Thiết kế bài dạy Ngữ văn địa phương Cấp Trung học cơ sở

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:

- Thấy được lời cây buồm là lời của rừng, lời của biển, lời của thác của con người, qua đó nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp phóng khoáng trữ tình, lãng mạn của con người trước thiên nhiên.

- Cảm nhận vẻ đẹp nghệ thuật biểu hiện bởi hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ trong bài thơ.

* CHUẨN BỊ:

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà các câu hỏi tìm hiểu bài (trang 23).

- Sưu tầm một số trang ảnh, băng hình về cảnh biển với thuyền buồm để minh hoạ cho bài dạy.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Kiểm tra + Nội dung bài truyện Phương Hoa

 + Việc chuẩn bị bài mới.

- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.

 

doc106 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy Ngữ văn địa phương Cấp Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung.
- GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ và phần giới thiệu về tác giả (TL trang 22, 23).
- GV có thể gợi ý cho HS tìm bố cục bài thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (xem TL)
2. Bố cục: 3 phần
- Khổ thơ đầu: Lời cây buồm với rừng.
- Hai khổ giữa: Lời cây buồm với biển.
- Khổ thơ cuối: giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu văn bản.
- GV cho HS đọc khổ thơ đầu và nêu câu hỏi: Em hiểu gì về lời cây buồm nói với rừng?
HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV cho HS đọc lại 2 khổ thơ tiếp theo, hỏi: Em suy nghĩ gì về lời cây buồm với biển?
HS trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
* Qua lời cây buồm với rừng, với biển - em hình dung về cây buồm (cũng là con người) như thế nào? HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
II. Đọc - hiểu:
1. Lời cây buồm với rừng.
- Khi bị chặt, đừng tưởng chết, đừng gầy, đừng thương "tôi" trôi dạt...
- Dùng biện pháp nhân hoá, thân mật giữa cây và rừng đại ngàn.
- Chấp nhận chia tay với rừng để ra với biển cả.
2. Lời cây buồm với biển.
- Cây buồm đến với thuyền, với biển, cợt đùa với sóng gió.
 - Buồm phanh trần trước sóng gió, dạt dào âm thanh.
- Đừng bảo "tôi" mơ mộng, đừng cho là lặng thầm.
* Qua lời cây buồm, có thể hình du ra hình ảnh một con người khi lặng lẽ, mơ màng lúc dạt dào, phóng túng mà vẫn vững vàng trước bão tố, trước thiên nhiên, trước cuộc đời. Đó còn là một vẻ đẹp của một tâm hồn khoẻ mạnh, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
- GV cho HS đọc và phát biểu cảm nghĩ về khổ thơ cuối.
HS đứng tại chỗ trả lời.
GV góp ý, bổ sung.
3. Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.
- Hai câu thơ: Biển nhận ra bão giông 
	 Trời tìm ra bến lạ
có sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
- Hai câu kết: Buồm tôi là chiếc lá
	 Nhớ rừng, ơi đại dương
Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.
- GV cho HS rút ra phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập.
- GV tổ chức cho HS viết đoạn văn ngắn bình hai câu thơ cuối.
- GV cho HS tìm những câu thơ có hình ảnh cánh buồm, con thuyền.
Giữa mênh mông biển lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người.
* Ghi nhớ:
- Lời cây buồm, hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ về con người thuỷ chung, dạt dào, phóng túng trước cuộc đời.
- Sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh, tạo ra được tầng nghĩa có sức khái quát cao.
III. LUYỆN TẬP.
- Lời bình chân thật, đúng nội dung và cảm xúc của tác giả.
- Những câu thơ có hình ảnh cánh buồm (Huy Cận, Xuân Diệu...).
