Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Bình Chánh

HĐ3: Luyện đọc diễn cảm

Đoạn 1 : Giọng đọc tự nhiên, vui tươi thể hiện cảm xúc, ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh làng Hồ.

-Đoạn 2 ,3 : Đọc nhẹ nhàng và thể hiện tình cảm ngợi ca, thán phục kỹ thuật làm tranh của làng Hồ.

- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, vui tươi thể hiện cảm xúc ngợi ca, trân trọng.

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ / giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn / đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

+ Một số làng nghề truyền thống ở nước ta

 

docx22 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Bình Chánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
         Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.
Theo Nguyễn Tuân
- Làng Hồ: Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người yêu thích
- Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp
- Nghệ sĩ tạo hình: Người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,
- Thuần phác: Chất phác, mộc mạc
- Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn)
- Khoáy âm dương: Khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảnh – một mảnh màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm)
- Lĩnh: Một thứ lụa đen bóng
- Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
 HĐ1: Luyện đọc 
 Bài văn chia làm mấy đoạn?
	Đoạn 1: “Từ đầu  tươi vui.”
	Đoạn 2: “Phải yêu mếnđến gà mái mẹ.”
	Đoạn 3: Phần còn lại.
 Luyện đọc: Tìm hiểu bài:
Làng Hồ
Tranh tố nữ
Nghệ sĩ tạo hình
Thuần phác
Tranh lợn ráy
Khoáy âm dương
Lĩnh
Màu trắng điệp
giải 
thuần phác
hóm hỉnh 
lợn ráy
khoáy âm dương
đen lĩnh
nhấp nhánh
thâm thuý
Luyện đọc câu dài:
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. 
KHOÁI ÂM DƯƠNG
 Tranh lợn ráy 
 BỘ TRANH TỐ NỮ
 HĐ2: Tìm hiểu bài 
Câu 1: Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?
Tranh gà đàn
Tranh lợn đàn
 TRANH LÃO OA ĐỌC GIẢNG
TRANH ĐÁM CƯỚI CHUỘT
TRANH HỨNG DỪA
Đọc thầm đoạn 1 của bài “ Tranh làng Hồ”,cho biết đoạn văn nói lên điều gì?
Ý đoạn 1:Lòng biết ơn của tác giả đối với nhữg người nghệ sĩ tạo hình tranh làng Hồ.
Câu 2:Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Màu được tạo từ những chất liệu “gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước”, lấy từ thiên nhiên, rất sáng tạo:
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu.
+ Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” .
Những nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ: vàng (hoa hòe), trắng (vỏ điệp), đỏ (sỏi son, gỗ vang),...
Câu 3:Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
- Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương 	 rất có duyên
- Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
- Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế
- Màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa
+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
Yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế. Những người tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Qua đoạn 2 và đoạn 3, em thấy được những gì về kỹ thuật tranh làng Hồ?
Ý 2: Đoạn văn 2 và đoạn văn 3 nói lên tình yêu quê hương và kỹ thuật tinh tế của những người nghệ sĩ tạo hình.
*Qua bài văn tác giả muốn nói lên điều gì ?
Đại ý: Bài văn ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
Đoạn 1 : Giọng đọc tự nhiên, vui tươi thể hiện cảm xúc, ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh làng Hồ.
-Đoạn 2 ,3 : Đọc nhẹ nhàng và thể hiện tình cảm ngợi ca, thán phục kỹ thuật làm tranh của làng Hồ. 
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, vui tươi thể hiện cảm xúc ngợi ca, trân trọng.
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ / giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn / đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
+ Một số làng nghề truyền thống ở nước ta
Mây tre đan Phú Vinh
Gốm sứ Bát Tràng
Lụa Vạn Phúc
..*******..
BÀI: ĐẤT NƯỚC ( SGK/ 94 )
I.GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Đây là chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Ông đã sáng tác bài thơ rất nổi tiếng, đó là bài thơ Đất nước mà các em sẽ học hôm nay. 
Qua bài thơ này các em sẽ hiểu thêm truyền thống vẻ vang của đất nước ta, dân tộc ta.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI THƠ
Em quan sát trong bức tranh có cảnh gì?
HĐ1: Luyện đọc:
Đất nước
 Bài thơ được chia làm mấy khổ ?
 + Bài thơ chia làm 5 khổ thơ.
Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh/ trong lòng Hà Nội  + Luyện đọc đúng các từ : ngoảnh lại , rừng tre 
Những phố dài /xao xác hơi may  
Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại  hơi may, khuất, phấp phới, bát ngát.
Sau lưng thềm/ nắng lá rơi đầy. - Chú ý cách đọc ngắt nghỉ hơi ở khổ thơ thứ 2.
Mùa thu nay khác rồi  + Giải nghĩa từ :
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi  “Đất nước”: là bài thơ được sáng tác trong thời 
Gió thổi rừng tre phấp phới  kì kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện 
Trời thu thay áo mới  cảm xúc của tác giả giữa mùa thu thắng lợi trên
Trong biếc nói cười thiết tha. Chiến khu Việt Bắc.
