự lễ với nỗi đau buồn vô hạn, tưởng niệm, ghi lòng tạc dạ về công ơn trời biển của Bác và hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng - biến đau thương thành hành động cách mạng, quân dân Hậu Giang đã liên tục tấn công địch trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Trong tuần lễ để tang Bác, quân dân tỉnh Hậu Giang mở đợt tấn công vào 34 mục tiêu quân sự, tiêu diệt gần 400 tên địch. Chỉ tính riêng xã Lương Tâm, quân dân ta đã tiêu diệt đồn: Vàm Cấm, đồn Tô Ma, đồn Đường Đào (bị đánh thiệt hại nặng). Trên 40 tên địch đền tội và nhiều tên khác bị thương.
Ngay sau ngày Quốc tang, các đồng chí lãnh đạo và một số đồng chí lão thành cách mạng, các vị bô lão trong xã đã bàn bạc đi đến quyết định: xây dựng Đền thờ Bác tại ấp 3, ngã tư lộ xe. Đây là nơi thuận lợi nhất để mọi người dân trong xã và các khu vực dễ dàng đến viếng Bác bằng cả đường thủy và đường bộ. Trong quá trình chuẩn bị thì địch tổ chức phản kích ác liệt, mở nhiều cuộc càn quét qui mô vào vùng này và địa điểm xây dựng đền thờ Bác là nơi giao điểm pháo của địch ở các nơi bắn vào. Cuối cùng Đảng bộ quyết định giữ nguyên bàn thờ Bác tại cơ quan Đảng ủy xã Lương Tâm.                                                
Năm 1973, địch càn quét ác liệt vùng kháng chiến huyện Long Mỹ. Đền thờ Bác cùng nhà làm việc của Đảng ủy xã Lương Tâm năm ấy bị bom đạn giặc phá hủy. Ảnh Bác cũng không còn. Năm năm sau ngày giải phóng, Chú tư Thống có gặp đồng chí Năm Phú (lãnh đạo UBND tỉnh ), đồng chí gợi ý nên tìm và khôi phục lại những “địa chỉ đỏ”, trong đó có đền thờ Bác trong chiến tranh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là chủ trương. Kiến trúc, địa điểm, kinh phí xây dựng ra sao còn phải bàn tính. Xã lo mặt bằng, nhân công xây dựng, kinh phí thì huy động đóng góp của dân (mỗi hộ 5.000đ, tương đương 15kg lúa lúc đó) Kỷ niệm 100 năm sinh nhật Bác, 19/05/1990, đền thờ Bác (xem như xây dựng lần 2) được khánh thành tại ấp 3. Đền dáng như một cái đình, trên phần đất ngang 7m, dài 9m bằng cây căm se lợp mái ngói. Trong đền đặt tượng Bác bán thân bằng thạch cao trên bàn gỗ, có lư hương và chân đèn bằng thau. Hôm đó, bà con các xã về dự không có chỗ chen chân. Ngày 2/9 năm ấy, giỗ Bác, nhân dân về dự cũng đông đảo không kém. 
2. Vị trí địa lí
 	Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác, huyện Long Mỹ mở sổ vàng quyên góp nguồn kinh phí xây dựng lại đền thờ Bác ở vị trí đã dự kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tại ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm. Ngày 2-9-1990, nhân dân và các ban, ngành trong và ngoài tỉnh như Bạc Liêu, Kiên Giang đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành đền thờ Bác và rước ảnh Bác từ cơ quan Đảng ủy xã LươngTâm về đền thờ (cách 3 km). Từ đó cứ đến các ngày kỷ niệm: 30-4, 19-5, 2-9, tết Dương lịch và tết Nguyên đán nhân đần Hậu Giang và các tỉnh vùng lân cận đều tổ chức hành hương về nguồn, trở thành ngày truyền thống hằng năm.
Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam. 
3. Quá trình trùng tu – mở rộng
Đền thờ Bác được xây đựng năm 1990, với qui mô nhỏ không đủ sức chứa đông đảo nhân dân các nơi đến hành hương viếng Bác trong các dịp lễ hội. Do đó được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ (củ) cho phép xây dựng mở rộng khu đền thờ Bác, kết hợp với sinh hoạt văn hóa, thể thao, hình thành một trung tâm giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng. Qui hoạch tổng thể khu đền thờ mới gần 2 hecta, gồm có 7 hạng mục công trình. Năm 1996, Trung ương hỗ trợ kinh phí, Đền thờ Bác được xây mới cách đền cũ 50 mét về phía kiến trúc mang tính dân tộc, trang trọng, tôn kính. Nhân kỷ niệm lần thứ 106 ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5-1996), các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện và nhân dân xã Lương Tâm, địa phương các tỉnh lân cận đã long trọng tổ chức lễ khánh thành khu đền thờ Bác mở rộng và rước tượng Bác về đền thờ mới rất trọng thể.