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Thuộc bài thơ, nắm kỹ phần ghi nhớ.
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận chung về bài thơ.
- Chuẩn bị bài 5: Mẹ ra Hà Nội của Lê Đình Cánh.
Bài 5
 	 	 Văn bản	MẸ RA HÀ NỘI
(Lê Đình Cánh)
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảm của tác giả đối với mẹ và hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ được hiện lên trong bài thơ là một người mẹ nông thôn, nghèo khó từng nuôi chồng, nuôi em hoạt động cách mạng và bản thân mẹ cũng tham gia kháng chiến, một người mẹ hiền lành, một người bà giàu lòng nhân ái.
- Thấy được thể thơ lục bát đằm thắm giàu chất trữ tình phù hợp với việc bộc lộ tình cảm. Cách kết thúc lấy lại ý thơ mở đầu có ý nghĩa sâu sắc.
* CHUẨN BỊ
- GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi trong TL (trang 26)
- GV cho HS sưu tầm những câu thơ, những câu ca dao nói về mẹ.
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra 	+ Nội dung bài Người già hoặc lời cây buồm
+ Việc chuẩn bị bài của HS
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ, đọc phần giới thiệu về tác giả và tìm ý cho mỗi đoạn.
HS đứng tại chỗ trả lời - lớp góp ý. GV bổ sung.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu GV có thể định hướng tìm hiểu bài thơ theo bố cục hoặc theo nội dung (hình ảnh người mẹ).
- Ra Hà Nội thăm con, thăm cháu?
- Nhớ về một thời của mẹ?
- Lời mẹ ru cháu?
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả (Xem TL trang 25).
2. Bố cục (4 đoạn)
- Đoạn 1: Đón mẹ xuống tàu.
- Đoạn 2: Tuổi trẻ của mẹ.
- Đoạn 3: Lời mẹ ru cháu.
- Đoạn 4: Tiễn mẹ về quê.
3. Từ ngữ:
- Hoai: úa, mốc, có mùi chua
- Đẫy: túi
- Thầy: Bố, cha đẻ.
- Tiếp vận: Vận chuyển tiếp tế cho chiến trường.
II. ĐỌC - HIỂU.
Vẻ đẹp hình ảnh người mẹ trong bài thơ
1. Ra Hà Nội thăm con thăm cháu.
Vẫn chân chất hương vị đồng quê giữa chốn thị thành hối hả
Áo nâu... mưa phùn... hoai vị cỏ...
Hình ảnh người mẹ một đời dầm mưa dãi nắng.
2. Nhớ về một thời của mẹ.
- Đói nghèo (đẫy, thắt bao điều đắng cay).
- Đưa em trốn ngục, thăm chồng trong lao.
- Tiếp vận cho tiền tuyến.
- Trên các công trường thuỷ lợi.
- Đưa con đi đánh Mĩ.
(Hình ảnh nắm cơm, củ khoai, lưng gạo hẩm...) ® đói nghèo mà vẫn hăng say, thuỷ chung với cách mạng.
- GV có thể cho HS bình lời ru của mẹ
3. Lời ru của mẹ.
- Lời ru ngọt ngào: có bom đạn một thuở, có hồn núi Nưa, có tiếng cồng Bà Triệu, có Lam Sơn tụ nghĩa...
- GV cho HS đọc khổ cuối và phân tích kết cấu (giống khổ thơ đầu).
GV nhận xét, bổ sung.
Em có nhận xét gì về giọng thơ của tác giả?
Hoạt động 4: Luyện tập
GV cho HS đọc bài tập 2. HS đứng tại chỗ trả lời, GV bổ sung.
- Lời ru ngàn đời đất nước: 
	Trải bao sông cạn đá mòn
	 Còn con, còn cháu nên còn cha ông
Đó cũng chính là lời đất nước.
4. Mẹ lên tàu về quê
- Ra thăm con cháu vẫn nhớ ruộng đồng, không đành ở lâu.
- Lên tàu, vị bùn vẫn thoang thoảng áo nâu quê nhà: Vị bền chặt, đậm đà tình quê.
- Về kết cấu, ý thơ giống khổ thơ đầu (chân run, vị bùn áo nâu...) ® người mẹ lam lũ, đậm đà bản sắc dân tộc và tình quê bền chặt.
* Ghi nhớ: 
- Vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ: Bình dị chân chất, chịu đựng hi sinh, tham gia tiếp vận, trên công trường, đưa con đi đánh Mĩ...)
Lời ru của mẹ mượt mà, đằm thắm, thiết tha tình quê hương, hồn đất nước.
- Giọng thơ chân thật, thiết tha trìu mến, đậm đà tình mẹ, tình đất nước.
III. LUYỆN TẬP.
Cảm xúc và suy nghĩ của em khi đọc bài thơ: Cảm động, tự hào về hình ảnh người mẹ với vẻ đẹp truyền thống; Đồng thời cũng thấy được tình cảm của tác giả, của những người con đối với mẹ.
