Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Mùa xuân đến - Hoàng Thu Hương

a. Đọc mẫu:

 - GV đọc mẫu 1 lần, chú ý đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

b. Luyện phát âm

 - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn trong bài.

- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.

- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.(tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).

- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS ( nếu có).

 c. Luyện đọc đoạn

 - Hướng dẫn HS chia bài tập thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Hoa mận . thoảng qua.

+ Đoạn 2: Vườn cây . trầm ngâm.

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Gọi HS đọc đoạn 1

- GV giải nghĩa từ mận, nồng nàn.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.

- Gọi HS đọc chú giải từ : khướu, đỏm dáng, trầm ngâm.

 - Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của đoạn.

- Dựa vào cách đọc đoạn 1 , hãy cho biết, để đọc tốt đoạn văn này, chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào?

 - Gọi HS đọc đoạn 3.

 - Hỏi HS vừa đọc bài: Con đã ngắt giọng ở câu cuối bài như thế nào? - Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng câu văn trên.

 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Mùa xuân đến - Hoàng Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Môn: Tiếng Việt lớp 2
Bài: TẬP ĐỌC: Mùa Xuân Đến
Người soạn: Hoàng Thu Hương
I/ MỤC TIÊU:
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
Biết đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. 
Hiểu nghĩa các từ: mận , nồng nàn,khướu, đỏm dáng, trầm ngâm. 
Hiểu nội dung bài: bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông,.. đều thay đổi, tươi đẹp bội phần. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa bài tập đọc(phóng to nếu có)
Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đồ dùng dạy học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Ông Mạnh thắng Thần Gió.
2. BÀI MỚI:
 Giới thiệu bài - Trong giờ học hôm nay, các con sẽ cùng cô đọc và tìm hiểu bài tập đọc Mùa xuân đến của nhà văn Nguyễn Kiên. Qua bài tập đọc này, các con sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân, sự thay đổi của đất trời, cây cối, chim muông khi mùa xuân đến.
 a. Đọc mẫu:
 - GV đọc mẫu 1 lần, chú ý đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. 
b. Luyện phát âm
 - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn trong bài.
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. 
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.(tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm). 
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS ( nếu có).
 c. Luyện đọc đoạn
 - Hướng dẫn HS chia bài tập thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Hoa mận ... thoảng qua. 
+ Đoạn 2: Vườn cây ... trầm ngâm. 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Gọi HS đọc đoạn 1
- GV giải nghĩa từ mận, nồng nàn. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2. 
- Gọi HS đọc chú giải từ : khướu, đỏm dáng, trầm ngâm.
 - Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của đoạn. 
- Dựa vào cách đọc đoạn 1 , hãy cho biết, để đọc tốt đoạn văn này, chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào?
 - Gọi HS đọc đoạn 3.
 - Hỏi HS vừa đọc bài: Con đã ngắt giọng ở câu cuối bài như thế nào? - Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng câu văn trên.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc 1 đoạn của bài. Đọc từ đầu cho đến hết. 
- Chia HS thành nhóm 3 và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. 
- Nhận xét.
 - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4.
 - GV đọc mẫu lại bài lần 2. Hỏi: 
+ Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? 
+ Con còn biết dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến nữa? 
+ Hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
+ Tìm những từ ngữ trong bài giúp con cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?
+ Vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim được thể hiện qua từ ngữ nào? 
+ Theo con , qua bài văn này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 - Gọi 1 HS đọc lại bài tập đọc và trả lời câu hỏi: con thích nhất vẻ đẹp gì khi mùa xuân đến?
 - Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: Các từ đó là: nắng vàng, rực rỡ, nảy lộc,nồng nàn, khướu, nhanh nhảu, đỏm dáng , mãi sang.
- 3 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
 - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. 
- HS dùng bút chì viết dấu gạch(/) để phân cách các đoạn với nhau.
- 1 HS khá đọc bài. 
- Đọc phần chú giải trong SGK.
- 1 HS khá đọc bài.
- Đọc phần chú giải trong SGK. 
- Nêu cách ngắt và luyện ngắt giọng câu:
 Vườn cây lại đầy tiếng chim/ và bóng chim bay nhảy//. 
- Nhấn giọng các từ ngữ sau: đầy nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm.
- 1 HS khá đọc bài. 
- HS nêu cách ngắt giọng
- HS khác nhận xét và rút ra cách ngắt đúng:Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú/ còn sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. 
- HS đọc bài 
- 3 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp trong nhóm
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. 
- Hoa mận tàn là dấu hiệu báo tin mùa xuân đến. 
- Hoa đào, hao mai nở. 
Trời ấm hơn. Chim én bay về... 
-HS trả lời: Hương vị của hoa xuân: hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoang thoảng. 
- Vẻ riêng của mỗi loài chim: chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm.
- Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân về đất trời , cây cối, chim chóc như có thêm sức sống mới, đẹp đẽ, sinh động hơn.

File đính kèm:

  • docxTuan_20_Mua_xuan_den.docx