Trời xanh đây là của chúng ta  - Hơi may: gió heo may
Núi rừng đây là của chúng ta  - Chưa bao giờ khuất: chưa bao giờ chịu khuất
Những cánh đồng thơm mát  phục, có thể hiểu là bất tử.
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta, 
Nước những người chưa bao giờ khuất 
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 Nguyễn Đình Thi
HĐ2: Tìm hiểu bài
Câu 1: Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
+ Những ngày thu đẹp được tả trong khổ thơ 1
Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những ngày thu đã xa. 
+ Những ngày thu buồn được tả trong khổ thơ 2
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. 
GIÓ THỔI MÙA THU HƯƠNG CỐM MỚI
NHỮNG PHỐ DÀI XAO XÁC HƠI MAY
CHỚM LẠNH TRONG LÒNG HÀ NỘI
Câu 2: Nêu một hình ảnh đẹp mà vui về mùa thu mới trong khổ thứ ba?
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
+ Hình ảnh đẹp về mùa thu mới: 
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
+ Hình ảnh vui về mùa thu mới: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha.
Nhôø bieän phaùp nhaân hoaù laøm trôøi thu cuõng thay aùo, cuõng noùi cöôøi – theå hieän nieàm vui, roän raøng cuûa thieân nhieân-thaéng lôïi cuûa cuoäc khaùng chieán.
Câu 3: Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm?
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
+ Hai caâu thô noùi leân loøng töï haøo veà ñaát nöôùc töï do cuûa daân toäc
 Trôøi xanh ñaây laø cuûa chuùng ta
 Nuùi röøng ñaây laø cuûa chuùng ta.
TRỜI XANH ĐÂY LÀ CỦA CHÚNG TA
NÚI RỪNG ĐÂY LÀ CỦA CHÚNG TA
NHỮNG NGẢ ĐƯỜNG BÁT NGÁT
CÁNH ĐỒNG THƠM MÁT
DÒNG SÔNG ĐỎ NẶNG PHÙ SA
+ Hai caâu thô noùi veà truyeàn thoáng baát khuaát cuûa daân toäc
 Nöôùc chuùng ta,
 Nöôùc nhöõng ngöôøi chöa bao giôø khuaát.
Nöôùc cuûa nhöõng ngöôøi chöa bao giôø khuaát / Ñeâm ñeâm rì raàm trong tieáng ñaát / Nhöõng buoåi ngaøy xöa voïng noùi veà – tieáng cuûa oâng cha töø ngaøn naêm lòch söû voïng veà nhaén nhuû con chaùu........
Toàn bộ bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc ? 
 Đại ý: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
Luyện đọc khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4: Giọng vui và tự hào
Mùa thu nay /khác rồi 
Tôi đứng vui nghe /giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre / phấp phới 
Trời thu /thay áo mới 
Trong biếc /nói cười thiết tha.
Trời xanh đây /là của chúng ta 
Núi rừng đây /là của chúng ta 
Những cánh đồng /thơm mát 
Những ngả đường /bát ngát 
Những dòng sông /đỏ nặng phù sa.
..*******..
CHÍNH TẢ
Nhớ – viết: Cửa sông
HS viết bài chính tả: 
Nhớ - viết bài : Cửa sông (từ Nơi biển tìm về với đất... đến hết)
Cửa sông 
 Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vùng nước lợ nông sâu.
 Nơi cá đối vào đẻ trứng
 Nơi tôm rảo đến búng càng
 Cần câu uốn cong lưỡi sóng
 Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng... nhớ một vùng núi non.
 Quang Huy
Chú ý:
-  Viết và trình bày đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
-  Chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu (dấu chấm, dấu ba chấm) và những chữ dễ viết sai chính tả (nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá...)
HS làm bài tập chính tả
Tìm các tên riêng trong những đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào.
 a) Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người l-ta-li-a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ. Về sau, người đồng hương của ông là nhà hàng hải A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi (1454-1512) đã đính chính sai lầm ấy và khẳng định vùng đất Cô-lôm-bô tìm được là một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Chính vì vậy, tập bản đồ xuất bản ở Lo-ren (Pháp) năm 1507 đã gọi châu lục này là A-mê-ri-ca (châu Mĩ), dựa theo tên của A-mê-ri-gô. (1451-1506)  .
 b) Đỉnh E-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 mét này là Ét-mân Hin-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thổ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953.
 Theo TÂN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ
Gợi ý:
- HS đọc kĩ và chú ý những tên riêng được viết hoa chỉ tên người hoặc tên địa lí.
Lời giải chi tiết:
* Các tên riêng trong đoạn trích.
- Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sing No-rơ-gay.
- Tên địa lý: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
* Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
- Tên địa lý: Mĩ. Ấn Độ, Pháp.
- Giải thích cách viết: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. (Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
..*******..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
(SGK/97)
Nhận xét:
Các bạn đọc tham khảo nội dung
Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì?
 (1)Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. (2)Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
 Theo Phạm Hổ
Trả lời: - Từ “hoặc” có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo.
Cụm từ “Vì vậy” có tác dụng nối câu 2 với câu 1
Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ “vì vậy” ở đoạn văn trên.
Trả lời: Các từ ngữ: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời đều có tác dụng nối các câu trong bài.