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc bài thơ, nắm phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 (chọn bình một đoạn mà em thích).
- Chuẩn bị bài 6: Chữa lỗi nói sai, viết sai do TĐP.
 Bài 6: 
 CHỮA LỖI NÓI SAI, VIẾT SAI DO TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG
*MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	 Giúp học sinh:
- Từ thực trạng và nguyên nhân của việc viết sai chính tả ở địa phương, nắm vững cách khắc phục những lỗi phát âm và viết chính tả.
- Nâng cao ý thức tự giác và tiếp tục rèn luyện năng lực viết đúng quy tắc chính tả.
* CHUẨN BỊ:
GV cho HS chuẩn bị các bài tập luyện tập (trang 28).
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra 	+ Nội dung bài Mẹ ra Hà Nội
+ Việc chuẩn bị bài mới.
Sau đó GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách khắc phục lỗi chính tả.
- GV cho HS lần lượt trao đổi, giải quyết các bài tập trong TL (trang 27). Đó là:
+ Các lỗi chính tả, nguyên nhân?
+ Sửa lại các lỗi chính tả trong đoạn văn?
+ Phân loại các lỗi chính tả đó? 
+ Nêu cách khắc phục?
HS làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Đứng tại chỗ trả lời - lớp góp ý - GV bổ sung.
Nội dung cần đạt
I. CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
1. Các lỗi chính tả, nguyên nhân.
- Lỗi về phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối, thanh điện.
- Nguyên nhân: Chưa nắm vững kiến thức ngữ âm ngữ nghĩa, do thói quen, do môi trường xung quanh, chưa ý thức thường xuyên rèn luyện.
2. Sửa và phân loại các lỗi.
- Phụ âm đầu: Trọ (quán chọ), trăng (ánh chăng), giường (đầu dường), giả (tác dả), tri (vô chi), giác (vô dác), dừng (rừng chân), trò (chò chuyện), sự (tâm xự), trong sáng (chong xáng), rọi (trăng dọi), sương (xương ngập), tràn (ngập chàn), dậy (sống giậy), trở (chở nên), gian (không dan), lặng (vắng nặng), sâu 
- GV nhấn mạnh cách khắc -phục lỗi chính tả của HS
Hoạt động 2: Tổ chức rút ra ghi nhớ.
GV cho HS nêu ghi nhớ của bài học này - lớp bổ sung.
 Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập.
- GV tổ chức cho HS luyện tập các kỹ năng viết đúng chính tả. Có thể giao việc cho cá nhân hoặc cho nhóm.
HS trình bày, trao đổi GV nhận xét và bổ sung.
(xâu hơn), giừ (dừ), trong (chong ký ức), sinh (xinh ra)...
- Âm chính, âm cuối: tận (vào tậng), biết (biếc được), khiến (khín tác giả), khiết (tinh khít), lãng mạn (lản mạng), diệu (dịu kỳ), gắn (gắng bó)...
- Thanh điệu: Tĩnh (tỉnh lặng), đẽ (đẹp đẻ), kỹ (kỉ niệm), đã ...
3. Cách khắc phục:
- Nắm quy tắc viết chính tả.
- Nắm được các âm chuẩn, luyện đọc và viết theo âm chuẩn (phổ thông).
- Trau dồi các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
* Ghi nhớ:
- Xác định đúng đắn những nguyên nhân viết sai chính tả?
- Cách khắc phục: Nắm quy tắc viết chính tả (âm chuẩn, viết theo âm chuẩn), thường xuyên trau dồi, luyện tập các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
II. LUYỆN TẬP.
1. Kết quả lập sổ tay chính tả (xem quy cách, số lượng từ ngữ trong sổ tay...).
2. Đặt câu với các từ cho trước.
a. - Đó là một chân lý của thời đại.
- Chúng ta trân trọng những giá trị văn hoá.
- Mỗi người phải chân thành khi góp ý cho bạn mình.
b - Bài thơ Mẹ ra Hà Nội còn thể hiện tình mẫu tử sâu sắc.
- Mỗi ngày bà lại kể tôi nghe một mẩu chuyện nhỏ.
- Chúng ta phải có trách nhiệm với thân mẫu của mình.
c - Chúng ta phải chăm sóc, dỗ dành các em bé.
- Mùng mười tháng ba hàng năm là ngày giỗ tổ của cả dân tộc.
- Lâu ngày, mưa nắng đã làm cho mặt đường rõ nhiều quá. 