Nhân kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5-1997) Tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ (củ) tiếp tục cho xây dựng nhà trưng bày thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Đây là hạng mục thứ hai sau đền thờ, trong số 7 hạng mục của tổng thể khu di tích. 
Trong đó có những vật dụng sinh hoạt giản dị thường ngày của người như: bộ quần áo ka ki, dép lốp, nón cối, chiếc gậy hành quân nhất là nhìn thấy hình ảnh ngôi nhà sàn, nơi Bác sống và làm việc với trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Đây, những tấm ảnh vô giá về cuộc đời của một vị lãnh tụ kính yêu đã sống, chiến đấu, lao động, học tập để mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân, đánh đổ thực dân phong kiến, giành lấy độc lập tự do cho nước nhà.
Năm 1999, xã Lương Tâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 
Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 02.QĐ/BT, ngày 07-01-2000 công nhận Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Năm 2009, nhà nước tiếp tục trùng tu thêm. Dịp này, Quân khu 9 có tặng đền thờ tượng Bác bằng đồng thay tượng thạch cao được đưa về trưng bày tại nhà khách
Đến năm 2010 được sự quan tâm của Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo trùng tu, tôn tạo mở rộng Đền thờ chính cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm phục vụ tốt nhân dân đến viếng Bác trong dịp lễ, bổ sung chỉnh lý hình ảnh trưng bày thêm phong phú. Bên cạnh đó xây dựng Nhà hội có diện tích 240 m2 phục vụ được 250 chỗ ngồi làm nơi sinh hoạt truyền thống, hội họp của địa phương.
II. TIỂU SỬ CỦA BÁC HỒ
1. Thời thơ ấu của chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
2. Hành trình bác ra đi tìm đường cứu nước
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
 Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
3. Bác về nước lãnh đạo cách mạng
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
III. LỄ HỘI ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI ĐỀN THỜ BÁC
Từ năm 1990 đến năm 2014, bình quân mỗi năm có từ 35.000 đến 40.000 lượt người đến viếng tưởng niệm công đức của Người. Nhân các ngày lễ hội đều tổ chức nhiề u hình thức hoạt động văn hóa - thể thao vui chơi giải trí cho nhân dân địa phương và các xã lân cận tỉnh bạn. Đây trở thành một công trình tưởng niệm Bác; đồng thời là trung tâm văn hóa - thể thao của nhân dân trong vùng.
Hàng năm Ban quản lý di tích cùng bà con nhân dân tổ chức làm cỏ, quét dọn khuôn viên Đền thờ tạo cảnh quang sạch đẹp, tự làm những mâm bánh, mâm xôi, trái cây . . . mang đến cúng Bác thể hiện lòng tôn kính của mình đối với Bác. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người Hậu Giang mà ít nơi nào có được. Lễ 30/4, 19/5,02/9 
Đã thành lệ, cứ đến dịp 19.5, cả gia đình bà Nguyễn Thị Bé (ấp 3, xã Lương Tâm) suốt mấy ngày tất bật cùng bà con trong xóm chuẩn bị nếp, đậu, dừa khô để làm xôi, bánh mang đến đền thờ dâng Bác. Cụ Nguyễn Thị Út- dù đã trên 80 tuổi- cũng cùng con cháu mang trái cây, bánh đến đền viếng Người.
Trường THCS Lương Tâm được vinh dự là đơn vị góp phần chăm sóc đền thờ Bác. Hàng năm, học sinh trường THCS Lương Tâm thường quét dọn khuôn viên đền Thờ từ một đến hai lần. Đây là một hành động thiết thực nhằm tưởng nhớ đến công ơn của Bác đã đem lại cuộc sống hòa bình ấm no hạnh phúc cho thế hệ mai sau.
Duyệt của BGH	Lương Tâm, ngày 24 tháng 01 năm 2015
	Người thực hiện
	Ngô Dương Khôi	

File đính kèm:

  • docBai_thuyet_trinh_Den_tho_Bac_o_Hau_Giang_20150727_031840.doc
Giáo án liên quan