Ghi nhớ: 
 Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,
III. Luyện tập
Đọc bài văn Qua những mùa hoa. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối của bài.
Qua những mùa hoa
 (1)Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. (2)Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. (3)Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
 (4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. (5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
 (6) Nhưng khi lửa ở trên cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây bông cạnh cầu Thê Húc. (7) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
 (8) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.
 (9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (10)Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (11) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (12) Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.
 (13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. (14) Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “ người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.
 (15) Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng,đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. (16)Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.
Theo Vân Long
Trả lời:
Đoạn
Từ
Nối câu, đoạn
Tác dụng nối kết nội dung
1
Nhưng
Câu 3 với câu 2
Biểu thị sự đối lập tương phản.
2
Vì thế
Câu 4 với câu 3
Đoạn 2 với đoạn 1
Biểu thị mối quan hệ tổng kết, kết quả.
3
Nhưng
Rồi
Câu 6 với câu 5, đoạn 3 với đoạn 2
Câu 7 với câu 6
Biểu thị sự đối lập tương phản.
Biểu thị sự tiếp nối.
4
Đến
Câu 8 với câu 7, đoạn 4 với đoạn 3.
Biểu thị sự tiếp nối.
5
Đến
Sang đến
Câu 11 với câu 9, 10
Câu 12 với câu 9, 10, 11
Biểu thị sự tiếp nối.
6
Nhưng
Mãi đến
Câu 13 với câu 12, đoạn 6 với đoạn 5
Câu 14 với câu 13
Biểu thị sự đối lập tương phản.
Biểu thị sự tiếp nối.
7
Đến khi
Rồi
Câu 15 với câu 14, đoạn 7 với đoạn 6
Câu 16 với câu 15
Biểu thị sự đối lập tương phản.
Biểu thị sự tiếp nối.
 Mẫu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:
- Bố ơi, bố có thể viết trong tối được không ?
 - Bố viết được. 
 - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
 - ? !
Minh Châu sưu tầm
Gợi ý: - Các em hãy dùng bút chì gạch dưới từ dùng sai sau đó viết ra nháp những từ có thể thay thế.
Trả lời:
 Từ nối dùng sai
- Bố ơi, bố có thể viết trong tối được không ?
 - Bố viết được. 
 - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
 - ? !
 Cách chữa
Thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì,
Vậy (vậy thì, nếu vậy thì, thế thì, nếu thế thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào cuốn sổ liên lạc cho con.
..*******
TẬP LÀM VĂN:
Ôn tập về tả cây cối ( SGK / 96 )
Câu 1
Đọc bài văn "Cây chuối mẹ" và trả lời câu hỏi:
Cây chuối mẹ
    Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
    Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
    Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
    Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó.
    Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
PHẠM ĐÌNH ÂN
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào ? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa ?
b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào ? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
Gợi ý
a. Con đọc từng đoạn văn và xác định nội dung chính của từng đoạn.
b. Con đọc những chi tiết miêu tả cây chuối và xét xem để miêu tả được như vậy, tác giả đã phải dùng tới giác quan nào.
c. so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Một số từ ngữ so sánh thường được sử dụng là: như, là, như là, dường như, tựa như, tựa,...
nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật (đồ vật, con vật, cây cối,...) bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người.
Lời giải chi tiết:
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con ⟶ cây chuối to ⟶ cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa.
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
-  Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
-  Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Câu 2
Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).
Gợi ý
- Viết đoạn văn ngắn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Chọn một bộ phận của cây quan sát, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để viết bài.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hoá để bài viết sinh động hơn.
..*******..
TẬP LÀM VĂN:
Tả cây cối ( Kiểm tra viết ) ( SGK/ 99 )
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Cấu tạo tạo bài văn tả cây cối
I.Mở bài : 
 Giới thiệu cây sẽ tả (cây được trồng ở đâu? Thuộc loại cây gì?)
II.Thân bài:
a.Tả bao quát: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa? Lúc đến gần?
b.Tả chi tiết: 
- Gốc, rễ, thân, cành, nhánh, tán cây, lá, hoa, quả.
- Sự phát triển của cây.
*Cảnh vật xung quanh tác động đến cây: nắng, gió, khí hậu, chim chóc, con người....
III.Kết bài : Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây.
Hoạt động 2: Thực hành
Đề bài
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_27_truong_tieu_hoc_binh_chanh.docx