d - những người dân nô lệ không chịu được nỗi sỉ nhục của kẻ thù.
- Những kẻ sĩ trong xã hội xưa đã biết giữ mình cho trong sạch.
- Tôi xấp xỉ tuổi anh.
e - Chúng ta lên với rừng để rừng thêm xanh.
- Mọi người nên có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Chép lại theo trí nhớ bài thơ Mẹ ra Hà Nội (xem các lỗi chính tả?).
4. Tiếp tục bổ sung sổ tay chính tả của từng cá nhân
của cả dân tộc.
- Lâu ngày, mưa năng, đã làm cho mặt đường rỗ nhiều quá.
d. Những người dân nô lệ không chịu được nỗi sỉ nhục của kẻ thù.
- Những kẻ sĩ trong xã hội xưa đã biết giữ mình cho trong sạch.
- Tôi xấp xỉ tuổi anh.
e. Chúng ta lên với rừng để rừng thêm xanh.
- Mọi người nên có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Chép lại theo trí nhớ bài thơ Mẹ ra Hà Nội (xem các lỗi chính tả?)
4. Tiếp tục bổ sung Sổ tay chính tả của từng cá nhân.
	C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm những cách khắc phục lỗi chính tả. Luôn có ý thức rèn luyện nói - viết đúng chính tả.
- Ôn tập chương trình ngữ văn địa phương lớp 7
Gồm 	+ Truyện dân gian Thanh Hoá (thể loại, đặc điểm, đóng góp).
+ Một số truyện dân gian Thanh Hoá (truyện Phương Hoa).
+ Ba bài thơ hiện đại Thanh Hoá.
+ Chữa lỗi nói sai viết sai do TĐP Thanh Hoá.
LỚP 8
	Bài 1 	TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 - Tìm hiểu và lập được bảng kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương.
- Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương và cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác, các từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
- Nhận biết từ địa phương trong tác phẩm văn học và biết sử dụng từ địa phương đúng lcú đúng chỗ để tăng hiệu quả biểu đạt trong quá trình giao tiếp.
Chuẩn bị:
- GV giao bài tập (trang 15) để HS chuẩn bị trước ở nhà.
- Bài này lượng kiến thức nhiều, GV có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra: 	Chuẩn bị bài của HS
	GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
GV cho HS điền vào ô trống những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích tương ứng với những từ ngữ toàn dân.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp góp ý, bổ sung.
I. TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT, THÂN THÍCH.
1. Được dùng ở địa phương.
Ví dụ: - cha (bố, bác, cậu, ba...)
	- Bác (chị gái của cha) có nơi gọi là cô,
 o, bá.
	- Bác (chị gái của mẹ) có nơi gọi là già,
 dì, bá
	...
2. Tìm trong các ví dụ
a. thầy (bố, cha) 
b. hĩm (bé gái, còn nhỏ)
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ (trang 11)
* Ghi nhớ (trang 11)
Trong lớp từ chỉ quan hệ thân thiết ruột thịt, ngoài việc dùng TĐP, người Thanh Hóa còn có những từ dùng riêng trong giao tiếp (bố, thầy, cậu, mợ, o, dượng...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ ngữ xưng hô ở Thanh Hoá.
GV cho HS đọc và tìm các từ ngữ xưng hô trong các bài thơ, ca dao Thanh Hoá (trang 11, 12)
Học sinh đứng tại chỗ trả lời, lớp góp ý - GV bổ sung.
II. TỪ NGỮ XƯNG HÔ
a. Từ o (chỉ con gái, thân mật)
b. Từ choa (số nhiều, ý tự tin)
c. Từ Choa (số nhiều)
d. Từ mống (chỉ người - giống đứa, có ý coi thường).
e. Cô nhiêu (cô gái mới về nhà chồng, ý nghĩa thân thiết).
Trong từ "o" có trong phương ngữ Trung bộ.
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ về từ ngữ xưng hô.
* Ghi nhớ: (trang 13)
Từ ngữ xưng hô trong TĐP Thanh Hoá rất phong phú, được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, trong sáng tác văn học - đặc biệt trong sáng tác VHDG.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
