Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22, Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình

* Câu hỏi tìm hiểu bài:

1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?

3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?

5. Học thuộc lòng bài thơ.

 

docx17 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22, Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 5 – TUẦN 22
CHỦ ĐIỂM: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
TẬP ĐỌC:
BÀI: Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông:
     - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
     - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
     - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
    Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
    - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.
     Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
     - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
      Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
    - Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang
     Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
-      Thế nào con, đi với bố chứ?
-      Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
      Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời
TRẦN NHUẬN MINH
- Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt
- Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.
- Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển
- Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi
* Câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
2. Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
3. Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
4. Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
* Nội dung chính của bài đọc: 
Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương thân thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
 .************
TẬP ĐỌC:
BÀI: CAO BẰNG
Sau khi  qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt qua Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
TRÚC THÔNG
- Cao Bằng:Tỉnh miền núi phía Đông Bắc nước ta, giáp với Trung Quốc
- Đèo Gió, Đèo Giàng: hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng
- Đèo Cao Bắc: Thuộc tỉnh Cao Bằng
* Câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
5. Học thuộc lòng bài thơ.
* Nội dung chính của bài đọc: 
Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
 .************
CHÍNH TẢ: ( nghe- viết ) HÀ NỘI
HS nghe - viêt đoạn thơ sau: 
HÀ NỘI
(Trích)
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa.
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay
TRẦN ĐĂNG KHOA
HS rèn viết các từ dễ viết sai: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, Phủ Tây Hồ, chùa Một Cột, chong chóng, pha mực.
Bài tập chính tả: 
Bài 1: Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời
a) Gạch dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lý trong đoạn văn.
b) Ghi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam (đã học ở lớp 4).
Bài 2: Viết một số tên người, tên địa lý mà em biết.
a) Tên người:
– Tên một bạn nam trong lớp :..
– Tên một bạn nữ trong lớp : ..
– Tên một anh hùng nhỏ tuổi : ..
 trong lịch sử nước ta. ..
b) Tên địa lý:
– Tên một dòng sông :..
(hoặc hồ, núi, đèo). :.
– Tên một xã (hoặc phường). :..
.************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU- 
BÀI: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ ( Tiết 1 )
Hình thành kiến thức mới:
Một số cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết- kết quả như: Nếu thì; nếu như thì; hễthì; hễ màthì; giá mà  thì.
Đặt một câu ghép chỉ điều kiện (giả thuyết) – kết quả?
Nếu em không chủ quan thì em sẽ không thất bại.
Vế 1: Điều kiện Vế 2: kết quả
Giá em có một điều ước thì em sẽ ước cho thế giới này mãi.
 Vế 1: giả thuyết Vế 2: kết quả
Để thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết –kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng cách nào? 
→Để thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết- kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
 - Một quan hệ từ : Nếu, hễ, giá, thì,...
 - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu...thì...; nếu như....thì...;
 hễ ...thì...; hễ mà...thì...; giá....thì...
Luyện tập:
Bài 1. ( giảm tải )
Bài 2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết-kết quả:
.........chñ nhËt nµy trêi ®Ñp.........chóng ta sÏ ®i c¾m tr¹i.
 b).........b¹n Nam ph¸t biÓu ý kiÕn.......c¶ líp l¹i trÇm trå khen ngîi.
 c) ...........ta chiÕm ®ược ®iÓm cao nµy..........trËn ®¸nh sÏ rÊt thuËn lîi.
Bài 3.Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết- kết quả:
a) HÔ em ®ưîc ®iÓm tèt....................................
 Vế điều kiện
b)NÕu chóng ta chñ quan..................................
 Vế điều kiện
c)................th× Hång ®· cã nhiÒu tiÕn bé trong häc tËp.
 Vế kết quả
.************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ( Tiết 2 )
1- Câu ghép trong hai đoạn văn:
 Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. 
 (Quan hệ tương phản)
2. Ví dụ về câu ghép có quan hệ tương phản:
- Dù trời rất rét, em vẫn đi học đúng giờ.
- Tuy chúng em chưa ngoan, cô giáo vẫn rất yêu quý chúng em.
- Mặc dù đêm đã khuya nhưng mẹ vẫn cặm cụi bên bàn làm việc. 
Để thể hiện tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng cách nào? 
→Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
 - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, 
 - Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy  nhưng; mặc dù  nhưng; dù  nhưng
Luyện tập:
 Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu ghép.
Gợi ý:( Em xác định vế câu ghép; xác định chủ ngữ, vị ngữ )
 a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng 
không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, 
đoàn kết, tiến bộ.
 HỒ CHÍ MINH
 b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến 
bên bờ sông Lương.
 NGUYỄN ĐÌNH THI
Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản
 a) Tuy hạn hán kéo dài.......................................
 .................................................................................
 b).................................................................. nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Bài 3: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui.
Gợi ý:( Em tìm câu ghép trong mẩu chuyện vui sau và xác định mỗi vế của câu ghép vừa tìm )
Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:
"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."
Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
.************
TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết )
Chọn một trong các đề bài sau:
Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Kiến thức cần nhớ
Một số kiến thức cơ bản về văn kể chuyện lớp 5 các em học sinh cần hồi tưởng lại của lớp 4 và nắm chắc để vận dụng, mở rộng trong lớp 5.
- Văn kể chuyện là viết một bài văn kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Cấu tạo bài văn kể chuyệnBài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:
Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua
Hành động của nhân vật
Lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
.************
KỂ CHUYỆN: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
 Theo Nguyễn Đổng Chi
Câu 1
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Em quan sát kĩ cac bức tranh, dựa vào dòng chữ gợi ý để đoán nội dung chính rồi kể lại.
Câu 2
Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Em dựa vào phần tóm tắt nội dung chính của mỗi bức tranh ở câu 1 để kể lại câu chuyện.
Câu chuyện: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
        Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
       Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
       Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
-  Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
         Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
           Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
          Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
           Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
           Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
             Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
              Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Câu 3
Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ?
Phương pháp giải:
Con nhớ lại hai vụ án ông Nguyễn Khoa Đăng đã phá rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để tìm ra kẻ ăn cắp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã đem bọc tiền mà người mù tự nhận là của mình thả vào chậu nước, thấy có váng dầu nổi lên thì biết được đó là bọc tiền của anh hàng dầu và người mù kia chính là kẻ ăn trộm.
Để tiêu diệt bọn cướp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp:
- Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo: Một bên sai người chế ra chiếc hòm gỗ để các võ sĩ có thể chui vào và tự bật mở ra khi cần. Một bên sai người tung tin có vị quan lớn mang rất nhiều của cải sắp đi quan nơi này để đánh vào lòng tham của bọn cướp.

File đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_tieng_viet_lop_5_tuan_22_chu_diem_vi_cuoc_s.docx