- GV cho HS đọc và tìm trong các ví dụ.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, góp ý. GV bổ sung.
- GV cho HS tìm các từ ngữ địa phương chỉ sự vật mà các em biết.
III. TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG, HOẠT ĐỘNG.
1.Tìm trong các ví dụ sau (trang 13, 14).
a. tép riu (tép nhỏ, ý coi thường)
b. chè lam, bánh tro (đặc sản Thọ Xuân)
c. Sở (liệu, ý coi thường)
d. cả (lớn, ý tự tin)
e. khua luống (xem chú thích)
2. Tìm trong đời sống giao tiếp hàng ngày 
Ví dụ: Kha (con gà)
	lọ (lúa)
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ về từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
* Ghi nhớ (trang 14)
Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động phản ánh đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội... của địa phương.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập.
GV cho HS trình bày các bài tập. Lớp góp ý, GV sửa chữa, bổ sung.
IV. LUYỆN TẬP
1. HS sưu tàm các từ địa phương mà các em biết.
2. Từ bở hơi (mệt, nhọc, không chịu được...). Không thể thay thế thì phổ thông được vì yêu càn gieo vần, lại không phù hợp với phong cách ca dao.
3. Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương: Yêu cầu các từ ngữ địa phương có phải rõ nghĩa, số lượng vừa phải.
4. Dùng từ địa phương
- Mặt tích cực: thể hiện được bản sắc địa phương (1 vùng, 1 xã, 1 huyện...)
- Mặt tiêu cực: Có lúc gây khó khăn trong giao tiếp.
	C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm các nội dung ghi nhớ về từ địa phương và cách sử dụng từ ngữ địa phương.
- Bổ sung vào Sổ tay chính tả
- Chuẩn bị bài 2: Nhìn chung văn học viết Thanh Hoá thời Trung đại.
Ngày soạn 21 tháng 11 năm 2009
Tiết 52 	NHÌN CHUNG VĂN HỌC VIẾT THANH HOÁ 
 THỜI TRUNG ĐẠI
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được tiến trình VHTĐ Thanh Hoá (các thời kỳ, thể loại, tác giả tác phẩm, nội dung, nghệ thuật).
- Thấy được nét riêng của VHTĐ Thanh Hoá trong dòng chảy của VHTĐ Việt Nam
Chuẩn bị
GV đọc thêm tài liệu, giao cho HS chuẩn bị trước bài tập ở nhà.
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
A. ỔN ĐỊNH LỚP KIỂM TRA BÀI CŨ
- Giáo viên ổn định những nề nếp bình thường
- Kiểm tra + bài về từ ngữ địa phương Thanh Hóa 
 	+ Chuẩn bị bài mới của học sinh
Giáo viên chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiến trình VHTĐ Thanh Hoá.
GV cho học sinh đọc các mục 1, 2, 3, 4 trong tài liệu (trang 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25).
Do nội dung mới, học sinh am hiểu chưa nhiều nên giáo viên cố gắng giải, khắc sâu các tác giả - tác phẩm của từng giai đoạn phát triển của văn học trung đại Thanh Hoá. 
Giáo viên nhấn mạnh những ý chính để học sinh ghi chép được.
I. TIẾN TRÌNH VHTĐ THANH HOÁ.
1. Thời kỳ mở đầu, sau sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng và An Dương Vương.
- Nền văn học của dân tộc chủ yếu là VHDG.
- Ở Thanh Hoá có tiến sĩ Khương Công Phụ (quê Yên Định), còn một bài thơ chữ Hán là Bạch Vân chiếu Xuân Hải (Trăng rọi biển biển xanh), làm quan đời Đường Đức Tông (780 - 804).
2. Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (thời kì phong kiến độc lập tự chủ).
Có một số tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tác gắn bó với quê hương làm nên diện mạo văn học Thanh Hoá, đồng thời cũng là những gương mặt tiêu biểu của văn học nước nhà. Đó là: 
- Ngô Chân Lưu (930 - 1011) người huyện Tĩnh Gia. Tác phẩm còn lại là bài Vương Lang Quy. (Chàng Vương trở về).
- Lê Quát (học trò xuất sắc của Chu Văn An, người huyện Đông Sơn). Ông còn lại 7 bài thơ và 1 bài văn bia.
- Hồ Quý Ly (1336- ?) người huyện Hà Trung 
+ Một ông vua với nhiều công sức xây dựng thành nhà Hồ.
+ Có nhiều cải cách tiến bộ, trong đó có chủ trương dùng chữ Nôm làm chữ của nước ta.
+ Hiện còn 5 bài thơ, tiêu biểu là bài Trả lời người phương Bắc về phong tục nước An Nam, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc.
	Phong tục vốn thuần lương
	Lễ nhạc như Tiền Hán
	Y quan giống Thịnh Đường.
- Hồ Nguyên Trừng (Con trai Hồ Quý Ly).
Tác phẩm: Nam Ông mộng lạc (viết trong mộng của ông người nước ngoài) khi ông bị bắt sang Trung Quốc - Tác phẩm là nỗi lòng nhớ quê hương đất nước và ca ngợi những bậc hiền tài như Lê Phụng Hiểu (người Hoằng Hoá).
- Nguyễn Mộng Tuân (người huyện Đông Sơn cùng đỗ Tiến sĩ với Nguyễn Trãi. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Hiện còn 41 bài phú, 143 bài thơ. Những bài nổi tiếng như: Lam Sơn giai khí phú, Chí Linh sơn phú, Lam Sơn phú...
- Đào Duy Từ (1572 - 1634) người huyện Tĩnh Gia. Ông có công giúp chúa Nguyễn củng cố và mở mang bờ cõi phía Đàng Trong. Ông có nhiều tài năng về quân sự, chính trị.
Tác phẩm: Ngoạ Long Cương vãn, Tư Dung vãn, Hổ trướng khu cơ (bộ binh thư sau Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn).
 - Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Một ông vua anh minh, chủ soái của Hội Tao đàn (28 nhà thơ). Tác phẩm, tập: Lam Sơn lương thuỷ phú và một số bài thơ khác.
- Còn có Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Cảnh... đã viết Song tinh bất dạ, 
Truyện Phương Hoa, Truyện Từ Thức...
3. Nửa sau thế kỷ XIX : Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên đánh Pháp.
a. Từ giữa thế kỷ XIX đến trước Cần Vương (1885).
Có Nhữ Bá Sỹ (1788 - 1867) quê Hoằng Hoá. Ông đã dâng kế sách "bình Tây" (đánh Tây) và còn lại hơn ba trăm bài thơ vịnh (Việt sử tam bách vịnh).
b. Thời kỳ 185 khi bắt đầu phong trào Cần Vương đến gần hết thế kỷ (văn học Cần Vương).
Các sỹ phu yêu nước, đồng thời cũng là những người có tâm hồn nghệ sỹ: Phạm Bành (Hà Trung), Tống Duy Tân (Vĩnh Lộc), Nguyễn Xuân (Hoằng Hoá), Hoàng Bật Đạt (Thiệu Hoá), Nguyễn Đôn Tiết...
Văn thơ thời kỳ này tràn đầy âm hưởng bi hùng với sự nở rộ của cảm thán, thuật hoài, ký thác, khóc bạn, viếng bạn. (Xem TL trang 22, 23).
c. Sau phong rào Cần Vương là phong trào tìm đường cứu nước mới theo hướng tư sản.
Các tác giả xuất thân Nho học, có quan hệ thân thuộc với thế hệ trước. Đó là Nhữ Kiểm, Nhữ Tham Hối, Nguyễn Đôn Dự... Vì vậy, xuất hiện xu hướng văn học Đông Du, Duy Tân của cách mạng tư sản dân quyền. Nhưng rồi cuối cùng họ không gặp được hoạt động xuất dương của nhà cách mạng Phan Bội Châu khởi xướng, họ quay về làm nhà Nho buổi mạt kỳ chứa chất tâm sự yêu nước ngậm ngùi.
4. Các tác giả tỉnh ngoài viết về Thanh Hoá
- Pháp Bảo (nhà sư) viết văn bia ghi công đức của Lý Thường Kiệt tại chùa Linh Xứng (Hà Trung).
- Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) viết về cửa Thần Phù (Nga Sơn).
- Phạm Sư Mạnh (?) làm thơ về núi Vân Hoàn (Nga Sơn).
- Trần Nguyên Đán (1325 - 1390) viết về nhà Đinh, nhà Lê.
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) viết nhiều về Thần Phù, Hàm Rồng, Lam Sơn, Lê Lợi, Chí Linh, Hồ Quỹ Li...
Hoạt động 2:
GV có thể cho HS trao đổi về tình hình VHTĐ Thanh Hoá
II. MỘT SỐ NÉT CHỦ YẾU CỦA VHTĐ THANH HOÁ.
- VHTĐ Thanh Hoá đã có một diện mạo, một tiến trình với những đặc điểm khu biệt nhất định. Nổi bật là 2 phong trào văn học lớn: Văn học Lam Sơn và văn học Cần Vương.
- Hai phong trào VH này cùng có chung đặc sắc dân gian và bác học song

File đính kèm:

  • docNgu_Van_dia_phuong_Thanh_Hoa.doc
Giáo án liên quan